Nội dung nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 25 - 30)

2.1.5.1. Xác định mục tiêu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Xây dựng NTM ở Việt Nam là xây dựng nông thôn đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới được quy định tại Quyết định số 491/QĐ- TTg, ngày 19/4/2009, tạo nền móng ban đầu để người dân nông thôn phát huy nội lực, ổn định và nâng cao cuộc sống, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị.sản xuất nông nghiệp hiện đại: Nông thôn là nơi diễn ra phần lớn các hoạt động sản xuất nông nghiệp của các quốc gia. Vì vậy cần xác định các mục tiêu xây dựng nông thôn mới cho từng vùng cụ thể.

Chức năng cơ bản của nông thôn là sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp nông thôn mới bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới.

Ngoài ra đảm bảo tôn tạo các cảnh quan nông thôn với những đặc trưng riêng và xây dựng nông thôn mới với những đóng góp tích cực cho sinh thái.

2.1.5.2. Tổ chức bộ máy thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Tổ chức thực hiện là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đạt được sự thành công của chương trình, tổ chức thực hiện nhằm có sự thống

nhất chỉ đạo giữa các cấp, ngành và phân công trách nhiệm cũng như nhiệm vụ của mỗi thành phần tham gia vào xây dựng NTM. Tổ chức thực hiện một cách khoa học và hợp lý sẽ giúp cho việc thực hiện chương trình được thuận lợi và thành công.

Việc tổ chức thực hiện cần có sự thống nhất và khoa học, cần phân định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của từng thành phần tham gia để phân công công việc một cách hiệu quả và hợp lý.

2.1.5.3. Huy động nguồn lực để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Để phát triển nông thôn việc huy động nguồn lực và sử dụng nguồn lực có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công và hiệu quả của công tác xây dựng nông thôn mới. Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới chủ yếu là nguồn lực về vốn. Chương trình xây dựng nông thôn mới được huy động chủ yếu từ: (i) Đóng góp của người dân có thể bằng ngày công, hiện vật và tài chính; (ii) Vốn đầu tư của doanh nghiệp; (iii) Vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại); (iv) Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước; (v) Vốn tài trợ khác: Vận động, tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, đơn vị và con em thành đạt hướng về quê hương.

Cơ chế huy động nguồn lực gồm: a) Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn . b) Huy động tối đa nguồn lực địa phương. c) Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các công trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. d) Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong xã cho từng dự án cụ thể. đ) Các khoản viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư. e) Các nguồn vốn tín dụng. g) Huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác.

2.1.5.4. Công tác thông tin, tuyên truyền về chương trình xây dựng nông thôn mới

Tuyên truyền là truyền bá giáo dục giải thích nhằm chuyển biến và nâng cao về nhận thức; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, xây dựng thành niềm tin; thúc đẩy mọi người hành động một cách tự giác, nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Công tác thông tin tuyên truyền là một phần không thể thiếu nhằm truyền đạt thông tin, nguyện vọng, kiến thức từ Trung ương đến địa phương. Công tác thông tin, tuyên truyền cũng được xem là một nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu trong việc tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thông qua công tác tuyên truyền giúp cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự thống nhất từ nhận thức đến hành động về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế, các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao.

2.1.5.5.Thực hiện các nội dung chương trình xây dựng nông thôn mới

1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Quy hoạch đất đai là việc khoanh định hoặc điểu chỉnh việc khoanh định đối với các loại đất cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước là tính toán, phân phối sử dụng đất cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí, không gian.

Nội dung công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch thể hiện ba nội dung: (1) Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; (2) Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội – môi trường theo chuẩn mới; (3) Quy hoạch phát triển các khu dân cư và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

(2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội: Hạ tầng kinh tế xã hội không những là nhân tố thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế mà còn nâng cao đời sống của người dân. Trong công tác xây dựng nông thôn mới, hạ tầng kinh tế xã hội thể hiện tám nội dung là: Giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở dân cư.

Những công trình phát triển cơ sở hạ tầng trực tiếp ảnh hưởng đến sản xuất (hệ thống thủy lợi, hệ thống chuồng trại tập trung để thay đổi phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư) thường được quan tâm và đầu tư thích đáng để nhanh chóng đẩy mạnh sản xuất và tạo ra động lực cho việc phát triển các cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho phát triển kinh tế, đời sống. Việc phát triển cơ sở hạ tầng đẩy mạnh phát triển kinh tế còn có thể là việc đưa các ngành nghề mới vào địa phương hoặc trang bị những thiết bị mới, những biện pháp mới gắn liền với tìm kiếm và định hướng thị trường.

(3) Kinh tế và tổ chức sản xuất: Sản xuất phát triển, nhất là sản xuất hàng hóa là điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế của cộng đồng mỗi địa phương. Kinh tế có phát triển thì những yếu tố xã hội mới có cơ hội phát triển theo và đây là động lực chính cho những tiến bộ xã hội được thực hiện. Sau khi đã có thu nhập đảm bảo cuộc sống, người dân mới có điều kiện xây dựng những công trình phục vụ đời sống cho bản thân gia đình họ và đóng góp cho sự phát triển chung.

Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với năng suất và hiệu quả ngày càng cao, đồng thời phát triển tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp nông thôn, phát triển dịch vụ nông thôn để từng bước giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ, phân công lại lao động, phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa , hiện đại hóa.

(4) Văn hóa, xã hội và môi trường: Với trọng tâm phát triển nguồn lực con

người, phát triển văn hóa, nâng cao dân trí và bảo vệ môi trường. Trong quá trình CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, yêu cầu cấp thiết là nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh tốt hơn. Xây dựng người nông dân có kinh tế ổn định, có trình độ văn hóa khoa học cao, có phong cách sống văn minh hiện đại là mẫu người nông dân mới trong nông thôn (Viện QH & TKNN, 2007).

Trong xây dựng nông thôn mới, không chỉ tạo ra nhà văn hóa, các công trình phúc lợi công cộng và điều cốt yếu là xây dựng các phong trào văn hóa, thể thao, phát triển dân trí có tính thiết thực và được cả cộng đồng tham gia. Tăng trưởng kinh tế cao và bền vững là điều kiện thiết yếu để phát triển nông thôn, song điều đó không có nghĩa là phát triển kinh tế với bất cứ giá nào. Trong phát triển kinh tế, việc giữ gìn và bảo vệ môi trường là yếu tố quan trọng để tăng trưởng một cách bền vững (Viện QH & TKNN, 2007).

(5) Hệ thống chính trị: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội đảm bảo đầy đủ

được đào tạo đáp ứng yêu cầu công việc, được quy định cụ thể chức năng nhiệm vụ. Các tổ chức trong hệ thống chính trị có cơ chế hoạt động cũng như các chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ tiêu chuẩn về công tác ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Công tác an ninh, trật tự được đảm bảo thể hiện có nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu. Lực lượng an ninh xã, thôn, xóm được kiện toàn và quy định chức năng

cũng như chính sách hỗ trợ tạo điều kiện để họ hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới (Viện QH & TKNN, 2007).

2.1.5.6. Sự phối hợp giữa các cấp, tổ chức và người dân trong xây dựng nông thôn mới

Các tác nhân tham gia xây dựng nông thôn mới có mối liên hệ mất thiết với nhau, mỗi tác nhân là hạt nhân và là điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ các tác nhân khác tham gia để đạt được mục tiêu đề ra.

Người dân vừa là chủ thể của chương trình xây dựng nông thôn mới nhưng cũng là đối tượng nhận tác động bởi hoạt động của các tác nhân khác. Tham gia với vai trò chủ thể, sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của Nhà nước, của các tổ chức dân sự và là đối tác quan trọng của doanh nghiệp trong hợp tác, liên kết.

Nhà nước với vai trò định hướng, chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện làm thế nào để phát huy vai trò chủ thể, tính chủ động của người dân, của cộng đồng địa phương. Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của hệ thống chính trị, của bộ máy quản lý nhà nước và các tổ chức dân sự. Tạo cơ chế, môi trường và có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn. Phát huy tốt vai trò của các tổ chức tín dụng, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác làm nòng cốt phát triển kinh tế địa phương.

Sự tham gia của các doanh nghiệp sẽ đóng góp cùng với địa phương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Doanh nghiệp góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn, hỗ trợ người dân nâng cao tay nghề, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối giữa người nông dân sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm tạo thành các chuỗi sản xuất và tiêu thụ nông sản hiệu quả và bền vững.

Các tổ chức dân sự cùng với Nhà nước thực hiện các công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác tiếp cận cũng như tập huấn, đào đạo nghề cho lao động nông thôn và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh như tệ nạn xã hội, bình đẳng giới,....

Như vậy sự tham gia phối hợp của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội sẽ quyết định đến sự thành công của chương trình xây dựng nông thôn mới.

Trong đó người dân là tác nhân có vai trò quyết định cần được chú ý và quan tâm hỗ trợ.

2.1.5.7. Kiểm tra giám sát thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình có nghĩa là thu thập và quản lý thông tin thông qua việc giám sát các chỉ tiêu đầu ra, kết quả, tác động đạt được và giám sát việc thực hiện các dự án. Xác định phương pháp theo dõi, giám sát thu thập thông tin, số liệu như: Phương pháp định tính hay định lượng, có sự tham gia hay không có sự tham gia; mỗi phương pháp sẽ cho chúng ta độ chính xác và tin cậy của thông tin khác nhau. Lôi kéo sự tham gia của các bên vào quá trình theo dõi, phân tích. Sau khi thông tin được thu thập thì nó cần được phân tích và thảo luận để từ đó có thể bổ sung thêm các thông tin còn thiếu vào Kế hoạch giám sát.

Trong xây dựng nông thôn mới công tác kiểm tra, giám sát không chỉ có cơ quan chính quyền các cấp mà cần sự tham gia của cả người dân địa phương. Tổ chức họp dân về kế hoạch giám sát, đánh giá xây dựng Chương trình xây dựng NTM. Lắng nghe ý kiến đóng góp cũng như phản hồi của cộng đồng dân cư từ đó tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện lên cấp trên có thẩm quyền xử lý.

2.1.5.8. Kết quả của chương trình xây dựng nông thôn mới

Kết quả của tình hình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới là đánh giá những mặt đã đạt được (cơ sở hạ tầng, vật chất xã hội, sự tham gia của người dân v.v..)và những mặt còn tồn tại, hạn chế từ đó tìm hiểu nguyên nhân để rút ra những giải pháp, kiến nghị góp phần thực hiện tốt chương trình thực hiện xây dựng nông thôn mới trong các giai đoạn tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)