Mười quốc gia xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 40 - 42)

Quốc gia Năm 1970

(1000 tấn) Cơ cấu (%) Quốc gia Năm 2004 (1000 tấn) Cơ cấu (%) Hà Lan 201 38,6 Mỹ 2.652 27,3 Mỹ 65 12,5 Brazil 2.628 27,1 Hungary 62 11,9 Hà Lan 695 7,2 Đan Mạch 49 9,4 Pháp 650 6,7 Pháp 31 6,0 Bỉ 392 4,0

Bulgari 27 5,2 Trung Quốc 333 3,4

Phần Lan 18 3,4 Thái Lan 319 3,3

Trung Quốc 13 2,5 Đức 318 3,3

Đức 7 1,3 Anh 275 2,8

Italy 3 0,6 Đan Mạch 152 1,6

Tổng 476 91,4 Tổng 8.414 86,8

Thế giới 521 100 Thế giới 9.697 100

Nguồn: World’s Poultry Science Journal, (2006)

Năm 1970, Hà Lan là nước dẫn đầu về xuất khẩu gia cầm chiếm 39% thị phần trên thế giới, sau đó là đến Mỹ và Hungary. Ở thời điểm này 8/10 nước đứng đầu về xuất khẩu thịt gia cầm nằm ở Châu Âu, 4 trong số 8 quốc gia này là

thành viên EC và 3 quốc gia là thành viên của COMECON. Năm 2004, khu vực các nước này vẫn là những nhà xuất khẩu thịt gia cầm lớn chiếm 87% lượng thịt gia cầm xuất khẩu trên thị trường. Các nước đứng đầu về xuất khẩu thịt gia cầm năm 2004 hoàn toàn khác so với năm 1970. Mỹ và Brazil là hai nhà xuất khẩu thịt gia cầm lớn trên thế giới, chiếm 54,4%. Năm 1970, Brazil không phải là nhà xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhưng đến năm 2004, sản lượng thịt gia cầm xuất khẩu của nước này đứng ở vị trí thứ hai và vượt trội so với Mỹ. Sáu quốc gia xuất khẩu thịt gia cầm lớn là các nước EU, trong đó Hà Lan ở vị trí thứ ba. Năm 1970, Thái Lan không phải là nhà xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhưng đến năm 2003 họ đã tiến đến vị trí thứ 5 với sản lượng thịt gia cầm xuất khẩu đạt 597.163 tấn nhưng sau khi có dịch cúm gia cầm sản lượng giảm còn 319.336 tấn năm 2004 (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006).

Năm 1970 các nước châu Âu dẫn đầu về xuất khẩu thịt gia cầm thì đến 2004 các nước này lại trở thành các nước nhập khẩu thịt gia cầm, chiếm 50% lượng thịt gia cầm nhập khẩu trên thế giới. Bốn nước nhập khẩu thịt gia cầm chính thuộc Châu Á và 1 nước Trung Mỹ. Nhưng đến năm 2004, xu thế này đã thay đổi, Nga là nước nhập khẩu thịt gia cầm lớn chiếm 12,6%, sau đó là Trung Quốc và Nhật Bản. Đức ở vị trí thứ 5, chiếm 6,3% tổng lượng thịt nhập khẩu của thế giới. Điều đó cũng cho thấy rằng thịt gia cầm hấp dẫn hơn các loại thịt khác (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006).

Trong năm 2008, Hoa Kỳ vẫn là nước đứng đầu thế giới về thịt gà Broiler sản xuất với sản lượng 17 triệu tấn thịt (đã giết mổ); thứ hai là Trung Quốc và Brazil: 11 triệu tấn mỗi nước, khối EU (27 nước) đứng thứ tư với 8 triệu tấn (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006).

Bốn nhà sản xuất lớn nhất này sẽ chiếm giữ 73% sản lượng thịt gà Broiler tồn thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ (27%), Trung quốc, Brazil mỗi nước chiếm giữ 17%. Khối EU năm nay chỉ chiếm giữ 12,5% (giảm 1,5% so năm 2007) (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006 ).

Hoạt động mậu dịch của sản phẩm thịt gà Broiler (Công nghiệp) liên tục tăng trưởng từ hơn thập niên qua và được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong năm 2008 và cả thập niên tới. Đáng lưu ý là từ 2003 trở về trước thì Hoa Kỳ ln giữ vị trí là nước xuất khẩu nhiều thịt gà Broiler nhất. Nhưng từ 2004 đến nay Brazil đã vượt qua Hoa Kỳ để vươn lên là nước dẫn đầu. Ước tính 2008, Brazil xuất khẩu tới hơn 3 triệu tấn (trong khi đó cách đây 5 năm 2003, mới xuất khẩu được

1,8 triệu tấn). Năm 2008 Brazil xuất khẩu tới 40% lượng thịt gà Broiler xuất khẩu tồn cầu trong khi đó Hoa Kỳ đứng thứ hai với 33% (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006).

Năm 2008 Liên bang Nga vẫn tiếp là nước nhập khẩu thịt gà Broiler lớn nhất với sản lượng trên 1,2 triệu tấn, mặc dù sản xuất trong nước đã liên tục tăng trong thời gian qua. Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu đứng vị trí thứ hai với 750 ngàn tấn, thứ ba là Trung Quốc với 500 ngàn tấn (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006).

Tiêu thụ thịt gia cầm năm 2008 vẫn tiếp tục tăng cùng với nguồn cung tăng mạnh đang là yếu tố đảm bảo cho tăng trưởng hoạt động mậu dịch của thịt gà Broiler. Hoa Kỳ vẫn đứng đầu với mức tiêu thụ 45 kg thịt gà/người/năm; sau đó lần lượt là Brazil: 40 kg; Mexico: 25 – 30 kg; Liên bang Nga: 15- 20 kg; Thái Lan: 10 - 12kg; Trung Quốc: 7 – 8 kg. Trung Quốc vẫn là nước có thị trường tiêu thụ tiềm năng lớn nhất cho các sản phẩm thịt gà Broiler nhất là thịt đùi, cánh và chân gà (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 40 - 42)