Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 48)

+ Số liệu, tài liệu thứ cấp:

Số liệu được thu thập thông qua việc thống kê, khảo sát, báo cáo, các công trình nghiên cứu khoa học, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các số liệu cũng được thu thập tại Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã điểm, tại cơ quan lưu trữ các cấp. Các báo cáo của UBND huyện, Chi Cục Thống kê, Phòng Kinh tế và hạ tầng của huyện về thực hiện chương trình nông thôn mới.

+ Số liệu sơ cấp:

Thông tin, số liệu sẽ được tiến hành thu thập thông qua: điều tra, điều tra chuyên sâu các đối tượng ở trên (liên quan đến tình hình thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở địa bàn nghiên cứu) theo phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu, bộ công cụ PRA (điều tra, đánh giá có sự tham gia sẽ được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra). Số liệu sơ cấp sẽ được tính toán, phân tích để làm rõ về thực trạng triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Các đối tượng khảo sát: Nông dân; cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở xã, huyện được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên để tiến hành điều tra, lấy ý kiến nhận xét đánh giá.

Điểm nghiên cứu, cũng như số lượng cụ thể đối tượng tiến hành điều tra được lựa chọn minh họa cụ thể như bảng dưới đây:

Bảng 3.6. Mẫu khảo sát tại 3 xã nghiên cứu Số

TT Đơn vị khảo sát

Số lượng đối tượng phỏng vấn khảo sát

Hộ nông dân (hộ) Cán bộ công chức (người)

1 Xã Quang Thiện 32 20

2 Xã Kim Trung 24 20

3 Xã Văn Hải 34 20

4 Các cơ quan cấp huyện 50

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 48)