Nhận xét chung về quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 87 - 90)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Nhận xét chung về quá trình triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mớ

DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH

Trong thời gian qua được sự quan tâm lãnh đạo và đầu tư của Trung ương và sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành trong huyện về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn huyện đã đạt được những kết quả quan trong.

Hầu hết các chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới là phù hợp với các địa phương, tuy nhiên vẫn còn một số chính sách chưa thật sự phù hợp khi đưa vào triển khai, mức hỗ trợ thấp so với thực tế triển khai như: chính sách về dồn điền, đổi thửa, chính sách hỗ trợ cho phát triển kinh tế trang trại, chính sách trong thu gom rác thải, chính sách hỗ trợ cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, mua giống sản xuất cây vụ đông....Kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp dịch vụ, nhiều làng nghề truyền thống được khôi phục và mở rộng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn. Diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, việc đầu tư và nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn được quan tâm. Tình hình an ninh nông thôn tiếp tục được giữ vững. Hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường, dân chủ cơ sở ngày càng được phát huy.

Cho đến nay toàn huyện đã cơ bản hoàn thành việc tổ chức bộ máy lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành xây dựng nông thôn mới cấp huyện, cấp xã và cấp thôn theo quy định tại Thông tư liên tịch số 26 hướng dẫn thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về xây dựng nông thôn và lựa chọn các xã xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2016- 2020. Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu về nước sạch, vệ sinh môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục, giảm

nghèo, hỗ trợ phát triển sản xuất…đang triển khai trên địa bàn nông thôn toàn huyện theo đúng định hướng xây dựng nông thôn mới.

4.2.1. Những mặt đạt được

Nhìn chung, việc ban hành và thực hiện chính sách xây dựng nông thôn mới đã góp phần thúc đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Từ khi ban hành các chính sách trong xây dựng nông thôn mới, phong trào xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã có những bước chuyển biến tích cực: Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được quan tâm, đầu tư và triển khai mạnh mẽ hơn như làm đường giao thông nông thôn; xây dựng nhà văn hóa thôn, xã; xây dựng các nhà bia tưởng niệm; nâng cấp sửa chữa trường học... Cùng với chính sách hỗ trợ của nhà nước người dân tích cực tham gia, hưởng ứng và đóng góp vào các công trình xây dựng của thôn, xóm; các hoạt động chỉnh trang nhà cửa, khu dân cư; các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường được triển khai thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Tình hình an ninh trật tự ổn định, văn hóa xã hội, kinh tế phát triển; Tình làng nghĩa xóm thêm gắn bó, đoàn kết; bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn; Môi trường làng xóm trong sạch; An ninh trật tự được giữ vững; Nhân dân ngày càng tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đời sống nhân dân từng bước đi lên, diện mạo quê hương có nhiều thay đổi tích cực. Giúp cho bộ mặt nông thôn của huyện thay đổi, ngày càng văn minh.

Ngoài các chính sách của Trung ương ban hành đang được thực hiện, huyện Kim Sơn cũng đã ban hành các chính sách hỗ trợ tập kết, vận chuyển rác thải, dồn điền đổi thửa, cung cấp nước sạch, hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn để triển khai trên địa bàn. Hỗ trợ sản xuất trồng trọt: Hỗ trợ sản xuất giống cây trồng; hỗ trợ sản xuất rau an toàn và hoa; xây dựng vùng sản xuất lúa, ngô có năng suất, chất lượng cao hoặc vùng sản xuất cây rau, màu có giá trị kinh tế cao; xây dựng kho lạnh để bảo quản nông sản. Hỗ trợ phát triển chăn nuôi: Hỗ trợ kinh phí mua gia súc, gia cầm; hỗ trợ giá bán tinh, giá lợn; hỗ trợ phát triển chăn nuôi trang trại ngoài khu dân cư; cấp vacxin; hỗ trợ xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Hỗ trợ phát triển thuỷ sản: Hỗ trợ xây dựng vùng nuôi cá thâm canh tập trung; hỗ trợ tiếp nhận khoa học công nghệ; hỗ trợ cá giống.

và toàn bộ xã hội, nhất là cư dân nông thôn đồng tình ủng hộ, tích cực đón nhận. Dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư của Trung ương, của tỉnh và sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành trong huyện về xây dựng nông thôn mới, đến nay huyện đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

4.2.2. Những tồn tại, hạn chế

Nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước hàng năm thực hiện Đề án về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chưa đảm bảo ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các địa phương. Định mức hỗ trợ để thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới thấp, như: hỗ trợ nhà văn hóa xã, thôn; hỗ trợ làm đường giao thông, kiên cố hóa kênh mương. Nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, người dân về chương trình MTQG xây dựng NTM còn hạn chế, bất cập, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước, chưa tích cực, chủ động phát huy nội lực, phát huy vai trò chủ thể của người dân và cộng đồng.

Nguồn đóng góp của người dân còn yếu do thu nhập thấp, cơ chế huy động vốn chưa đa dạng. việc huy động nguồn lực phục vụ cho nhu cầu đầu tư, xây dựng còn hạn chế, chủ yếu phải dựa vào ngân sách Nhà nước. Còn có công trình dự kiến xây dựng trên địa bàn nhưng chưa thực hiện được do thiếu vốn hỗ trợ từ các cấp, các ngành, doanh nghiệp.

Cơ chế, chính sách tài chính ưu đãi cụ thể chưa thu hút các doanh nghiệp, đơn vị đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vì vậy đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn vẫn còn gặp nhiều khó khăn; hệ thống bảo hiểm sản xuất nông nghiệp chưa được hình thành; vấn đề đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn hạn chế. Môi trường sống ở nông thôn chưa được bảo đảm, đời sống của dân cư nông thôn nhìn chung còn khó khăn. Hệ thống chính trị cơ sở ở một số xã còn yếu, chất lượng đội ngũ công chức xã còn thấp; việc triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn.

Công tác tập huấn, tuyên truyền được tổ chức triển khai thực hiện trên phạm vi rộng, nhiều đối tượng tham gia nhưng tiếp thu còn hạn chế. Phương pháp, nội dung tuyên truyền chưa phong phú và hiệu quả cao.

Sự giám sát, kiểm tra của người dân còn yếu, đa số người dân đều chưa tham gia vào thẩm định các công trình. Nhưng do kiến thức hạn chế nên chưa đánh giá được đúng chất lượng công trình.

4.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Trong chỉ đạo điều hành, mặc dù có sự chỉ đạo rất quyết liệt từ lãnh đạo UBND huyện nhưng một số địa phương cán bộ và nhân dân chưa quan tâm vào cuộc, chưa quyết liệt trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; Đây là Chương trình mới được triển khai, Trung ương cho mở rộng trên phạm vi cả nước từ năm 2011 nên vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện còn có mặt thiếu đồng bộ, chưa thống nhất từ Trung ương đến cơ sở.

Bộ máy giúp việc BCĐ các cấp chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức số lượng cán bộ chuyên làm công tác xây dựng NTM ở các cơ quan này còn thiếu, kiêm nhiệm là chủ yếu; chưa có nhiều kinh nghiệp trong công tác xây dựng NTM; Sự phối kết hợp giữa các phòng, ban chuyên môn của huyện với các xã chưa nhịp nhàng, chặt chẽ. Người dân nông thôn còn mang nặng nhận thức bao cấp, tư tưởng ỷ lại, cán bộ còn tồn tại tư duy và cách làm dự án kiểu cũ trong xây dựng NTM. Ở một số địa phương xuất hiện tư tưởng thành tích, nhưng cũng có nơi cán bộ chủ chốt lại ngại khó, ngại khổ trong xây dựng NTM.

Công tác tuyên truyền, vận động ở một số địa phương chưa thường xuyên, chưa đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng.

Công tác kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo, chưa được thực hiện nghiêm ngặt và có hiệu quả, ảnh hưởng đến tiến độ cũng như chất lượng công trình, dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 87 - 90)