Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 47)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

- Trong nghiên cứu, chọn 3 xã đại diện cho 25 xã của huyện để khảo sát. (1) Xã Quang Thiện là xã điểm của tỉnh, triển khai tích cực, có hiệu quả; (2) Xã Kim Trung là xã gặp nhiều khó khăn, kết quả xây dựng NTM còn hạn chế; (3) Xã Văn Hải đại diện cho các xã triển khai có kết quả xây dựng NTM ở mức trung bình của huyện).

Bảng 3.5. Một số thông tin cơ bản về xã nghiên cứu

Chỉ tiêu ĐVT Xã Quang

Thiện

Văn Hải Xã Kim Trung

1. Tổng diện tích đất tự nhiên Km2 8.04 6.65 4.50

2. Tổng dân số người 9.368 7.105 2.137

3. Tổng số thôn ,làng, thôn 16 13 6

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

+ Số liệu, tài liệu thứ cấp:

Số liệu được thu thập thông qua việc thống kê, khảo sát, báo cáo, các công trình nghiên cứu khoa học, các vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Các số liệu cũng được thu thập tại Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới cấp tỉnh, cấp huyện, Ban quản lý xây dựng nông thôn mới các xã điểm, tại cơ quan lưu trữ các cấp. Các báo cáo của UBND huyện, Chi Cục Thống kê, Phòng Kinh tế và hạ tầng của huyện về thực hiện chương trình nông thôn mới.

+ Số liệu sơ cấp:

Thông tin, số liệu sẽ được tiến hành thu thập thông qua: điều tra, điều tra chuyên sâu các đối tượng ở trên (liên quan đến tình hình thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở địa bàn nghiên cứu) theo phương pháp điều tra xã hội học và phỏng vấn sâu, bộ công cụ PRA (điều tra, đánh giá có sự tham gia sẽ được phối hợp sử dụng khi tiến hành điều tra). Số liệu sơ cấp sẽ được tính toán, phân tích để làm rõ về thực trạng triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.

- Các đối tượng khảo sát: Nông dân; cán bộ làm công tác xây dựng NTM ở xã, huyện được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên để tiến hành điều tra, lấy ý kiến nhận xét đánh giá.

Điểm nghiên cứu, cũng như số lượng cụ thể đối tượng tiến hành điều tra được lựa chọn minh họa cụ thể như bảng dưới đây:

Bảng 3.6. Mẫu khảo sát tại 3 xã nghiên cứu Số

TT Đơn vị khảo sát

Số lượng đối tượng phỏng vấn khảo sát

Hộ nông dân (hộ) Cán bộ công chức (người)

1 Xã Quang Thiện 32 20

2 Xã Kim Trung 24 20

3 Xã Văn Hải 34 20

4 Các cơ quan cấp huyện 50

3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.

3.2.3.1. Phương pháp phân tích số liệu

Các phương pháp phân tích gồm thống kê mô tả, thống kê so sánh, phân tích. Sau khi thu thập số liệu, tiến hành rà soát số liệu, loại bỏ những biểu, những

phiếu thu thập thông tin không đáng tin cậy.

Các tài liệu thứ cấp được sắp xếp cho từng nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu điều tra được xử lý qua phần mềm Excel.

3.2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập tư liệu sẽ tiến hành tổng hợp, xử lý số liệu và phân tích theo mục tiêu nghiên cứu bằng phần mềm Excel. Căn cứ kết quả xử lý tiến hành tổng hợp kết quả điều tra theo các chỉ tiêu phân tích, so sánh và rút ra những kết quả nghiên cứu để thảo luận.

3.2.4. Phương pháp chuyên gia

Phương pháp này được sử dụng để tham khảo ý kiến của các chuyên gia là những nhà nghiên cứu, các cán bộ chuyên môn và quản lý trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới tại các địa phương và trong toàn huyện nhằm hoàn thiện các luận cứ của luận văn.

3.3. CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

3.3.1. Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển kinh tế

- Mức độ tăng trưởng kinh tế của xã, thôn;

- Cơ cấu các lĩnh vực kinh tế: Nông nghiệp;- TTCN & Xây dựng và thương mại - dịch vụ;

- Các chỉ tiêu bình quân: + Tổng GTSX/ha đất NN; + Lương thực bình quân/người; + Thu nhập bình quân/người;

- Các chỉ tiêu về số lượng các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng tại thôn, xã nhằm phát triển kinh tế xã.

- Mức độ thực hiện kế hoạch, tham gia đóng góp nguồn kinh phí. - Tổng hợp nguồn kinh phí nhân dân đóng góp cho các hoạt động. - Tỷ lệ đóng góp kinh phí = (Kinh phí làng/Tổng kinh phí làng) * 100% - So sánh kết quả đạt được từ trước và sau khi thực hiện CT NTM.

3.3.2. Chỉ tiêu đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng

- Số lượng các công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng tại thôn, xã nhằm phát triển kinh tế xã.

- Số vùng sản xuất, trang trại.

- Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hoá. - Trụ sở và nhà văn hoá xã được nâng cấp đồng bộ. - Tỷ lệ phòng học phổ thông được kiên cố hoá.

- Tỷ lệ phòng học nhà trẻ, mẫu giáo, trạm y tế được xây dựng kiên cố. - Số chợ nông thôn được nâng cấp kiên cố hoá

- Số xã hoàn thành quy hoạch đồng bộ (hạ tầng, SX-DV). - Tỷ lệ xã có điểm bưu điện văn hoá xã.

- Số thôn có nhà văn hoá (kiêm thư viện),...

3.3.3. Chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội

- Tỷ lệ tăng, giảm hộ giàu và hộ nghèo. - Mức độ chênh lệch giàu nghèo.

- Tỷ lệ đơn vị đạt làng, khu dân cư văn hoá.

- Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch, sử dụng điện và một số dịch vụ khác. - Mức độ ưu tiên của các họat động trong mục tiêu phát triển.

- Mức độ cải thiện về đời sống và điều kiện sinh hoạt: thu nhập bình quân đầu người.

- Số ngày công tham gia lao động trực tiếp. - Số lao động qua đào tạo.

- Số trường học, trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. - Số hộ có hố xí, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh.

- Tỷ lệ người dân tham gia các hoạt động xây dựng NTM tại địa phương

3.3.4. Chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo vệ môi trường

- Số công trình nước sạch được xây dựng. - Tỷ lệ hộ dùng nước sạch.

- Số hộ có hố xí, chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh. - Số tổ, đội thu gom rác; điểm thu gom rác.

- Tỷ lệ tham gia các hoạt động BVMT. - Tỷ lệ đường thôn xóm được bê tông hóa,…

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở HUYỆN KIM SƠN, TỈNH NINH BÌNH SƠN, TỈNH NINH BÌNH

4.1.1. Xây dựng mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình

Trong những năm qua xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ chiến lược, đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung nỗ lực của cả hệ thống chính trị, của Nhà nước và nhân dân, nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách, đồng thời tạo ra tiền đề cho những giai đoạn tiếp theo của quá trình phát triển đất nước đặc biệt là nông nghiệp - nông dân - nông thôn. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề bên cạnh đó để thực hiện nhất quán chủ trương chính sách của Đảng, tạo thuận lợi cho việc thực hiện tốt công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình đã căn cứ vào các văn bản chỉ đạo từ cấp trên làm cơ sở, bên cạnh đó đề ra các văn bản mới để phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh. Mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Kim Sơn là: “xây dựng nông thôn Kim Sơn giàu – đẹp- văn minh, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển theo hướng hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, có nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp – dịch vụ. hệ thống chính trị vững mạnh, xã hội ổn định, trật tự xã hội an ninh quốc phòng được giữ vững, đời sống văn hóa tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Kim Sơn sẽ đạt chuẩn về NTM.”

Giai đoạn từ năm 2016 đến hết năm 2020: Tiếp tục củng cố, hoàn thiện hơn nữa những tiêu chí đã đạt được. Cùng với đó là mạnh dạn đầu tư, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp hơn với điệu kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương.

Mục tiêu đến năm 2020 thu nhập bình quân đầu người đạt trên 20 triệu đồng/người/năm, giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm trên 2%, dân số trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên trên 95%. Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân cả về vật chất và tinh thần.

4.1.2. Tổ chức bộ máy chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình được các cấp uỷ đảng, chính quyền từ huyện đến xã và các thôn, xóm quan tâm thực hiện; hệ thống quản lý đã được thành lập và thường xuyên được kiện toàn; hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chương trình được ban hành kịp thời. Sau khi nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, BTV Huyện ủy đã họp thống nhất quan điểm về mô hình bộ máy tổ chức chỉ đạo, quản lý thực hiện Chương trình XD NTM cấp huyện, xã, thôn: Cấp huyện, xã sẽ thành lập BCĐ thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM do đồng chí Bí thư cấp ủy làm Trưởng ban; các đồng chí Phó bí thư làm Phó ban.

Đối với cấp huyện

Triển khai thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện; ngày 10/01/2011 Ban Thường vụ Huyện uỷ đã ban hành quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Kim Sơn giai đoạn 2010 – 2020; BCĐ do đồng chí Bí thư Huyện uỷ làm Trưởng ban, các đồng chí Phó Bí thư làm Phó Trưởng ban, thành viên khác gồm Phó Chủ tịch HĐND, UBND huyện và lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể có liên quan; Ban chỉ đạo đã ban hành Quy chế hoạt động; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách các lĩnh vực và phụ trách địa bàn các xã.

- Ngày 29/3/2011 UBND huyện đã ban hành quyết định thành lập Bộ phận Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện, Bộ phận Thường trực giúp việc do Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực sản xuất làm Trưởng bộ phận, Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT làm Phó Trưởng bộ phận, thành viên là lãnh đạo các phòng chuyên môn có liên quan, Bộ phận thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Trong quá trình triển khai thực hiện Ban Chỉ đạo, Bộ phận Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo thường xuyên được kiện toàn, bổ sung theo quy định và tình hình công tác cán bộ tại địa phương.

Sơ đồ 4.1. Tổ chức Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM huyện Kim Sơn

Nguồn: BCĐ Chương trình xây dựng NTM huyện

- Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Văn phòng Điều phối cấp huyện; ngày 09/6/2015 UBND huyện đã ban hành Quyết định số 2945/QĐ-CT thành lập Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Kim Sơn giai đoạn 2010-2020, gồm 13 đồng chí, trong đó đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách lĩnh vực sản xuất làm Chánh Văn phòng.

BCĐ

xây dựng NTM các xã TRƯỞNG BAN (Ghi rõ Bí thư hay Chủ

tịch huyện đảm nhận) Ban Dân Vận Mặt trận tổ quốc Hội

nông dân Phát Thanh Đài

Ngân hàng nông nghiệp Đoàn Thanh niên Phòng Tài chính - Kế hoạch Phòng nông nghiệp (Phó Ban thường trực + Văn phòng điều phối chương trình XD NTM) BCĐ xây dựng NTM Hội Liên hiệp Phụ

nữ

Hội cựu chiến binh Ban Tuyên giáo Phòng Lao động TBXH... Phòng Kinh tế - Hạ tầng

Đối với cấp xã:

Chương trình xây dựng nông thôn mới đối với cấp xã có sự tham gia thực hiện bởi các nhân tố như: Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới, ban quản lý xây dựng nông thôn mới, ban phát triển thôn (xóm), ban giám sát cộng đồng xây dựng nông thôn mới và người dân.

Sơ đồ 4.2. Tổ chức Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM đối với cấp xã

Nguồn: BCĐ Chương trình xây dựng NTM huyện

Tổng số xã trên địa bàn huyện Kim Sơn thực hiện xây dựng nông thôn mới gồm 25 xã; 25/25 xã trên địa bàn huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo; Ban quản lý; Ban giám sát đầu tư cộng đồng xây dựng nông thôn mới cấp xã; 25/25 xã đã hoàn thành việc tổ chức cho nhân dân các thôn, xóm bầu và ra quyết định công nhận đối với 277/277 Ban phát triển thôn, xóm.

Tổ chức thực hiện cần được thực hiện một cách khoa học nhằm thống nhất việc chỉ đạo cũng như trách nhiệm của từng thành viên tham gia vào quá trình xây dựng NTM trên địa bàn xã. Các nhân tố tham gia và quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới đều có các chức năng và nhiệm vụ cụ thể,

Ban chỉ đạo xây dựng

Ban quản lý xây dựng Ban phát triển thôn (xóm) Ban giám sát cộng đồng Người dân

giúp cho người dân cũng như cán bộ xây dựng NTM thực hiện một cách có hiệu quả và tốt nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chương trình.

4.1.3. Huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

tại Kim Sơn

Có thể nói, quá trình triển khai, thực hiện các chủ trương về xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Sơn đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, diện mạo nông thôn huyện đã có nhiều thay đổi; đời sống kinh tế và vật chất của người dân trong huyện được nâng lên rõ rệt; nhận thức của người dân được nâng cao. Tình hình cơ sở vật chất của huyện ngày càng được nâng cao, hệ thống giúp cho người dân đi lại thuận tiện hơn. Đặc biệt tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu buôn bán sản xuất hàng hóa nâng cao thu nhập cho người dân.

Cùng với việc hỗ trợ làm mới, nâng cấp đường giao thông nông thôn, hơn 1500 hộ dân cũng đã được hỗ trợ làm nhà vệ sinh hai ngăn, nhiều hộ còn bỏ thêm 5 -10 triệu đồng để hoàn thiện công trình này. Đến nay, 90% số hộ trong huyện có vó nhà vệ sinh đảm bảo tiêu chí môi trường, nâng cao điều kiện sinh hoạt, hướng đến cuộc sống văn minh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tuy vốn của Nhà nước hỗ trợ không nhiều nhưng là động lực để người dân tham gia tích cực hơn. Nhờ có chương trình xây dựng nông thôn mời này, đời sống của người dân ngày càng ổn định, năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo trong huyện giảm hẳn từ 9.53% năm 2014 còn 8.76% năm 2016.

Thực hiện chủ trương CNH-HĐH nông thôn, những năm gần đây, huyện đẩy mạnh đa dạng hóa các hoạt động ngành nghề, phát triển mạnh các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người lao động, xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, huyện đẩy mạnh hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Về sản xuất CN - TTCN: Giá trị sản xuất CN - TTCN đóng góp hàng năm chủ yếu là sản phẩm thủ công mỹ nghệ hàng cói xuất khẩu và các hàng hóa khác xuất khẩu. Các sản phẩm cói được xuất khẩu sang các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 47)