Bài học kinh nghiệm đối với xây dựng nông thôn mới cho huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 37)

CHO HUYỆN KIM SƠN

Thứ nhất, công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền vận động phải đi trước một bước để mọi người dân thấy được việc xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của chính họ phải làm và cũng chính họ được hưởng lợi từ những thành quả đó. Công tác tư tưởng, tuyên truyền vận động phải làm từ tổ chức Đảng, các đoàn thể chính trị xã hội đến quảng đại quần chúng nhân dân sẽ tạo sự thống nhất về tư tưởng làm cơ sở để hành động thống nhất, tạo thành phong trào thi đua sôi nổi và rộng khắp. Thông qua công tác tuyên truyền giúp nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn, xóa bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước, đẩy mạnh phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Thứ hai, công tác quản lý, triển khai và tổ chức để nhân dân tham gia trong xây dựng nông thôn mới, đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, hệ thống chính quyền và các đoàn thể. Xây dựng nông thôn mới, mục đích cuối cùng là đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Vì vậy, trong công tác quản lý và tổ chức thực hiện phải làm sao cho chính nhân dân tự giác tham gia, tích cực đóng góp, ủng hộ cho hoạt động xây dựng nông thôn mới. Thường xuyên tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện những khó khăn, tồn tại cần khắc phục, tháo gỡ trong xây dựng nông thôn mới.

Thứ ba, tranh thủ mọi nguồn lực tài chính cho công cuộc xây dựng nông thôn mới. Để huy động và tranh thủ mọi nguồn lực tài chính đòi hỏi lãnh đạo cơ quan quản lý các cấp trên địa bàn huyện phải năng động sáng tạo, đoàn kết toàn dân, dám chịu trách nhiệm. Huy động nguồn lực từ bên ngoài thông qua tài chính của các tổ chức kinh tế, tổ chức quốc tế, nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ. Tập trung huy động mọi nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới: Nguồn ngân sách nhà nước; vốn trái phiếu Chính phủ; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp và HTX vào nông nghiệp, nông thôn; các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân cho từng dự án đầu tư cụ thể và các nguồn tài chính hợp pháp khác; lồng ghép các chương trình, dự án gắn với xây dựng nông thôn mới; rà soát, xây dựng kế hoạch, bố trí có hiệu quả nguồn vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới.

Thứ tư, coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ nòng cốt ở các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở. Tổ chức đào tạo, tập huấn, học tập kinh nghiệm nhằm trang bị kiến thức trong quản lý, điều hành chương trình xây dựng nông thôn mới. Tăng cường chỉ đạo, phối hợp chuyên môn giữa các đơn vị quản lý các cấp nhằm khắc phục những tồn tại trong quá trình triển khai, bám sát địa phương, phát hiện vấn đề vướng mắc để kịp thời đề xuất biện pháp khắc phục.Nâng cao chất lượng dạy nghề, đào tạo đội ngũ cán bộ trực tiếp phụ trách công tác xây dựng NTM, nhất là ở cơ sở có kiến thức cơ bản để đảm nhiệm công việc, đủ kiến thức về quản lý kinh tế, văn hóa - xã hội, quản lý đất đai và tài nguyên thiên nhiên, quản lý tài chính và hành chính; có năng lực điều hành một cách có hiệu quả các mặt của đời sống nông thôn.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH 3.1.1. Điều kiện tự nhiên

(1)Vị trí địa lý

Kim Sơn là huyện ven biển nằm ở cực nam của tỉnh Ninh Bình và miền Bắc, đây là một huyện thuần khiết đồng bằng, được thành lập bởi nhà doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ trong cuộc khai hoang lấn biển cách đây 2 thế kỷ.

Trung tâm huyện Kim Sơn là thị trấn Phát Diệm, nằm cách thành phố Ninh Bình 27km theo quốc lộ 10 về phía đông nam. Phía đông giáp huyện Nghĩa Hưng, Nam Định qua sông Đáy; Phía tây nam giáp sông Càn, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Phía bắc và tây bắc giáp huyện Yên Khánh và Yên Mô; Phía nam giáp biển với chiều dài bờ biển gần 18km.

Kim Sơn có diện tích 215.71 km2 và 175.000 người, gồm 2 thị trấn và 25 xã (trong đó có 6 xã bãi ngang ven biển). Kim Sơn có quốc lộ 10 cũ, quốc lộ 10 mới và quốc lộ 21B xuyên ngang qua 11 xã ở phía bắc. Phía nam có tỉnh lộ 481 nối từ Yên Lộc đến bờ biển Ninh Bình qua 6 xã đang được đầu tư nâng cấp thành quốc lộ 12B kéo dài. Phía bắc huyện có tỉnh lộ 481Đ nối từ ngã ba Quy Hậu tới đò 10 sang Nam Định (UBND huyện Kim Sơn 2014-2016).

(2) Địa hình: Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, không có dốc núi

xen kẽ, độ cao thấp dần ra biển nghiêng theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây, độ cao so với mực nước biển từ 0,9m - 1,4m.

(3) Khí hậu: Kim Sơn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm

và thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão. Mùa Đông lạnh, ít mưa, mùa Hè nắng nóng, mưa nhiều. Tổng lượng mưa trung bình hàng năm là 1.900mm (lượng mưa lớn nhất là 4575mm). Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,40C (nhiệt độ cao nhất là 41,50C, thấp nhất là 2,40C). Độ ẩm không khí trung bình là 86% (độ ẩm cao nhất là 91%, thấp nhất là 61%). Bão thường đổ bộ vào Kim Sơn từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, bão mạnh nhất đạt đến cấp 15.

Vùng biển Kim Sơn chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều không đều, biên độ trung bình 1,4m, lớn nhất có thể đạt 2m - 2,5m. Trong tháng có hai kỳ nước lớn, mỗi kỳ 14 ngày với biên độ 1,5m - 2,2m. Trong thời kỳ nước lớn, tính nhật

triều trội hơn, mỗi ngày xuất hiện một đỉnh và một chân thủy triều, tuy nhiên thời gian lên xuống và thời điểm xuất hiện đỉnh và chân triều không ổn định.

(4) Thủy văn: ở Kim Sơn có hệ thống sông ngòi dày đặc với 3 con sông lớn:

Sông Đáy nằm ở phía Đông huyện, chảy vào huyện bắt đầu từ xã Xuân Thiện và đổ ra biển Đông ở cửa Đáy, sông Đáy là ranh giới giữa huyện Kim Sơn và huyện Nghĩa Hưng (tỉnh Nam Định) với chiều rộng 200m - 450m.

Sông Càn nằm ở phía Tây huyện, từ tỉnh Thanh Hóa chảy vào, bắt đầu từ xã Văn Hải chảy qua các xã Kim Mỹ, Kim Hải và đổ ra biển Đông ở cửa Càn với chiều dài 9,3km, cùng với sông Đáy tạo nên lượng lắng đọng phù rất lớn cho vùng đất Kim Sơn, góp phần bồi tụ lấn ra biển Đông.

Sông Vạc bắt đầu từ huyện Hoa Lư chảy qua các huyện Yên Mô, Yên Khánh chảy vào huyện Kim Sơn, bắt đầu từ xã Kim Chính chảy vào sông Đáy và đổ ra biển Đông, chiều dài trên địa bàn huyện là 10,5 km. Lũ hàng năm chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3 sông lớn trên.

Ngoài các con sông lớn trên, huyện Kim Sơn có hệ thống sông, ngòi dày đặc, tổng chiều dài các sông trên 300km, các con sông này đều chịu ảnh hưởng của thủy triều. Hệ thống sông ngòi dọc ngang có vai trò quan trọng và tạo thuận lợi cho công tác thủy lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và giao thông của người dân Kim Sơn.

Bảng 3.1. Tình hình cơ bản về các đơn vị hành chính H. Kim Sơn năm 2016 Số TT Hạng mục ĐV tính Tổng số Chia ra Các thị trấn Các xã 1 Số đơn vị hành chính ĐV 27 2 25 2 Diện tích tự nhiên Km2 215.71 1.020 20.551 3 Dân số Người 175.000 12.400 162.600 4 Lao động LĐ 105.916 8.044 97.872 5 Số hộ gia đình Hộ 58.403 14.287 44.116

(5) Tài nguyên thiên nhiên

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 21.571ha, với 7.000 ha vùng bãi bồi ven biển và 1.500 ha Cồn Nổi, hàng năm lấn ra biển từ 80 đến 100m; qua 7 lần quai đê lấn biển diện tích đất đai của huyện tăng 4 lần so với ngày thành lập huyện.

Rừng ngập mặn Kim Sơn (Ninh Bình) được chính phủ Việt Nam, Nhật Bản và Ban quản lý rừng phòng hộ Ninh Bình trồng từ năm 1995 với hai loại cây ban đầu là sú và vẹt. Hiện nay thì các loài cây chính của rừng là cây bần chua, cây đước, cây trang, cây mắm biển và cây bần trắng. Tổng diện tích rừng Kim Sơn gần 1300 ha, chủ yếu được trồng ở những bãi bồi ven biển. Với vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học, nơi đây được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới châu thổ sông Hồng.

Kinh tế huyện Kim Sơn phát triển chủ yếu là nông nghiệp; với diện tích đất nông nghiệp là 13.401,5 ha, trong đó có 8.333,61 ha được canh tác 2 vụ lúa, hàng năm Kim Sơn sản xuất được trên 107.000 tấn lương thực, chiếm 25% sản lượng lương thực của cả tỉnh. Kim Sơn là huyện dẫn đầu về năng suất và sản lượng lúa của tỉnh Ninh Bình.

Nuôi trồng và khai thác thủy hải sản đang dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Hiện nay tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế vùng ven biển Kim Sơn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhất là lĩnh vực sản xuất thủ công mỹ nghệ cói, mây tre đan là ngành nghề truyền thống của Kim Sơn, có 18 doanh nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ cói xuất khẩu và may mặc, hàng năm đạt giá trị sản xuất trên 450 tỷ đồng; trên địa bàn huyện hiện nay có 25 làng nghề đã được UBND tỉnh Ninh Bình công nhận.

Về công nghiệp: huyện có Cụm công nghiệp Đồng Hướng, hiện nay đã có 4 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó có 01 doanh nghiệp Hàn Quốc) với ngành nghề chủ yếu là may mặc, tiểu thủ công nghiệp. (Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 -2016; Đề án quy hoạch xây dựng nông thôn mới huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011 - 2016, hướng đến 2020 của UBND huyện Kim Sơn).

Đặc điểm về kinh tế xã hội

(1)Đơn vị hành chính

Bảng 3.2. Đơn vị hành chính huyện Kim Sơn Số TT Xã, thị trấn Diện tích (Km2) Dân số trung bình(Người) Lao động (Người) 1 TT Phát Diệm 1,05 8.663 6.905 2 TT Bình Minh 9,11 3.725 1.139 3 Xuân Thiện 3,79 2.735 1.485 4 Chính Tâm 3,16 3.102 1.521 5 Chất Bình 5,92 5.504 4.914 6 Hồi Ninh 5,74 4.890 3.544 7 Kim Định 4,90 6.071 3.002 8 Ân Hòa 7,35 7.260 4.566 9 Hùng Tiến 5,36 6.168 4.892 10 Như Hòa 5,19 5.292 2.541 11 Quang Thiện 8,09 8.901 4.589 12 Đồng Hướng 6,77 8.250 4.639 13 Kim Chính 7,23 7.258 4.278 14 Yên Mật 2,23 2.118 4.811 15 Thượng Kiệm 6,81 6.941 3.468 16 Lưu Phương 6,47 6.986 4.513 17 Tân Thành 4,45 4.787 2.979 18 Yên Lộc 7,13 8.109 6.602 19 Lai Thành 10,49 11.885 9.197 20 Định Hóa 6,64 6.925 3.576 21 Văn Hải 6,64 8.461 5.083 22 Kim Tân 8,16 6.968 3.650 23 Kim Mỹ 8,49 11.560 4.411 24 Cồn Thoi 8,31 9.106 5.138 25 Kim Hải 5,76 3.239 2.039 26 Kim Trung 4,47 3.467 2.386 27 Kim Đông 6,53 3.889 3.048 Huyện quản 49,42

(2)Về kinh tế, kinh tế huyện Kim Sơn giai đoạn 2010 đến năm 2016 tăng trưởng kinh tế bình quân là 12,7% trong đó tốc độ tăng của các ngành: Nông, lâm, ngư tăng 4,1%; công nghệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 21,3%; Dịch vụ tăng 14,9%.

Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn qua 3 năm (2014 -2016)

Năm

Chỉ tiêu Cơ cấu kinh tế (%)

Thu nhập bình quân (Tr.đ/người/năm) GTSX (Tỷ đồng, Giá cố định năm 2010) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) NL Ngư nghiệp CN&XD Dịch vụ 2014 1.428,1 11,3 41,0 35,3 23,7 12,0 2015 1.602,8 12,8 37,9 36,9 25,1 16,7 2016 1.796,0 12,0 33,9 40,9 25,2 20,8

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Sơn (2016)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế năm 2014: Nông nghiệp 41%, Công nghiệp - xây dựng 35,3%, Dịch vụ 23,7%. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2016 là: Nông nghiệp 33,9%, Công nghiệp - xây dựng: 40,9%, Dịch vụ: 25,2%. So với năm 2014: tỷ trọng nông nghiệp giảm 7,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 5.6% và dịch vụ tăng 1.5%.

Đồ thị 3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn qua 3 năm (2014 -2016)

Hiện tại toàn huyện có 53/83 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 62,35%, trong đó có 12/27 trường mầm non, 11/27 trường Trung học cơ sở, 29/29 trường tiểu học được công nhận chuẩn quốc gia cấp độ 1. Trong đó

có 2 trường Tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2; Toàn huyện hiện có 4 trường Trung học phổ thông, trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trên địa bàn huyện Kim Sơn có 30 cơ sở y tế, trong đó có 1 Bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám khu vực, 1 Trung tâm y tế và 27 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số 280 giường bệnh.

(3) Về dân số và lao động, Dân số trung bình năm 2016 là 175.000 người,

trong đó nam chiếm 51,3%, nữ 48,7%; lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành năm 2016 là 98.274 người, trong đó: Nông nghiệp là 52.816 người (54%); công nghiệp - xây dựng là 33.104 người (34%); các ngành khác là 12.354 người (12%); lực lượng lao động đi làm ăn ở xa khá đông (khoảng 8.500 người). Về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2015 là 2,12%, năm 2016 là 2,59%; trong vài năm qua thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh, đến hết năm 2016 đạt khoảng 18%, nhưng chủ yếu là đào tạo ngắn hạn (3 tháng).

(4) Điều kiện xã hội: Điều kiện xã hội của huyện Kim Sơn có một số đặc

điểm nổi bật riêng:

+ Có mật độ dân số cao (877 người/km2); diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp (715 m2/người);

+ Là huyện mới (thành lập năm 1829). Hàng năm thường xuyên quai đê lấn biển, xây dựng vùng kinh tế mới, nên dân cư của huyện có quê hương từ nhiều tỉnh, thành trong nước; hội tụ các đặc điểm văn hóa nhiều nơi trong cả nước;

+ Có đông người theo các đạo giáo tín ngưỡng: 46,07% dân số theo đạo Công giáo, 5,6% dân số theo đạo Phật; có các trung tâm đạo Công giáo và Phật giáo (Tòa Giám mục Phát Diệm; Chùa Đồng Đắc);

+ Các điều kiện xã hội khác (y tế, văn hóa, giáo dục, môi trường,…) nằm trong mức trung bình của vùng Đồng bằng Sông Hồng.

3.1.3. Cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. * Giao thông * Giao thông

Trên địa bàn huyện có đường Quốc lộ 10 dài 14,5 km, đường 10 tránh thị trấn Phát Diệm dài 11,8 km, 36 km đường tỉnh lộ và 973,65 km đường giao

thông nông thôn. Trong 973,65 km đường giao thông nông thôn có 64,06 km đường liên xã, 500,37 km đường trục xã, 227,12 km đường ngõ xóm, 182,1km đường trục chính nội đồng.

* Hệ thống thủy lợi và điện

Toàn huyện có 3 hệ thống công trình thủy lợi chính phục vụ sản xuất trong đó có 170 cống các loại. Hệ thống đê điều của huyện Kim Sơn gồm các tuyến đê là 75,7km trong đó tuyến đê biển dài 40,2 km, tuyến đê sông tả Vạc, hữu Vạc, Hữu đáy dài 35,5 km. Trên địa bàn huyện có 84 km đường dây cao thế, 600 km đường dây hạ thế; 99 trạm biến áp 100% số xã có điện lưới quốc gia.

* Hệ thống hạ tầng thông tin, viễn thông nông thôn huyện Kim Sơn

Các xã và thị trấn trong huyện đều có điểm bưu điện – văn hóa. Hiện nay 100% các xã, thị trấn, thôn, xóm đều có máy điện thoại cố định; 100% xã thị trấn có Internet băng thông rộng tốc độ cao Mega VNN, cáp quang FiberVNN… đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 37)