Ban hành các văn bản điều hành Chương trình và công tác thông tin, tuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 57 - 59)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

4.1.4. Ban hành các văn bản điều hành Chương trình và công tác thông tin, tuyên

tuyên truyền về Chương trình xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Sơn

4.1.4.1. Ban hành các văn bản điều hành Chương trình

Đối với cấp huyện: Đã ban hành trên 200 văn bản các loại để thành lập,

kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện. Trong đó Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành 01 nghị quyết, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành 01 kết luận, UBND huyện ban hành 01 đề án và 02 kế hoạch để lãnh đạo

chỉ đao xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Kim Sơn, giai đoạn 2010- 2020 và các loại văn bản khác. (UBND huyện Kim Sơn, 2016).

Đối với cấp xã: Các xã đã ban hành 1.200 văn bản các loại để thành

lập, kiện toàn bộ máy lãnh đạo, quản lý; lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. (UBND huyện Kim Sơn 2016).

4.1.4.2. Công tác thông tin tuyên truyền về Chương trình xây dựng NTM tại huyện Kim Sơn

Tuyên truyền chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là cuộc vận động lớn có ý nghĩa chính trị sâu rộng trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh, quốc phòng. Do vậy, Đảng bộ và chính quyền từ huyện đến cơ sở xác định đây là nhiệm vụ lớn, quan trọng tác động đến mọi mặt trong đời sống, kinh tế xã hội ở địa phương, cần phải tuyên truyền, vận động rộng rãi đến cán bộ và nhân dân tạo sự đồng thuận và hưởng ứng trong toàn cộng đồng; khuyến khích mọi tầng lớp nhân dân tham gia, tạo ra phong trào thi đua rộng khắp trên địa bàn toàn xã.

Các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở đã phát động phong trào thi đua toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới; Tập trung tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới gắn với 5 nội dung của phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tổ chức Hội thi “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới” .

Đài truyền thanh huyện đã xây dựng và phát thanh được 47 chuyên mục và 260 tin bài tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới với thời lượng phát gần 3000 phút; Đài truyền thanh các xã phát 2 buổi/ngày với thời lượng 10-15 phút cho nội dung tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Toàn huyện đã tổ chức 803 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Xây dựng dựng 3 cụm panô lớn và 280 pa nô nhỏ tuyên truyền trực quan về công tác xây dựng nông thôn mới. Chỉ đạo 25/25 xã trong huyện đã tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư kết hợp tuyên truyền vận động xây dựng nông thôn mới tại 277/277 thôn, xóm; trong 5 năm có 92.229 lượt người dự họp.

Nhìn chung, công tác đào tạo, tập huấn đã được các đơn vị quan tâm và triển khai đạt kết quả tốt, tuy nhiên ngân sách các cấp hỗ trợ cho công tác này

còn ít, kiến thức và trình độ của đội ngũ tiểu giáo viên còn nhiều hạn chế, một số bài giảng còn nặng về lý thuyết chưa kết hợp với thực hành. Ý kiến của ông Vũ Văn Dần, Cán bộ xã Văn Hải “Làm NTM rất rộng cái gì cũng mới mẻ nhưng số lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM cho chúng tôi còn ít. Vì vậy khi triển khai thực hiện còn nhiều lúng túng”.

Nhờ có được sự vào cuộc của các cấp, ban, ngành đồng thời nhận được sự chỉ đạo sâu sát từ phía Ban Chỉ đạo nên công tác tuyên truyền được triển khai một cách nhanh chóng và sâu rộng với nhiều hình thức phong phú và cách tiếp cận mới giúp đa phần cán bộ đảng viên và người dân đều hiểu biết và nắm bắt rõ về chủ trương chính sách, tạo một không khí phấn khởi trong quá trình thực hiện. Kết quả điều tra tại 3 xã khảo sát cho thấy tỷ lệ người dân nắm bắt tốt về chủ trương chiếm tỷ lệ tương đối cao với 78,9% người được hỏi biết rất rõ về chủ trương chính sách, tỷ lệ người dân chưa từng biết đến hay chưa từng nghe qua là 8,8%, đây chủ yếu thuộc nhóm người lao động tự do, do đặc thù công việc phải di chuyển hoặc làm việc tại nơi khác mới chuyển đến.

Bảng 4.2. Kết quả công tác tuyên truyền

Diễn giải

Biết rất rõ Có nghe qua Chưa từng nghe

Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Số ý kiến Tỷ lệ (%) Xã Quang Thiện 25 84,4 3 9,4 2 6,3 Xã Kim Trung 24 75,0 4 16,7 2 8,4 Xã Văn Hải 22 76,5 5 14,7 3 8,8 Cộng 71 78,9 12 13,3 7 8,8

Nguồn: Kết quả điều tra (2016)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 57 - 59)