Chủ trương, chính sách của nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 90 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1.Chủ trương, chính sách của nhà nước

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

4.3.1.Chủ trương, chính sách của nhà nước

Chủ trương chính sách của nhà nước là định hướng, nền tảng cho việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương. Từ khi chương trình được thực hiện, Nhà nước đã ban hành những chủ trương, chính sách về xây dựng NTM nhằm giúp các địa phương có hướng đi, cách làm đúng đắn, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ các địa phương thực hiện một cách tốt nhất. Để thực hiện thành công chương trình xây dựng NTM cần có sự quan tâm rất lớn từ phía Nhà nước trong việc ban hành các chủ trương định hướng về việc xây dựng nông thôn mới.

Huyện Kim Sơn được sự quan tâm của cơ quan quản lý, lãnh đạo các cấp quan tâm và có cơ chế, chính sách tốt là điều kiện hết sức thuận lợi cho xây dựng

NTM. Đó chính là nhân tố mở đường, dẫn dắt cho công cuộc xây dựng NTM. Đối với Kim Sơn hiện nay, nhân tố này đang là điều kiện thuận lợi do có sự quan tâm rất sát sao của cán bộ lãnh đạo các cấp, đã và sẽ ban hành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ đặc biệt trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi thuỷ sản, phát triển làng nghề. Nhiều mô hình chuyên canh hàng hoá, vùng sản xuất tập trung được đầu tư xây dựng, mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang có đà phát triển; nhiều dịch vụ KHCN mới được ứng dụng vào sản xuất. Làng nghề truyền thống được khôi phục và phát triển, thu hút nhiều lao động, tạo thu nhập cho người dân.

Bảng 4.24. Tổng hợp các chính sách chính của tỉnh Ninh Bình về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp

Số ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu

11/ĐA-UBND 22/11/2010

Đề án Khuyến nông hỗ trợ mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, giai đoạn 2011-2015

- Đối tượng hỗ trợ: Các hộ nông dân trực tiếp sản xuất lúa chất lượng cao trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

- Chính sách hỗ trợ:

+ Hỗ trợ tiền mua giống lúa chất lượng cao: 420.000 đồng/ ha/ vụ

+ Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ kỹ thuật (275 người): 1.000.000 đồng/ người / vụ

12/ĐA-UBND 22/11/2010

Đề án Khuyến nông hỗ trợ phát triển sản xuất vụ Đông giai đoạn 2011-2015

- Đối tượng hỗ trợ: Các hộ nông dân trực tiếp sản xuất vụ Đông trên đất 2 lúa và lúa màu tại các HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Chính sách hỗ trợ:

+ Hỗ trợ 80% tiền mua giống cây ngô và cây đậu tương

+ Hỗ trợ 50% tiền mua giống cây trồng: Khoai tây, lạc, ngô ngọt, dưa bao tử, cà chua nhót, bí xanh, cây dược liệu và một số loại cây trồng mới có giá trị kinh tế cao theo nhu cầu của thị trường.

Số ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu

53/KH-UBND 08/10/2012

Kế hoạch số tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 09/8/2006 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển trồng, chế biến cói, thêu ren và chế tác đá mỹ nghệ đến năm 2015

06/ĐA-UBND 04/4/2012

Đề án xây dựng nông thôn mới tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020

Trong đó:

- Hỗ trợ các xã thực hiện dồn điền, đổi thửa trong sản xuất nông nghiệp.

+ Hỗ trợ công tác xây dựng phương án thực hiện. + Cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau “dồn điền, đổi thửa”

+ Chỉnh trang đồng ruộng

1.000.000 đồng/ha.

- Hỗ trợ mua máy móc, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp

+ Xã địa bàn khó khăn, xã nghèo: Hỗ trợ 100% + Xã địa bàn trung du miền núi, bãi ngang: Hỗ trợ 75%

+ Xã đồng bằng Hỗ trợ 50%

- Hỗ trợ phát triển kinh tế trang trại: Mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, xây dựng chuồng trại, ao nuôi, xử lý chất thải. (Trang trại phải có giá trị sản lượng hàng hóa/năm đạt trên 700triệu đồng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hỗ trợ 80 triệu đồng/ trang trại

- Hỗ trợ phát triển sản xuất giống cây, giống vật nuôi,

Số ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu bị phục vụ sản xuất, xây dựng chuồng trại, ao nuôi, xử

lý chất thải (Cơ sở phải có giá trị sản lượng hàng hóa/năm đạt trên 300 triệu đồng)

- Hỗ trợ xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc tập trung, xa khu dân cư (Cơ sở có công suất giết mổ trên 100 con gia súc/ngày)

Hỗ trợ 80 triệu đồng/cơ sở

- Hỗ trợ cơ sở sản xuất Tiểu thủ công nghiệp có máy móc thiết bị trong sản xuất gây ô nhiễm môi trường, di dời vào điểm sản xuất tập trung của xã.

Hỗ trợ 50 triệu đồng/cơ sở

- Hỗ trợ kinh phí mua giống sản xuất cây vụ Đông hàng hóa

Hỗ trợ không quá 50% tiền mua giống cây truyền thống có giá trị kinh tế cao cần khuyến khích phát triển; hỗ trợ 100% tiền mua giống cây trồng mới trong vụ đầu.

- Hỗ trợ phát triển giống con nuôi + Chăn nuôi:

Hỗ trợ sản xuất giống: Chăn nuôi lợn đực ngoại, lợn nái ngoại; chăn nuôi dê đực giống, dê cái giống địa phương để bảo tồn và phát triển; chăn nuôi bò đực giống ¾ máu Zêbu trở lên; chăn nuôi trâu đực giống tốt

Hỗ trợ 50% giá trị giống cho các hộ.

+ Thuỷ sản: Hỗ trợ nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh cho các đối tượng nuôi cá rôphi đơn tính, cá diêu hồng, tôm càng xanh, cua đồng, cá rô đầu vuông, tôm sú, tôm he, cua xanh, cá bống bớp, cá vược

Hỗ trợ 50% giá giống cho các mô hình

Lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

- Hỗ trợ công nhận làng nghề cấp tỉnh Hỗ trợ 30 triệu đồng/ 01 làng nghề - Hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm chung

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập trong việc lập, triển khai thực hiện chính sách như: Ban hành chính sách chưa đồng bộ, thống nhất, chưa có tính ổn định lâu dài; nhiều khi mang tính giải pháp tình thế nên chưa có sự chủ động; một số chính sách được ban hành nhưng có điểm không còn phù hợp thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể; nguồn vốn để thực thi các chính sách còn ít,. .. từ đó đã làm ảnh hưởng việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước cần có sự thay đổi về cơ chế, chính sách, tổ chức và phương thức hoạt động. Ví dụ như:

- Nghị định 42/2012/NĐ-CP ngày 11/5/2012 về quản lý và sử dụng đất lúa (có hiệu lực từ 1/7/2012) quy định việc hỗ trợ ngân sách cho các địa phương sản xuất lúa với mức 500.000 đồng/ha/năm đối với đất chuyên trồng lúa nước; hỗ trợ cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân 500.000 đồng /ha/năm nếu sản xuất lúa trên đất chuyên trồng lúa nước; 100.000 đồng /ha/năm nếu sản xuất lúa trên đất lúa khác…đã tạo thuận lợi cho người trồng lúa tuy nhiên một số điểm trong nghị định lại khó khăn, cản trở cho các địa phương khi triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đến nay vẫn chưa có Thông tư hướng dẫn để thực hiện. Vì Nghị định này đã nêu rõ yêu cầu khi chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, chuyển đất lúa khác sang sử dụng vào mục đích khác, Chủ tịch UBND tỉnh phải báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép. -Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn được xem là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở ra cơ hội lớn để nông dân đầu tư phát triển kinh tế; đối tượng cho vay được mở rộng, mức vay được nâng lên. Trong cơ cấu nguồn vốn thực hiện Chương trình vốn tín dụng chiếm khoảng 30%. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua nông dân vẫn gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận với nguồn vốn này. Điều đó ảnh hưởng lớn đến việc đầu tư, vì vậy cần có sự điều chỉnh trong thời gian tới để vốn tín dụng đến với người dân, giúp họ đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 90 - 94)