Kinh nghiệm thực tiễn xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 32)

2.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới

* Kinh nghiệm của Hàn Quốc

Hàn Quốc, một quốc gia Đông Á, có diện tích tự nhiên 100.140 km2 trong đó khoảng 70% là vùng núi; Dân số trên 50 triệu người, với mật độ xấp xỉ 500 người/km2. Từ một nước nghèo sau chiến tranh Triều Tiên, những năm 50 của

thế kỷ trước, Hàn Quốc hiện nay trở thành một con rồng Châu Á và đã đứng trong nhóm các nước phát triển G20. Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 là 17.700 USD, năm 2010 khoảng 20.000 USD, năm 2015 khoảng 27.226 USD. Thế giới biết đến Hàn Quốc không chỉ về thành công trong phát triển kinh tế nói chung, mà còn biết đến một đất nước có kỳ tích về phát triển nông thôn. Chỉ trong 26 năm Hàn Quốc đã thành công trong xây dựng NTM.

Có thể nói, thành công của Hàn Quốc trong PTNT gắn liền với thành công của phong trào Seamaul (làng mới). Trong tiếng Hàn, Saemaul là sự kết hợp của "Sae" có nghĩa là "mới" và "maul" có nghĩa là ngôi làng. Saemaul là phát triển hoặc cải cách cộng đồng thành một nơi tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, không chỉ về vật chất mà cả về tinh thần cho thế hệ mai sau.

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, nông thôn Hàn Quốc còn hết sức lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp vô vàn khó khăn. Cả nước có đến 74% dân thuộc vào nhóm nghèo đói và chỉ 20% có thể tiếp cận với điện, nhưng thiên tai lũ lụt triền miên, người dân Hàn Quốc phải gánh chịu và phải tự khắc phục hậu quả. Lũ lụt năm 1969, là một trận lũ lịch sử có sức phá hoại rất lớn, người dân ở Hàn Quốc phải tu sửa lại nhà cửa và đường xá mà không có sự hỗ trợ từ Chính phủ. Điều này, làm tổng thống đương nhiệm lúc đó là Park Chung Hee suy nghĩ là làm sao để phát triển kinh tế vùng nông thôn và ông nhận ra rằng, sự trợ giúp của Chính phủ cũng vô nghĩa nếu người dân không tự giúp chính mình, hơn nữa khuyến khích nội lực trong cộng đồng nông thôn và mở rộng hợp tác là chìa khóa phát triển nông thôn. Ý tưởng này chính là nền tảng của phong trào Saemaul. Trong quá trình tiến hành phong trào Saemaul để canh tân nông thôn, Chính phủ đã vạch ra đường lối chỉ đạo thực tiễn là “đi từng bước, đừng quá nhiều, quá nhanh”. Đối với chính quyền là không được cưỡng ép người dân và tất cả các dự án phải có tác dụng nâng cao lợi ích chung cùng lợi ích của nông dân. Còn đối với nông dân, họ phải tự làm việc để thay đổi vận mệnh của mình. Trong việc khuyến khích nông dân, chính quyền sẽ giúp đỡ và ưu tiên trợ giúp những người chứng tỏ có tinh thần cao về tự lực và hợp tác.Với đường lối chỉ đạo như vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã liên tục điều chỉnh chính sách hỗ trợ phát triển để phù hợp với tình hình thực tiễn. Năm 1971, các dự án phát triển nông thôn thực hiện hỗ trợ cho 33 nghìn làng với mỗi làng là 300 bao xi măng. Đất đai và công lao động do người dân trong chính các làng đó bỏ ra. Đến năm 1972, chiến lược đầu tư được điều chỉnh, Chính phủ đã lựa chọn một nửa số làng đã thực hiện tốt hơn

để tiếp tục hỗ trợ trong số 33 nghìn làng trong cả nước. Nhà nước đã tăng cường đầu tư cho các làng này thêm một tấn thép và tăng lên 500 bao xi măng. Để khuyến khích hoạt động của từng làng, chính quyền thực hiện việc đánh giá và xếp loại các làng theo ba nhóm: (i) Nhóm làng tích cực nhất; (ii) Nhóm trung bình và (iii) Nhóm cơ bản. Bằng việc trao thưởng cho mỗi làng 2.000 USD nếu được thăng nhóm xếp hạng nhờ đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM. Chương trình đã tạo sự chuyển biến rõ rệt nhờ việc phân loại các nhóm làng trong những năm sau đó. Mặt khác, nhằm thực hiện có hiệu quả quá trình hỗ trợ cho các làng, dự án nông thôn mới đặc biệt quan tâm đến nhân tố con người. Trình độ văn hoá của người dân nông thôn rất thấp, cho nên việc phổ biến chính sách gặp phải không ít khó khăn. Để khắc phục hạn chế này, các dự án chú trọng vào việc phát triển đội ngũ cán bộ cấp làng, cán bộ chính quyền địa phương và Chính phủ cũng rất coi trọng việc xử lý những cán bộ tham nhũng. Tổng thống đương nhiệm Park Chung Hee đã từng nói trước 20.000 sinh viên Đại học Seoul: “…Tôi sẽ đem bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ một đồng… ” và trong quá trình lãnh đạo đất nước ông đã xử lý kiên quyết với tệ tham nhũng. Song song với việc xây dựng cơ sở hạ tầng như: đường xá cầu cống, điện, thủy lợi, nước sạch sinh hoạt…vv. Bộ mặt nông thôn Hàn Quốc cũng thay đổi nhờ việc ngói hóa, bê tông hóa nhà ở của người dân. Không những thế, Chính phủ còn chú trọng vào các dự án tăng thu nhập cho nông dân bằng việc hỗ trợ và khuyến khích sản xuất, chế biến, kinh doanh nhiều mặt hàng nông sản, tăng cường các cơ sở đào tạo nghề nông nghiệp. Cuộc cách mạng xanh thập niên 70 và cách mạng trắng thập niên 80 của thế kỷ trước trong lĩnh vực nông nghiệp đã mang lại những kỹ thuật canh tác mới, các loại giống mới được đưa vào sản xuất tăng năng suất và chất lượng nông sản. Ngoài ra, Chính phủ còn áp dụng chính sách miễn thuế các mặt hàng như xăng dầu, máy móc nông nghiệp, giá điện rẻ cho chế biến nông sản. Ngân hàng Nông nghiệp cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư về nông thôn với lãi suất giảm 2% so với đầu tư vào ngành nghề khác. Nhờ đó, sức cạnh tranh của nông sản Hàn Quốc được nâng lên, thu nhập của người dân tăng lên đáng kể. Kết quả tới năm 1974 thu nhập người dân ở nông thôn đã cao hơn ở thành thị.

Phong trào Saemaul đã gặt hái được thành công rất lớn với các chương trình dự án cải tạo môi trường sống, tăng thu nhập và cải tổ nhận thức của người dân. Môi trường sống ở nông thôn hoàn toàn đổi khác: đường xá được mở rộng, nhà tranh vách đất được thay thế bằng nhà ngói, tường xây, các khu công cộng

được xây dựng, nạn đói nghèo bắt đầu giảm. Thành công vang dội của phong trào làng mới ở giai đoạn cơ sở 1970-1973 là kết quả của sự kết hợp hài hòa giữa Chính phủ và nhân dân với niềm tin quyết thắng mang tính thời đại, nó còn là tiền đề quan trọng cho việc triển khai phong trào làng mới trên phạm vi toàn quốc ở các giai đoạn tiếp theo (Phạm Thị Oanh, 2011).

Năm 1977 hầu hết các xã đã có thể độc lập về kinh tế. Các dự án trọng điểm của phong trào làng mới ở giai đoạn này không chỉ dừng lại ở nông thôn mà còn lan sang khu vực thành thị. Ở khu vực nông thôn, để gia tăng thu nhập cho người dân, chính sách của Chính phủ chủ trương hướng dẫn người dân thực hiện canh tác tổng hợp và chăn nuôi gia súc bên cạnh việc xây dựng thêm các nhà máy làng mới và các khu liên hợp công nông. Để môi trường sống của mình tốt hơn, người dân tiếp tục cải thiện nơi ở của mình và xây mới nhà ở bằng nguyên vật liệu do chính phủ hỗ trợ. Ở thành thị, phong trào làng mới bắt đầu với việc thực hiện ba chiến dịch là chiến dịch tinh thần, chiến dịch hành động, chiến dịch môi trường. Chiến dịch tinh thần nhấn mạnh đến việc tôn trọng người lớn, sống căn cơ tiết kiệm và biết giúp đỡ lẫn nhau. Chiến dịch hành động nhấn mạnh đến việc giữ trật tự giao thông, hành xử có đạo đức nơi công cộng, kinh doanh buôn bán đứng đắn. Chiến dịch môi trường nhấn mạnh đến việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống, giữ gìn môi trường đường phố và bảo vệ môi trường. Phong trào làng mới nơi công sở, nhà máy được triển khai rất mạnh mẽ với mục tiêu nâng cao năng suất sản xuất, tiết kiệm vật tư, cách ứng xử lành mạnh giữa chủ và thợ, hàng loạt dự án được cải thiện như mở trường học công nghiệp, mở rộng hệ thống phúc lợi trong nhà máy, cải thiện phúc lợi xã hội cho người lao động (Phạm Thị Oanh, 2011).

Thu nhập của nông dân Hàn Quốc từ đó vẫn tăng lên đều đặn. Mức độ chênh lệch về thu nhập của nông dân và thị dân luôn được duy trì với khoảng cách nhỏ, năm 2010 thu nhập của nông dân bằng khoảng 85% thu nhập thị dân. Sau gần 30 năm từ đầu thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, phong trào Seamaul qua việc hoạch định chu đáo, đầu tư sáng suốt và nhất là khéo léo giác ngộ nông dân về sự thăng tiến đời sống, đã dấy lên lòng nhiệt thành, tinh thần sáng tạo và nỗ lực chung của nông dân trong việc thực hiện các dự án phát triển nông thôn theo sự lựa chọn của chính họ. Với chất xúc tác của tinh thần hiện đại, Seamaul, cơ sở hạ tầng nông thôn đã thay đổi, thu nhập người nông dân không

ngừng tăng lên gần bằng thu nhập dân cư đô thị, họ đã tự thay đổi được đời sống của mình và làm biến đổi toàn diện nông thôn Hàn Quốc.

2.2.2. Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở trong nước * Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình * Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình

Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, có gần 90% số dân sống ở nông thôn và hơn 70% lao động làm nông nghiệp. Vì vậy, việc xây dựng nông thôn mới đang được thực hiện tích cực. Từ cuối năm 2008, ở cả ba cấp tỉnh, huyện, xã của Thái Bình đều thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thí điểm nông thôn mới, do đồng chí bí thư cấp ủy làm trưởng ban. Kế hoạch được thực hiện từ quý 4-2008 và các năm tiếp theo, tùy theo tính chất, quy mô của từng dự án. Nhưng trước hết là tập trung vào các nội dung như: quy hoạch vùng sản xuất, vùng dân cư, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt, phát triển văn hóa, giữ gìn môi trường và phát triển các làng nghề ở mỗi địa phương.

Trong triển khai xây dựng nông thôn mới, mặc dù điểm xuất phát của các xã trong tỉnh Thái Bình không giống nhau, nhưng các địa phương đều phải đạt năm mục tiêu: Sản xuất phát triển, cuộc sống sung túc, diện mạo sáng sủa, thôn xóm văn minh và quản lý dân chủ. Tỉnh đã tiến hành xây dựng mô hình nông thôn mới tại 8 xã điểm: Thanh Tân (Kiến Xương), Vũ Phúc (TP Thái Bình), Thụy Trình (Thái Thụy), An Ninh (Tiền Hải), Nguyên Xá (Vũ Thư), Trọng Quan (Đông Hưng), Hồng Minh (Hưng Hà) và Quỳnh Minh (Quỳnh Phụ). Đây là những điểm sáng đầu tiên ở những vùng nông thôn khác nhau trong tỉnh, từ đó sẽ tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân điển hình ra diện rộng.

Trong 8 hình mẫu về nông thôn mới của tỉnh thì Thanh Tân là điểm được xây dựng đầu tiên. Mỗi vùng sản xuất hàng hóa được bố trí từ 30 đến 100 ha trở lên, trên đó đường bờ vùng thiết kế từ 3,5 đến 4 m, bảo đảm cho xe cơ giới đi lại thuận tiện. Hệ thống mương máng, sông ngòi, cống đập, trạm bơm đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ sản xuất trong vùng, phù hợp sản xuất bằng cơ giới hiện đại.

Cùng với sự phát triển kinh tế, Thái Bình còn chú trọng đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục, xây dựng các thiết chế văn hóa ở nông thôn gắn với nâng cao dân chủ cơ sở, bảo đảm 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế, 100% số

trường học ở tất cả các cấp học được xây dựng kiên cố. Hiện nay toàn tỉnh đã có 39/296 trường mầm non, 242/294 trường tiểu học, 57/274 trường THCS và 7/49 trường THPT đạt chuẩn quốc gia. Tất cả các thôn, làng trong tỉnh đều có nhà văn hóa, thư viện và khu vui chơi giải trí; đồng thời tích cực thực hiện xóa đói, giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Sau 2 năm kể từ khi tỉnh Thái Bình triển khai xây dựng nông thôn mới, điều thay đổi nhận thấy rõ nhất là trên những cánh đồng ở Thái Bình giờ đây nhiều người dân đã được sản xuất ở những thửa ruộng to hơn, với bờ vùng bờ thửa được quy hoạch rộng rãi, khang trang. Đó chính là kết quả của công tác dồn điền đổi thửa, một nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình hiện nay (Trần Cẩm Tú, Xây dựng Nông thôn mới ở tỉnh Thái Bình, 2012).

2.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CHO HUYỆN KIM SƠN CHO HUYỆN KIM SƠN

Thứ nhất, công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền vận động phải đi trước một bước để mọi người dân thấy được việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của chính họ phải làm và cũng chính họ được hưởng lợi từ những thành quả đó. Công tác tư tưởng, tuyên truyền vận động phải làm từ tổ chức Đảng, các đoàn thể chính trị xã hội đến quảng đại quần chúng nhân dân sẽ tạo sự thống nhất về tư tưởng làm cơ sở để hành động thống nhất, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi và rộng khắp. Thông qua công tác tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn, xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Thứ hai, công tác quản lý, triển khai và tổ chức để nhân dân tham gia trong xây dựng nông thôn mới, đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, hệ thống chính quyền và các đoàn thể. Xây dựng nông thôn mới, mục đích cuối cùng là đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện phải làm sao cho chính nhân dân tự giác tham gia, tích cực đóng góp, ủng hộ cho hoạt động xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện những khó khăn, tồn tại cần khắc phục, tháo gỡ trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, tranh thủ mọi nguồn lực tài chính cho công cuộc xây dựng nông thôn mới. Để huy động và tranh thủ mọi nguồn lực tài chính đòi hỏi lãnh đạo cơ quan quản lý các cấp trên địa bàn huyện phải năng động sáng tạo, đoàn kết toàn dân, dám chịu trách nhiệm. Huy động nguồn lực từ bên ngoài thông qua tài chính của các tổ chức kinh tế, tổ chức quốc tế, nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ. Tập trung huy động mọi nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới: Nguồn ngân sách nhà nước; vốn trái phiếu Chính phủ; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp và HTX vào nông nghiệp, nông thôn; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân cho từng dự án đầu tư cụ thể và các nguồn tài chính hợp pháp khác; lồng ghép các chương trình, dự án gắn với xây dựng nông thôn mới; rà soát, xây dựng kế hoạch, bố trí có hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới.

Thứ tư, coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Tổ chức đào tạo, tập huấn, học tập kinh nghiệm nhằm trang bị kiến thức trong quản lý, điều hành chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường chỉ đạo, phối hợp chuyên môn giữa các đơn vị quản lý các cấp nhằm khắc phục những tồn tại trong quá trình triển khai, bám sát địa phương, phát hiện vấn đề vướng mắc để kịp thời đề xuất biện pháp khắc phục.Nâng cao chất lượng dạy nghề, đào tạo đội ngũ cán bộ trực tiếp phụ trách công tác xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 32)