Sự phối hợp giữa các cấp, tổ chức và người dân trong xây dựng nông thôn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 74 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

4.1.6. Sự phối hợp giữa các cấp, tổ chức và người dân trong xây dựng nông thôn mới

thôn mới

Chương trình xây dựng NTM liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực vì vậy trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình cần có sự tham gia, phối hợp của các phòng, ban, đơn vị trong huyện. Sự phối hợp trong xây dựng NTM được thể hiện trong bảng 4.17 như sau:

Bảng 4.17. Sự tham gia, phối hợp của các đơn vị trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn

TT Đơn vị Nhiệm vụ thực hiện

1

Phòng Nông nghiệp &PTNT

Là cơ quan thường trực, tham mưu giúp việc cho UBND, BCĐ huyện; phối hợp với các sở, ngành hướng dẫn thực hiện các nội dung: Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu phục vụ cho phát triển sản xuất; xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình thủy lợi và kiên cố hóa kênh mương; phát triển sản xuất, tăng thu nhập; củng cố và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn

2 Phòng LĐ-

TB & XH

Hướng dẫn thực hiện các nội dung: Nâng cao tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong nông thôn

3 Phòng

KTHT

Hướng dẫn thực hiện các nội dung: Quy hoạch, công trình điện đảm bảo sinh hoạt, sản xuất; cải tạo, nâng cấp và xây mới chợ ở các xã

4 Phòng

Y tế

Hướng dẫn thực hiện: Chuẩn hóa cơ sở y tế và vận động người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế.

5 Phòng Giáo

dục

Hướng dẫn thực hiện nội dung: Chuẩn hóa về giáo dục các cấp học trên địa bàn xã

6

Phòng Văn hóa- Thể

thao

Hướng dẫn thực hiện nội dung: Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa và phát triển các hoạt động văn hóa, thể thao trên địa bàn xã; thực hiện các hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới

7 Phòng

TN&MT

Hướng dẫn thực hiện quy hoạch sử dụng đất, dồn điền đổi thửa, tiêu chí môi trường ở nông thôn

8 Phòng Nội

vụ

Thực hiện nội dung chuẩn hóa trụ sở và đội ngũ cán bộ xã; xây dựng HTCT cơ sở trong sạch, vững mạnh

9

Phòng Tài chính Kế hoạch

Tổng hợp nhu cầu vốn cho xây dựng NTM; hướng dẫn cơ chế tài chính phù hợp với các đề án, dự án của Chương trình; phân bổ vốn, giám sát chi tiêu, quyết toán kinh phí thực hiện Chương trình xây dựng NTM

10 Chi Cục

thống kê

Cập nhật, tổng hợp phân tích, cung cấp thông tin, số liệu về nông thôn ở các xã cho BCĐ huyện kịp thời chỉ đạo

12 Công an

huyện

Hướng dẫn thực hiện tiêu chí về an ninh, trật tự xã hội ở nông thôn (tiêu chí 19) 13 Uỷ ban MTTQ huyện

Vận động các hộ gia đình chỉnh trang nhà cửa và các công trình sinh hoạt để đạt chuẩn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến cập nhật đưa tin về các điển hình tốt, kinh nghiệm hay về xây dựng NTM; phát động phong trào thi đua XD NTM; thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với nhiệm vụ XD NTM”. 14 Đài truyền

thanh

Tổ chức xây dựng nội dung, tin bài, cập nhật thông tin tổ chức các hoạt động tuyên truyền về xây dựng NTM

Qua bảng trên ta thấy, mỗi phòng ban, đơn vị của huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình đều gắn với các nội dung xây dựng NTM được quy định khá cụ thể, rõ ràng. Tuy nhiên, thực tế triển khai cho thấy sự phối hợp lại chưa nhịp nhàng, chặt chẽ như: Phòng nông nghiệp & PTNT là cơ quan thường trực, tham mưu giúp việc cho UBND, BCĐ huyện nhưng không được tham gia phân bổ nguồn vốn cho xây dựng NTM, việc phân bổ như thế nào, bao nhiêu, cho xã nào lại do Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện quyết định hơn nữa chế độ thông tin, báo cáo các phòng không cung cấp thường xuyên mà cán bộ của phòng muốn biết thì tự đi nắm bắt.

Xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn, nó thực hiện hầu hết trên tất cả các lĩnh vực của khu vực nông thôn. Trong việc triển khai thực hiện chương trình việc phối hợp giữa các cấp, các tổ chức chính trị xã hội và người dân là yếu tố quyết định cho sự thành công của chương trình. Sự tham gia tích cực của các tổ chức, các cấp chính quyền và đặc biệt là người dân cùng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp các ngành sẽ mang lại thành công cho chương trình.

Chỉ đạo Báo hỗ trợ cáo chỉ đạo Chỉ đạo hỗ trợ Chỉ đạo Báo hỗ trợ hỗ trợ cáo

báo cáo báo cáo

Chỉ đạo Phản

Hỗ trợ ánh

Phản ánh Phản ánh

Chỉ đạo, hỗ trợ Chỉ đạo, hỗ trợ

Sơ đồ 4.3. Sự phối hợp giữa các cấp, các tổ chức và người dân

Nguồn: BCĐ xây dựng nông thôn mới ở huyện Kim Sơn

Người dân Các tổ chức

chính trị - xã hội

UBND xã

Các phòng ban Ban phát triển

thôn, xóm UBND huyện

Qua sơ đồ 4.3 có thể thấy sự phối hợp giữa các cấp, các tổ chức và người dân trong quá trình xây dựng NTM. UBND xã phối hợp báo cáo tình hình địa phương cho UBND huyện và nhận sự chỉ đạo, hỗ trợ của cấp trên trong việc thực hiện các nội dung như: Xây dựng đề án, lập kế hoạch thực hiện chương trình, quy hoạch tổng thể phát triển toàn xã và nhận hỗ trợ các nguyên vật liệu xây dựng.

4.1.7. Kiểm tra giám sát thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Sự giám sát, kiểm tra trong xây dựng nông thôn mới sẽ giúp cho việc thực hiện được hiệu quả hơn, kịp thời phát hiện những sai xót, khó khăn trong quá trình thực hiện nhằm đưa ra hướng đi, giải pháp phù hợp và kịp thời. Việc kiểm tra, giám sát còn có thể thúc đẩy quá trình xây dựng được nhanh hơn, hoàn thiện tốt hơn. Kiểm tra và giám sát còn giúp cho việc sử dụng các nguồn lực có hiệu quả, tránh lãng phí hoặc sử dụng sai mục đích.

Sự giám sát, kiểm tra cần phải thực hiện một cách thường xuyên trong quá trình xây dựng NTM, đặc biệt là cần có sự tham gia của người dân trong công tác kiểm tra, giám sát. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn công tác giám sát, kiểm tra chưa được thực hiện một cách thường xuyên và còn ít sự tham gia của người dân. Hầu như người dân chưa được tham gia vào việc giám sát cũng như đánh giá các công trình trên địa bàn. Có thể thấy việc giám sát và kiểm tra rất quan trọng và nó góp phần giúp cho việc thực hiện chương trình xây dựng NTM được hiệu quả hơn. Yếu tố kiểm tra giám sát có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã.

Đối với các Chương trình dự án như GTNT, nội đồng, NVH,…ở các địa phương, BQL các xã đều thành lập Ban giám sát cộng đồng do cộng đồng dân cư bầu lên, Trưởng BQL xã ra quyết định công nhận. Ban giám sát có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư; Tuy vậy, một số địa phương việc thành lập ban giám sát còn mang tính hình thức, hiệu quả giám sát chưa cao; trong quá trình giám sát, đánh giá các chương trình, người dân ít được

UBND tỉnh UBND huyện UBND xã Ban giám sát

tham gia vào kiểm tra, giám sát và quản lý công trình, thậm chí còn không được tham gia vào đánh giá và nghiệm thu công trình. Năng lực của người giám sát, đánh giá yếu. Kinh phí cho hoạt động giám sát, đánh giá thấp. Chất lượng các công trình giao thông, NVH chưa tốt. Bên cạnh đó, không có nguồn vốn cho duy tu, bảo dưỡng công trình GTNT nên các công trình đường xá thường xuống cấp rất nhanh, dễ bị hư hỏng.

Song song với công tác kiểm tra, giám sát hàng tháng BCĐ huyện chỉ đạo Tổ công tác giúp việc cho BCĐ xây dựng, thiết kế biểu mẫu báo cáo yêu cầu các xã cung cấp thông tin tiến độ, kết quả triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM trên địa bàn xã trong đó đề cập đến những kết quả đạt được, tồn tại hạn chế đặc biệt những khó khăn vướng mắc, kiến nghị đề xuất trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM. Với sự chỉ đạo như vậy nhưng thực tế ở nhiều địa phương không thực hiện việc nộp báo cáo theo quy định, chất lượng một số báo cáo chưa cao, còn mang tính hình thức. Ảnh hưởng đến công tác tổng hợp chung nên việc tham mưu cho BCĐ huyện nhiều khi chưa kịp thời, sâu sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)