Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển mơ hình ni gà ri lai trên cát tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển mơ hình ni gà ri lai trên cát tạ

GÀ RI LAI TRÊN CÁT TẠI HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH 4.2.1. Chủ trương, chính sách của Nhà nước

- Nhận thấy vị trí quan trọng của ngành chăn ni, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm, ngay sau những năm sau đổi mới, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển chăn ni nói chung và chăn ni gia cầm nói riêng đã đưa ngành chăn ni dần chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nơng nghiệp; ngành chăn ni đã thực sự chuyển mình sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn phát triển theo hướng hàng hóa với quy mơ ngày càng lớn và hiện đại. Người chăn nuôi dần chuyển từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang hướng chăn nuôi trang trại, gia trại.

Ngày 10/11/1998, Bộ Chính Trị đã ra Nghị quyết về vấn đề phát triển nông nghiệp nơng thơn khuyến khích kinh tế hộ, hợp tác xã và trang trại chăn

nuôi quy mô vừa và lớn, chú trọng khâu giống và công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi; thực hiện các biện pháp để nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm, đưa chăn nuôi thực sự trở thành ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp.

Thực hiện đường lối của Đảng và nhà nước, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Trên nền tảng kinh tế tự chủ của hộ nơng dân đã hình thành các trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ cơng nghệ và quản lý cao hơn nhằm mở rộng quy mơ sản xuất hàng hóa và nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong nền cơ chế thị trường (Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Thủ tướng Chính phủ).

Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Với quan điểm phát triển ngành chăn ni trở thành ngành sản xuất hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Tổ chức ngành chăn nuôi theo hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm;

Những năm gần đây, quan điểm của Đảng và Nhà nước đã đưa ra là từng bước hồn thiện chủ trương, chính sách nhằm phát triển chăn ni nói chung và phát triển chăn ni gia cầm nói riêng. Vấn đề này được thể hiện rõ trong các văn bản của Chính phủ như: Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/9/2014 của Thủ tướng chính phủ về Chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020; Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nông thôn....

Quyết định số 04/2012/QĐ-UBND ngày 18/01/2012 của UBND tỉnh Thái Bình về việc Ban hành Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tăng cường năng lực chủ động kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm ở tỉnh Thái Bình. Trong đó quy định ngân sách tỉnh hỗ trờ 100% kinh phí mua vắc xin tiêm phịng các bệnh nguy hiểm ở vật ni tại hộ gia đình; hỗ trợ cơng tiêm phịng vắc xin cúm gia cầm với mức hỗ trợ 200.000 đ/lần tiêm; hỗ trợ chi phí giám sát dịch bệnh, hoạt động chốt kiểm dịch, vệ sinh khử trùng tiêu độc hàng năm, ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí hoạt động của các chốt kiểm dịch, 1005 kinh phí mua hóa chất dự phịng; ngồi ra cịn hỗ trợ kinh phí tun truyền trên các phương

tiện thông tin đại chúng về nang cao và tăng cường năng lực chủ động kiểm soát dịch bệnh trên gia cầm.

Quyết định số 16/2014/QĐ-UBND ngày 24/9/2014 của UBND tỉnh Thái Bình về Ban hành quy định cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giai đoạn đến năm 2020. Trong đó tập trung hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ sở chăn nuôi lợn, gia cầm, xây dựng cơ sở chế biến sản phẩm nơng nghiệp. Về chính sách hỗ trợ: ưu đãi về đất đai, trong đó đơn giá thuê đất với mức thấp nhất của từng loại đất tương ứng theo quy định của tỉnh, miễn giảm một nửa thuế thuê đất, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp được miễn thuế thuê đất từ 11 đến 15 năm; Ngoài ra còn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở chăn ni, theo đó hỗ trợ 50% kinh phí giải phóng mặt bằng, hỗ trợ 50% lãi suất vay ngân hàng trong 02 năm kể từ ngày vay vốn.

Nghị Quyết số 05-NQ/HU ngày 26/4/2014 của Ban chấp hành Đảng bộ huyện Quỳnh Phụ về đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại giai đoạn 2014 – 2020 theo hướng Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó nhấn mạnh mục tiêu chung là đẩy mạnh phát triển chăn ni trang trại có áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, tập trung với quy mô lớn, chất lượng cao, hạ giá thành sản phẩm, xây dựng mơ hình chuỗi liên kết trong sản xuất, cung ứng thực phẩm an toàn, đủ sức cạnh tranh trên thị trường với các giải pháp như tuyên truyền nâng cao nhận thức và hành động, tăng cường công tác quản lý nhà nước về chăn nuôi, thực hiện nghiêm việc quy hoạch, quản lý quy hoạch, quản lý đất đai vùng chuyển đổi, chuyển các trang trại, gia trại trong khu dân cư gây ô nhiễm môi trường ra khu chăn nuôi tập trung, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn ni trang trại, khuyến khích người chăn ni đưa các giống vật ni mới cho năng suất, chất lượng cao như các giống gà chuyên thịt, giống gà lai; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đào tạo, tập huấn kỹ năng quản lý trang trại cho các chủ trang trại, đào tạo đội ngũ quản lý ngành chăn nuôi nhất là Trưởng ban chăn nuôi thú y.

Chăn nuôi đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong quá trình phát triển kinh tế của huyện Quỳnh Phụ. Số hộ chăn nuôi nhất là chăn nuôi gà ngày càng tăng, đóng góp rất lớn vào tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, mức tăng trưởng giá trị sản xuất của chăn ni gà trên địa bàn xã cịn chưa cao do một số yếu tố khó khăn như vốn đầu tư, yếu tố kỹ thuật, tình hình

dịch bệnh và thị trường đầu vào cũng như đầu ra cho sản phẩm. Các yếu tố này đóng vai trị hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển chăn ni gà cũng như ngành chăn ni nói chung.

4.2.2. Vốn đầu tư chăn nuôi

Vốn là yếu tố quan trọng hàng đầu để bắt đầu và thực hiện q trình chăn ni gà. Khơng có vốn sẽ khơng thể nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và mở rộng quy mơ. Theo tính tốn của hộ nơng dân để đầu tư chăn ni khoảng 1.000 con gà thì cần đến hàng trăm triệu đồng. Khoản tiền này không phải hộ nông dân nào cũng có đủ, chủ yếu phải đi vay. Thế nhưng lãi suất vay ngoài Ngân hàng rất cao mà vay Ngân hàng thì lại khó khăn, phải trải qua rất nhiều các thủ tục, phải có rất nhiều các điều kiện mới được vay tiền, nhất là các hộ có quy mơ sản xuất nhỏ. Hơn nữa, tâm lý của một số nông hộ là ngại rủi ro, không dám vay số tiền lớn để làm ăn.

Với những hộ nơng dân có ý chí, quyết tâm trong chăn ni thì vốn ln là vấn đề hàng đầu mà họ quan tâm nhưng hiện nay tuy đã có sự phối hợp, giúp đỡ của Ngân hàng nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, quỹ tín dụng và đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác, nhưng thiếu vốn vẫn là tình trạng xảy ra phổ biến. Do thiếu vốn nên đầu tư ban đầu không đầy đủ, đầu tư lưu động không ổn định. Vấn đề thiếu vốn đã làm cho bà con nông dân rất băn khoăn, khi đi vay ngân hàng chỉ được vay với số lượng ít, thủ tục thì rườm rà rất khó khăn. Bởi vậy, người nơng dân phải chấp nhận chịu lãi suất cao để vay của tư nhân ngoài hệ thống Ngân hàng, việc mở rộng quy mơ chăn ni là rất khó. Đặc biệt sau đợt dịch bệnh hoặc biến động thị trường xảy ra gây thiệt hại thì nhiều bà con hết tiền để tiếp tục đầu tư trở lại.

4.2.3. Yếu tố công nghệ kỹ thuật

Trong chăn nuôi để giảm rủi ro và tăng mức tăng trọng về lượng, về chất của vật ni thì cơng nghệ kỹ thuật là yếu tố chủ chốt. Có được cơng nghệ kỹ thuật tốt sẽ giảm được chi phí đầu tư và tăng lợi nhuận cho hộ nơng dân. Về điểm này thì nhìn chung các hộ nơng dân trên địa bàn huyện cịn kém. Người nơng dân vẫn dựa rất nhiều vào kinh nghiệm qua thời gian, phải thừa nhận rằng trong chăn ni kinh nghiệm có quan trọng nhưng chỉ với kinh nghiệm thì khó có thể giải quyết các vấn đề mới phát sinh, các vấn đề mà trước đó trong q trình chăn nuôi hộ chưa từng gặp.

ni là làm giảm chi phí đầu ra và vẫn đảm bảo đầu ra theo mục tiêu, bên cạnh đó tiết kiệm được cơng lao động. Đối với các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, việc lựa chọn giống gà, loại cám có chất lượng sẽ góp phần làm ngắn thời gian chăn nuôi một lứa, đàn gà sẽ tăng trọng nhanh và cho hiệu quả kinh tế cao. Khi cho gà ăn có khoa học, có lịch trình rõ ràng sẽ kiểm sốt được chi phí thức ăn và đảm bảo chất lượng gà thịt.

Trên thực tế, khả năng áp dụng những chu trình kỹ thuật như chọn giống, chọn cám, phân chia bữa ăn cho gà của bà con nơng dân cịn rất hạn chế. Trình độ kỹ thuật của hộ phụ thuộc rất nhiều vào công tác khuyến nông của huyện. Trong khi cả huyện mới chỉ có 7 cán bộ khuyến nơng chun trách có trình độ đại học. Có thể nói cán bộ khuyến nơng là tác nhân căn bản trong việc kết nối bà con chăn nuôi với khoa học hiện đại, giảm tình trạng chăn ni lạc hậu, dần đưa sản phẩm chăn ni thành hàng hóa cạnh tranh trên thị trường.

4.2.4. Thị trường

4.2.4.1. Thị trường đầu vào

- Về con giống: Để tiến hành chăn nuôi trước hết là phải có con giống, con giống tốt là loại con giống khỏe mạnh, tăng trọng nhanh, sản phẩm thịt đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, nguồn con giống trên địa bàn huyện còn chưa đạt tiêu chuẩn, giá tương đối cao so với mặt bằng thị trường, vì trên địa bàn huyện số lượng lò ấp trứng còn ít, chưa đáp ứng đủ ra thị trường, người dân phải đi mua giống từ các vùng khác. Trong thời gian tới cần có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo cung cấp đủ cả về lượng và về chất cho các hộ chăn nuôi gà trên địa bàn huyện nhà. Điều này vừa hạn chế sự lây lan của dịch bệnh vừa giảm chi phí vận chuyển của bà con.

- Về thức ăn: Hộ chăn nuôi huyện Quỳnh Phụ chủ yếu sử dụng cám của các đại lý trong huyện. Chất lượng cám nhiều khi không được kiểm định chặt chẽ, giá cám không ổn định, thơng tin về giá cám rất ít ỏi đối với hộ chăn ni. Người chăn nuôi thường liên hệ với đại lý chở cám tới nhà, một số đại lý yêu cầu tính cước vận chuyển, nhưng cơ bản là khơng tính cước vận chuyển nếu mua cám với số lượng lớn. Các đại lý trong huyện quy mơ chưa lớn nên cũng khơng nhiều đại lý có khả năng cho hộ nợ lại lâu dài quá một năm với số tiền hàng trăm triệu đồng. Trong khi thức ăn là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình chăn ni, phản ánh phần lớn chi phí và quyết định tới hiệu quả kinh tế thì việc đảm bảo nguồn cung cấp thức ăn ổn định, chất lượng cho đàn gà của bà con là vấn đề luôn cần

được toàn huyện lưu ý giải quyết. 4.2.4.2. Thị trường đầu ra

Tiêu thụ sản phẩm là vấn đề rất quan trọng trong chăn nuôi gà, sản phẩm không được bán đúng thời điểm sẽ làm tăng chi phí thức ăn trong khi sản lượng không tăng hoặc tăng không đáng kể làm giảm lợi nhuận trong chăn nuôi gà. Tại huyện Quỳnh Phụ, các hộ chăn nuôi thường xuyên bán sản phẩm cho các tư thương không cố định. Đa số các hộ chăn nuôi cho rằng sản phẩm của họ vẫn bị tư thương ép giá, giá cả nhiều thời điểm còn quá thấp gây bất lợi cho người chăn ni.

Đối với bất cứ loại hình sản xuất kinh doanh nào thị trường đầu vào và đầu ra cũng ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới quyết định tiếp tục sản xuất mở rộng quy mô hay thu hẹp quy mô. Chăn nuôi gà cũng giống như chăn nuôi các vật nuôi khác, đối tượng sản xuất là sinh vật, là các cơ thể sống cần được cung cấp thức ăn, nước uống, điều kiện sống để tồn tại và phát triển. Khi đến thời điểm đạt trọng lượng tiêu chuẩn cần được xuất chuồng bán sớm nếu không sẽ kéo dài thời gian, mỗi ngày người chăn ni vẫn phải tốn chi phí cho gà mà gà khơng tăng trọng, rồi đến khi lại bán với giá thấp thì sẽ làm giảm lợi nhuận của hộ đi rất nhiều. Từ đó hiệu quả kinh tế chăn ni không đạt được tối đa.

4.2.5. Ảnh hưởng do tập quán chăn nuôi

Hiện nay chăn nuôi gà ri của hộ nông dân huyện Quỳnh Phụ cịn mang tính tự phát, qui mơ nhỏ, manh mún chưa có quy hoạch cụ thể, trên tất cả các huyện đều chăn nuôi gà ri thịt, gà đẻ trứng… mà khơng có qui hoạch cụ thể. Chính vì vậy khó kiểm sốt được dịch bệnh và không tận dụng được ưu thế sản xuất của từng vùng trong chăn nuôi và gây ô nhiễm môi trường.

Mặt khác chăn nuôi gà ri hiện nay chủ yếu gắn liền với khu dân cư, vì vậy đã gây ảnh hưởng không tốt đến vệ sinh môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Việc quy hoạch vùng chăn nuôi trong huyện là rất cần thiết nhằm phát huy được ưu thế sản xuất của từng vùng và hạn chế được ô nhiễm môi trường, dịch bệnh gây ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư. Để phát triển mạnh chăn nuôi gà ri huyện Quỳnh Phụ thời gian tới cần một quy hoạch hồn vùng chăn ni cụ thể.

4.2.6. Ảnh hưởng dịch bệnh

Do đặc điểm địa hình chủ yếu là núi, nhiều hộ chăn nuôi theo phương thức truyền thống, thả gà nên tình hình dịch bệnh xảy ra hết sức phức tạp và khó kiểm sốt. Cơng tác thú y chưa được quan tâm đúng mức.

Theo kết quả điều tra 90 hộ tại 2 xã trên địa bàn huyện thì tình hình dịch bệnh thường xuyên sảy ra nhất là vào mùa mưa khi không khí ẩm thấp đàn gà dễ bị mắc bệnh tụ huyết trùng, bệnh gumboro, bênh bạch lị, bệnh cún gia cầm H5N1… gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi, khiến cho người chăn nuôi không tiếp tục vào đàn gà mới vào các lứa sau.

4.2.7. Phân tích SWOT

4.2.7.1. Điểm mạnh

Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là một huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt

đới, gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 21 – 230C, có đến 50%

diện tích tự nhiên là đất lâm nghiệp, diện tích đất vườn cơ bản được phủ xanh. Những điều kiện đó khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gà ri và là điều kiện rất tốt cho đàn gà sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy thuận lợi cho thông thương tiêu thụ sản phẩm.

Huyện Quỳnh Phụ là miền núi, phát triển kinh tế chủ yếu theo hướng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)