Đơn vị hành chính huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 42 - 46)

Số TT Xã, thị trấn Diện tích (Km2) Dân số trung bình(Người) Lao động (Người) 1 TT Phát Diệm 1,05 8.663 6.905 2 TT Bình Minh 9,11 3.725 1.139 3 Xuân Thiện 3,79 2.735 1.485 4 Chính Tâm 3,16 3.102 1.521 5 Chất Bình 5,92 5.504 4.914 6 Hồi Ninh 5,74 4.890 3.544 7 Kim Định 4,90 6.071 3.002 8 Ân Hòa 7,35 7.260 4.566 9 Hùng Tiến 5,36 6.168 4.892 10 Như Hòa 5,19 5.292 2.541 11 Quang Thiện 8,09 8.901 4.589 12 Đồng Hướng 6,77 8.250 4.639 13 Kim Chính 7,23 7.258 4.278 14 Yên Mật 2,23 2.118 4.811 15 Thượng Kiệm 6,81 6.941 3.468 16 Lưu Phương 6,47 6.986 4.513 17 Tân Thành 4,45 4.787 2.979 18 Yên Lộc 7,13 8.109 6.602 19 Lai Thành 10,49 11.885 9.197 20 Định Hóa 6,64 6.925 3.576 21 Văn Hải 6,64 8.461 5.083 22 Kim Tân 8,16 6.968 3.650 23 Kim Mỹ 8,49 11.560 4.411 24 Cồn Thoi 8,31 9.106 5.138 25 Kim Hải 5,76 3.239 2.039 26 Kim Trung 4,47 3.467 2.386 27 Kim Đông 6,53 3.889 3.048 Huyện quản 49,42

(2)Về kinh tế, kinh tế huyện Kim Sơn giai đoạn 2010 đến năm 2016 tăng trưởng kinh tế bình quân là 12,7% trong đó tốc độ tăng của các ngành: Nông, lâm, ngư tăng 4,1%; công nghệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng tăng 21,3%; Dịch vụ tăng 14,9%.

Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn qua 3 năm (2014 -2016)

Năm

Chỉ tiêu Cơ cấu kinh tế (%)

Thu nhập bình quân (Tr.đ/người/năm) GTSX (Tỷ đồng, Giá cố định năm 2010) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) NL Ngư nghiệp CN&XD Dịch vụ 2014 1.428,1 11,3 41,0 35,3 23,7 12,0 2015 1.602,8 12,8 37,9 36,9 25,1 16,7 2016 1.796,0 12,0 33,9 40,9 25,2 20,8

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kim Sơn (2016)

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế năm 2014: Nông nghiệp 41%, Công nghiệp - xây dựng 35,3%, Dịch vụ 23,7%. Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2016 là: Nông nghiệp 33,9%, Công nghiệp - xây dựng: 40,9%, Dịch vụ: 25,2%. So với năm 2014: tỷ trọng nông nghiệp giảm 7,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 5.6% và dịch vụ tăng 1.5%.

Đồ thị 3.1. Cơ cấu kinh tế của huyện Kim Sơn qua 3 năm (2014 -2016)

Hiện tại toàn huyện có 53/83 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia đạt tỷ lệ 62,35%, trong đó có 12/27 trường mầm non, 11/27 trường Trung học cơ sở, 29/29 trường tiểu học được công nhận chuẩn quốc gia cấp độ 1. Trong đó

có 2 trường Tiểu học được công nhận đạt chuẩn quốc gia cấp độ 2; Toàn huyện hiện có 4 trường Trung học phổ thông, trong đó có 1 trường đạt chuẩn quốc gia và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên.

Trên địa bàn huyện Kim Sơn có 30 cơ sở y tế, trong đó có 1 Bệnh viện đa khoa, 2 phòng khám khu vực, 1 Trung tâm y tế và 27 trạm y tế xã, thị trấn với tổng số 280 giường bệnh.

(3) Về dân số và lao động, Dân số trung bình năm 2016 là 175.000 người,

trong đó nam chiếm 51,3%, nữ 48,7%; lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành năm 2016 là 98.274 người, trong đó: Nông nghiệp là 52.816 người (54%); công nghiệp - xây dựng là 33.104 người (34%); các ngành khác là 12.354 người (12%); lực lượng lao động đi làm ăn ở xa khá đông (khoảng 8.500 người). Về tỷ lệ lao động đã qua đào tạo năm 2015 là 2,12%, năm 2016 là 2,59%; trong vài năm qua thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh, đến hết năm 2016 đạt khoảng 18%, nhưng chủ yếu là đào tạo ngắn hạn (3 tháng).

(4) Điều kiện xã hội: Điều kiện xã hội của huyện Kim Sơn có một số đặc

điểm nổi bật riêng:

+ Có mật độ dân số cao (877 người/km2); diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người thấp (715 m2/người);

+ Là huyện mới (thành lập năm 1829). Hàng năm thường xuyên quai đê lấn biển, xây dựng vùng kinh tế mới, nên dân cư của huyện có quê hương từ nhiều tỉnh, thành trong nước; hội tụ các đặc điểm văn hóa nhiều nơi trong cả nước;

+ Có đông người theo các đạo giáo tín ngưỡng: 46,07% dân số theo đạo Công giáo, 5,6% dân số theo đạo Phật; có các trung tâm đạo Công giáo và Phật giáo (Tòa Giám mục Phát Diệm; Chùa Đồng Đắc);

+ Các điều kiện xã hội khác (y tế, văn hóa, giáo dục, môi trường,…) nằm trong mức trung bình của vùng Đồng bằng Sông Hồng.

3.1.3. Cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. * Giao thông * Giao thông

Trên địa bàn huyện có đường Quốc lộ 10 dài 14,5 km, đường 10 tránh thị trấn Phát Diệm dài 11,8 km, 36 km đường tỉnh lộ và 973,65 km đường giao

thông nông thôn. Trong 973,65 km đường giao thông nông thôn có 64,06 km đường liên xã, 500,37 km đường trục xã, 227,12 km đường ngõ xóm, 182,1km đường trục chính nội đồng.

* Hệ thống thủy lợi và điện

Toàn huyện có 3 hệ thống công trình thủy lợi chính phục vụ sản xuất trong đó có 170 cống các loại. Hệ thống đê điều của huyện Kim Sơn gồm các tuyến đê là 75,7km trong đó tuyến đê biển dài 40,2 km, tuyến đê sông tả Vạc, hữu Vạc, Hữu đáy dài 35,5 km. Trên địa bàn huyện có 84 km đường dây cao thế, 600 km đường dây hạ thế; 99 trạm biến áp 100% số xã có điện lưới quốc gia.

* Hệ thống hạ tầng thông tin, viễn thông nông thôn huyện Kim Sơn

Các xã và thị trấn trong huyện đều có điểm bưu điện – văn hóa. Hiện nay 100% các xã, thị trấn, thôn, xóm đều có máy điện thoại cố định; 100% xã thị trấn có Internet băng thông rộng tốc độ cao Mega VNN, cáp quang FiberVNN… đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin của nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận thông tin và ứng dụng, góp phần nâng cao dân trí, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

* Hệ thống hạ tầng dịch vụ, mạng lưới chợ, cây xăng, cụm công nghiệp và làng nghề của huyện Kim Sơn

Toàn huyện có 12 chợ trong đó có 01 chợ loại II nằm trung tâm huyện, 1 chợ đầu mối thủy sản được đầu tư xây dựng tại xã Kim Đông, các chợ còn lại do xã quản lý và xây dựng tạm, bán kiên cố chưa đảm bảo theo tiêu chí nông thôn mới. Quy hoạch mạng lưới cây xăng trên toàn huyện gồm 17 điểm và có sự điều chỉnh cho phù hợp với mạng lưới hạ tầng giao thông trong huyện, đáp ứng phục vụ nhu cầu tiêu dùng và sản xuất của nhân dân có hiệu quả nhất. Huyện Kim Sơn có 02 cụm công nghiệp gồm: Cụm công nghiệp Đồng Hướng và Cụm công nghiệp Bình Minh, huyện có 25 làng nghề thuộc 9 xã.

* Quy hoạch khu dân cư và cải tạo nhà ở nông thôn của huyện

Huyện đã triển khai quy hoạch mạng điểm dân cư trong quy hoạch nông thôn mới của các xã theo hướng tập trung phát triển khu dân cư mới theo hướng văn minh, đồng thời bảo tồn, kế thừa bản sắc văn hóa tốt đẹp của nhân dân Kim Sơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 42 - 46)