Cơ chế quản lý, thanh quyết toán vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 99 - 101)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.5.Cơ chế quản lý, thanh quyết toán vốn

4.3. Các nhân tố ảnh hưởng thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn

4.3.5.Cơ chế quản lý, thanh quyết toán vốn

Cơ chế quản lý, thanh quyết toán vốn thuộc Chương trình xây dựng NTM Các thủ tục thanh quyết toán các dự án đầu tư xây dựng NTM còn phức tạp, nhiều thủ tục rườm rà, chậm điều chỉnh để phù hợp với thực tế, các xã khó thực hiện, mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện Chương trình.

Thông tư số 28/2012/TT-BTC ngày 24/2/2012 của Bộ Tài chính quy định về quản lý vốn đầu tư thuộc thẩm quyền vốn ngân sách xã, phường, thị trấn, trong đó tại điểm b. mục 7 Điều 5 quy định về thời hạn thanh toán vốn đầu tư như sau: “Căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán... trong thời gian 7 ngày làm việc đối với trường hợp kiểm soát trước, thanh toán sau và trong 3 ngày làm việc đối với trường hợp thanh toán trước, kiểm soát sau...”. Như vậy, việc quy định về thời hạn thanh toán đối với các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách xã

cũng giống như đối với các dự án đầu tư từ các nguồn vốn khác. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư xây dựng NTM thường có quy mô nhỏ, do vậy, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung về thời hạn thanh toán để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Chương trình xây dựng NTM là Chương trình MTQG, khác với các cấp ngân sách (thành phố, huyện) và xã chưa thực hiện xây dựng NTM theo quy định của các cấp có thẩm quyền, do vậy, về nội dung công tác chuẩn bị đầu tư các dự án thành phần và thực hiện đầu tư cũng như bố trí kế hoạch vốn cho các dự án thành phần thuộc đề án XD NTM trong Thông tư 26/2011/TTLT cần sửa đổi, bổ sung làm rõ quy trình từ chuẩn bị đầu tư, quyết định đầu tư và giao kế hoạch vốn các dự án “được phép thực hiện theo cơ chế đặc thù”, vì hiện nay theo các văn bản về quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Trung ương, hướng dẫn của Bộ Tài chính thì cấp xã sẽ gặp nhiều vướng mắc khó khăn về thủ tục, hồ sơ xây dựng cơ bản. Mặt khác, các chương trình, dự án thực hiện đề án XD NTM của xã được thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn, nếu thực hiện theo quy định hiện nay thì việc triển khai đề án của xã gặp khó khăn nhất là thời điểm quyết định đầu tư và quyết định giao vốn cho dự án.

Về chủ đầu tư các dự án thành phần thuộc đề án Thông tư 26/2011/TTLT đã có hướng mở và nêu rõ quy mô tính chất dự án xây dựng cơ bản, giao nhiệm vụ chủ đầu tư cho xã hoặc huyện, thị xã. Tuy nhiên, cần quy định thêm về trách nhiệm huy động vốn thực hiện đề án của chủ đầu tư và trách nhiệm tổng hợp báo cáo tiến độ thực hiện dự án của chủ đầu tư đối với chủ đầu tư thực hiện đề án là UBND xã xây dựng NTM. Thực tế năng lực chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý dự án đầu tư, vì vậy đề xuất Bộ Tài chính theo hướng UBND xã thành lập BQL dự án cử cán bộ các phòng, ban tham gia phải có chuyên môn về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản; thành lập ban Giám sát cộng đồng theo quy định, ngoài Chủ tịch MTTQ cần có sự tham gia của các ngành, đoàn thể xã, đại diện thôn, xóm cùng giám sát.

Đề nghị bổ sung trách nhiệm chủ đầu tư đề án xây dựng NTM của xã và chủ đầu tư dự án thành phần thuộc đề án nhằm tạo thuận lợi trong việc phân công, phân cấp quản lý triển khai thực hiện đề án.

Dự kiến đến năm 2020 huyện Kim Sơn số xã đạt chuẩn NTM là 20 xã chiếm tỷ lệ 80%. Nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân nông thôn. Cơ bản

hoàn thành các công trình thiết yếu đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và đời sống của cư dân nông thôn: Giao thông, thủy lợi, điện, trường học, trạm y tế xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 99 - 101)