Tổ chức thực hiện chương trình XDNTM tại huyện Kim Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 59 - 74)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

4.1.5. Tổ chức thực hiện chương trình XDNTM tại huyện Kim Sơn

4.1.5.1. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch XDNTM (Tiêu chí 1)

Tiêu chuẩn đầu tiên xây dựng nông thôn mới đó là quy hoạch và phát triển quy hoạch nông thôn mới. Quy hoạch nông thôn mới bao gồm các nội dung: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu, quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế xã hội và quy hoạch phát triển các khu dân cư. Trong những năm qua, công tác quy hoạch cả tỉnh nói chung và của huyện Kim Sơn nói riêng luôn được các cấp ủy,

chính quyền địa phương quan tâm thực hiện, qua rà soát hầu hết các xã đều đạt yêu cầu so với bộ tiêu chuẩn nông thôn mới của Chính phủ ban hành.

Huyện ủy, UBND huyện đã chỉ đạo quyết liệt các xã triển khai thực hiện công tác quy hoạch. Trình tự triển khai được thể hiện trong bảng 4.3 sau:

Bảng 4.3. Trình tự lập quy hoạch xã nông thôn mới

STT Trình tự thực hiện Đơn vị thực hiện

1 Ban hành nghị quyết về xây dựng NTM Đảng ủy xã

2 Lựa chọn, ký hợp đồng với đơn vị tư vấn Chủ đầu tư (UBND xã) và đơn vị tư vấn

3 Lập nhiệm vụ quy hoạch Ủy ban nhân dân xã

4 Thiết kế các phương án quy hoạch Đơn vị tư vấn 5 Lấy ý kiến tham gia

Chủ đầu tư Đơn vị tư vấn

Các ban, ngành đoàn thể

Người dân và cộng đồng dân cư 6 Thẩm định, thỏa thuận quy hoạch Phòng Công thương huyện

7 Phê duyệt quy hoạch UBND huyện Kim Sơn

8 Công khai quy hoạch UBND xã

Nguồn: Thông tin từ cán bộ tổ công tác giúp việc BCĐ huyện

Qua triển khai thực hiện công tác lập quy hoạch xây dựng NTM ở huyện cho thấy: Công tác lập quy hoạch được thực hiện trước khi xây dựng đề án (theo Sổ tay hướng dẫn thì lập đề án phải được tiến hành trước) có nhiều thuận lợi. Các xã trên địa bàn huyện cơ bản tuân thủ theo các bước hướng dẫn, chỉ đạo của tỉnh.

Việc quy hoạch và phân bố dân cư cũng gặp rất nhiều khó khăn. Do người dân thường sinh sống theo làng, theo xóm truyền thống, việc quy hoạch mới sẽ không dễ thực hiện và tốn kém. Để hoàn thành được chỉ tiêu này các xã đã có sự đầu tư lớn của chính quyền các cấp cũng như sự đồng thuận của người dân. Quy hoạch nông thôn mới được công bố rộng rãi trên phạm vi toàn xã bằng hình thức tuyên truyền. Đầu tiên các xã đã tập trung xây dựng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội và cuối cùng trên cơ sở đó quy hoạch bố trí dân cư một cách phù hợp.

Tính đến cuối năm 2016, kết quả bước đầu sau hơn 5 năm thực hiện xây dựng NTM ở Kim Sơn các xã hầu hết đều đạt được thêm các tiêu chí. Cụ thể như sau:

Bảng 4.4. Tình hình Quy hoạch và thực hiện quy hoạch đến năm 2016

TT Nội dung của tiêu chí Yêu

cầu Số xã đạt tiêu chí Số xã chưa đạt tiêu chí Số lượng xã Tỷ lệ (%) Số lượng xã Tỷ lệ (%) 1

Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ

Đạt 25 100 0 0

2 Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã

hội – môi trường theo chuẩn mới Đạt 25 100 0 0

3

Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp

Đạt 25 100 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của huyện (2016)

Qua bảng số liệu cho thấy, hiện nay cả ba tiêu chí này của huyện Kim Sơn đều đạt chuẩn 25/25 xã của huyện đều có quy hoạch trên cả ba nội dung đạt yêu cầu bộ tiêu chuẩn nêu ra.

Tuy nhiên, do áp lực về thời gian phải hoàn thành nên nhiều khâu như lấy ý kiến, tổ chức thỏa thuận, thẩm định,… một số quy hoạch chưa được kỹ lưỡng, sát sao nên ảnh hưởng đến chất lượng quy hoạch. Ý kiến của ông Trần Anh Khôi, Phó Trưởng Phòng NN&PTMT “Ngày 20/01/2011 tỉnh mở hội nghị triển khai xây dựng NTM và phát động phong trào thi đua huyện Kim Sơn chung tay xây dựng NTM, nhưng tỉnh yêu cầu trong tháng 3 năm 2011 các xã phải hoàn thành quy hoạch, tôi nghĩ thời gian 2 tháng để các xã hoàn thành quy hoạch là thời gian quá gấp, ảnh hưởng đến chất lượng quy hoạch”.

4.1.5.2 Thực trạng kết quả thực hiện các tiêu chí về xây dựng hạ tầng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn mới ở huyện Kim Sơn đã có những thay đổi cơ bản, đời sống của nhân dân được nâng cao, nhất là cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống giao thông nông thôn không ngừng được đầu tư cải tạo, nâng cấp đã tạo thuận lợi cho sự phát triển chung của huyện.

Bảng 4.5. Kết quả thực hiện các tiêu chí về đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn từ 2011 - 2016

Nội dung Đơn vị

tính Số lượng Giá trị (triệu đồng) Tổng mức đầu tư Tr. đó NS tỉnh hỗ trợ - Trụ sở xã Công trình 10 18.900 0

- Số km đường giao thông đã được nâng cấp (bê tông hóa hoặc nhựa hóa)

Km

239 20.861 7.550

- Số km kênh mương được cứng hoá Km 295 33.920 0

- Số phòng học Công trình 898 366.741 905

- Nhà văn hoá thể thao Công trình 162 46.560 3.350

- Trạm xá xã Công trình 7 14.200 900

- Số chợ nông thôn thuộc xã quản lý Công trình 24 41.500 0

- Số dự án nước sạch, môi trường Công trình 10 95.026 0

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kim Sơn

Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, các xã trong huyện đã tích cực phát huy nội lực thông qua các hình thức: huy động nhân dân đóng góp kinh phí, sức lao động, đấu giá quyền sử dụng đất, ao hồ… để lấy vốn xây dựng công trình. Bên cạnh đó, Phòng Công thương huyện thường xuyên cử cán bộ xuống cơ sở giúp đỡ từ khâu lập dự án, thiết kế, đến giám sát thi công... Tất cả tuyến đường xây dựng đều được các địa phương thuê tư vấn, giám sát kết hợp với tổ giám sát cộng đồng nên chất lượng công trình được bảo đảm, tạo được sự phấn khởi và đồng thuận trong nhân dân. Một số xã có công trình trạm xá và được triển khai dự án nước sạch.

* Giao thông nông thôn (Tiêu chí 2)

Tiêu chí giao thông có 4 nội dung là: Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT; Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT; Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa; Tỷ lệ km đường trục chính được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.

Toàn huyện có 16 xã đạt tiêu chí giao thông nông thôn (xem bảng 4.6). Cụ thể theo các nội dung tiêu chí, bảng 4.6 biểu thị:

- 100% km đường trục xã, liên xã được nhựa/hoặc bê tông hoá đạt chuẩn theo kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải có 16 xã đạt;

- 100% km đường trục thôn, xóm được cứng hoá đạt chuẩn theo kỹ thuật của Bộ Giao thông vận tải có 6 xã đạt;

- 100% km đường ngõ xóm được cứng hoá có 16 xã đạt.

- Tỷ lệ đường trục chính nội đồng được cứng hoá 100%: có 13 xã .

Đến năm 2016, tất cả các thôn đều có công trình đường giao thông nông thôn và đều đã tiến hành việc cải tạo, nâng cấp giao thông nông thôn với tiến độ rất khẩn trương. Tại các xã đường liên xóm cũng đã được địa phương khẩn trương thi công và đã hoàn thành.

Bảng 4.6. Tình hình thực hiện tiêu chí giao thông đến năm 2016

TT Nội dung của tiêu chí Yêu

cầu Số xã đã đạt tiêu chí Số xã chưa đạt tiêu chí 1

Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT

100% 16 9

2 Tỷ lệ km đường trục thôn, xóm được cứng hóa

đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT 50% 6 19

3 Tỷ lệ km đường ngõ, xóm sạch và không

lầy lội vào mùa mưa. 100% 16 9

4 Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được

cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện 50% 13 12

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của huyện Kim Sơn

Qua đây cho thấy Kim Sơn rất cần quan tâm thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn nhiều hơn nữa. Nguyên nhân của sự hạn chế này là do thiếu quan tâm đầu tư, đặc biệt là giao thông nội đồng và thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT.

Tiêu chí xây dựng đường liên thôn do huyện và xã triển khai thực hiện. Với hình thức huy động tổng lực với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tiêu chí này hoàn toàn có thể đạt được theo chuẩn nhưng cần có thêm thời

gian để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, hướng dẫn và hỗ trợ để người dân có thêm nhiều hướng phát triển kinh tế từ đó tăng thu nhập. Để đạt được điều đó, đòi hỏi chính quyền huyện, xã phải tích cực quan tâm, đồng thời tuyên truyền vận động người dân cùng tham gia vào các ngành nghề kinh tế mới.

Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện. Yêu cầu đặt ra phải trên 50% số đường nội đồng đạt tiêu chuẩn. Việc đạt tiêu chuẩn này là khó khăn đối với địa phương. Cụ thể, chỉ có 13/25 xã đạt yêu cầu. Để đạt được chỉ tiêu này, đòi hỏi sự cố gắng đầu tư lớn của địa phương. Tuy nhiên, do diện tích manh mún, nhỏ lẻ, do đó việc xây dựng hệ thống đường nội đồng thường gặp nhiều khó khăn.

Tóm lại, so với yêu cầu phải đạt từ 70% trở lên số xã trong huyện đạt yêu cầu của tiêu chuẩn nông thôn mới, thì tiêu chí giao thông của huyện chưa đạt là huyện nông thôn mới.

* Thuỷ lợi (Tiêu chí 3)

Tiêu chí 3 có 2 nội dung là hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, dân sinh và tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa.

Toàn huyện có 17 xã đạt tiêu chí thuỷ lợi, 8 xã chưa đạt tiêu chí này. Bảng 4.7 biểu thị, hệ thống thuỷ lợi đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh có 17 xã đạt, nhưng nội dung tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá chỉ có 16 xã. Như vậy chủ yếu ở đây các xã chưa đạt tiêu chí là do tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hoá chưa đạt, thời gian qua các địa phương chưa quan tâm đầu tư kiên cố hoá kênh mương. Đây cũng là tiêu chí khó thực hiện vì yêu cầu nguồn lực lớn.

Bảng 4.7. Tình hình thực hiện tiêu chí thủy lợi đến năm 2016

TT Nội dung của tiêu chí Yêu cầu Số xã đã đạt

tiêu chí

Số xã chưa đạt tiêu chí 1 Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp

ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh Đạt 17 8

2 Tỷ lệ km kênh mương do xã

quản lý được kiên cố hóa 50% 16 9

Tiêu chí hạ tầng thủy lợi được đánh giá bởi hai tiêu chí là hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất, phục vụ dân sinh và tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được đảm bảo phục vụ tưới, tiêu, kiên cố hóa cống đập.

Đối với tiêu chí hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh. Hiện toàn huyện có 17 xã, chiếm 68% số xã đạt yêu cầu, còn lại 8 xã chiếm 32% chưa đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. So với yêu cầu phải đạt từ 70% số xã trở lên để trở thành huyện nông thôn mới, tiêu chí này huyện Kim Sơn về cơ bản đã gần đạt được. Chỉ cần địa phương tiếp tục đầu tư cải tạo và xây dựng hệ thống kênh mương thì trong thời gian ngắn tới, chỉ tiêu này sẽ đạt yêu cầu của huyện nông thôn mới.

Đối với tiêu chí cứng hóa kênh mương, hiện có 16 xã chiếm 64% số xã đạt tiêu chuẩn, số lượng kênh mương của 13 xã này được cứng hóa là 64% cao hơn mức yêu cầu cần đạt được là trên 50%. Chỉ tiêu này đối với toàn huyện đã đạt yêu cầu của nông thôn mới, tuy nhiên trong thời gian tới huyện cần tiếp tục đầu tư để hoàn thiện việc cứng hóa kênh mương của địa phương, nhất là đối với 9 xã chưa đạt yêu cầu nhằm góp phần giúp nhân dân phát triển kinh tế và phục vụ đời sống người dân tốt hơn.

* Điện nông thôn (Tiêu chí 4)

Tiêu chí về điện có 2 nội dung là hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện và tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn.

Tiêu chí hệ thống điện là một trong các tiêu chí mà huyện Kim Sơn đạt tiêu chuẩn với tỷ lệ rất cao với 25/25 xã, đạt 100% số xã đã có hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kĩ thuật của ngành điện. Đối với chỉ tiêu tỷ lệ hộ dùng điện thường xuyên.

Bảng 4.8. Tình hình thực hiện tiêu chí về điện nông thôn đến năm 2016

TT Nội dung của tiêu chí Yêu cầu Số xã đã

đạt tiêu chí

Số xã chưa đạt tiêu chí 1 Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ

thuật của ngành điện Đạt 24 1

2 Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường

xuyên, an toàn từ các nguồn 95% 25 0

Toàn huyện có 24 xã đạt 96% số xã đạt tiêu chuẩn, tính chung cả huyện đã đạt tiêu chuẩn này. Tỷ lệ hộ dân dùng điện thường xuyên của 25 xã đạt chuẩn này là 100% so với yêu cầu phải đạt từ 95% trở lên.

Có thể nói, đối chiếu với tiêu chuẩn hạ tầng điện của bộ tiêu chí nông thôn mới, huyện Kim Sơn đều đạt yêu cầu với mức cao (yêu cầu đòi hỏi 70% số xã trở lên đạt yêu cầu). Việc hoàn thành xây dựng chỉ tiêu hệ thống điện còn là tiền đề để xây dựng các hạ tầng kinh tế - xã hội khác của địa phương.

* Trường học (Tiêu chí 5)

Tiêu chí 5 có 1 nội dung là tỷ lệ trường học các cấp; mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia: 100%.

Huyện Kim Sơn cơ bản các xã đã hoàn thành kiên cố hoá trường học. Tuy nhiên xã đạt 100% trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học và trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn Quốc gia chỉ có 12 xã. Còn tới 13 xã chưa đạt tiêu chí này, do đa số các xã mới chỉ quan tâm tới xây dựng cơ bản, mà chưa quan tâm tới thực hiện các nội dung khác trong các tiêu chí đánh giá trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia của Bộ Giáo dục và đào tạo.

* Cơ sở vật chất văn hoá (Tiêu chí 6)

Tiêu chí 6 có 2 nội dung là: Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn; tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL.

Tiêu chí Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ VH - TT – DL số xã đã đạt tiêu chí là 14 xã, đạt 56%. Việc đầu tư cho các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao của chính quyền hay của chính người dân chưa thực sư được quan tâm.

Bảng 4.9. Tình hình thực hiện tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa (Tính đến năm 2016 ) (Tính đến năm 2016 )

TT Nội dung của tiêu chí Yêu

cầu

Số xã đã đạt tiêu chí

Số xã chưa đạt tiêu chí 1 Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn

của Bộ VH-TT-DL Đạt 14 11

2 Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 59 - 74)