Kinh nghiệm phát triển mơ hình chăn ni gà trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển mơ hình chăn ni gà trên thế giới

2.2.1.1. Tình hình ni gà trên thế giới

Ngành chăn nuôi gia cầm thế giới 5 năm qua đã có sự tăng trưởng liên tục. Sản xuất thịt gà đã đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất so với tăng trưởng của sản xuất thịt bò và thịt lợn. Dự kiến trong thời gian dài tới chăn nuôi gia cầm vẫn tiếp tục đà tăng trưởng cao bởi nhiều lợi thế và cơ hội.

- Là ngành tạo ra sản phẩm mà nhu cầu tiêu dùng đều tăng qua hàng năm ở hầu hết các nước trên thế giới.

- Là ngành sản xuất có hiệu quả cao, nhanh tạo ra sản phẩm.

- Là ngành sản xuất mà các tiến bộ về di truyền giống, các đổi mới khơng ngừng trong q trình sản xuất và quản lý đã và tiếp tục tạo hiệu quả ngày càng tăng qua từng năm mà không có ngành chăn ni nào có được (Đồn Xuân Trúc, 2008).

Bảng 2.3: Sản phẩm chăn nuôi thế giới giai đoạn 1975- 2005

ĐVT: 1000 tấn

Năm Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm Trứng gia cầm

1970 38.349 35.799 15.101 19.538 1975 43.724 41.674 18.684 22.232 1980 45.551 52.683 25.965 26.251 1985 49.285 59.973 31.206 30.764 1990 53.363 69.873 41.041 35.232 1995 54.207 80.091 54.771 42.857 2000 56.951 90.095 69.191 51.690 2005 60.437 102.523 81.014 59.233 Tốc độ tăng (%) 57,6 186,4 436,5 203,2

Nguồn: World’s Poultry Science Journal (2006) Từ trước tới nay chăn nuôi gia cầm vẫn là ngành phát triển mạnh trong nông nghiệp trên thế giới. Chăn nuôi gia cầm cũng như thương mại các sản phẩm gia cầm trên thế giới phát triển mạnh trong vòng 35 năm qua. Sản lượng thịt và trứng gia cầm tăng nhanh hơn sản lượng thịt bò và thịt lợn. Năm 1970, sản lượng thịt gia cầm thế giới chỉ đạt 15,1 triệu tấn, thịt lợn là 38,3 triệu tấn, thịt bò 60,4 triệu tấn nhưng đến năm 2005 sản lượng của các loại thịt này tăng lên tương ứng là: 81 triệu tấn, 102,5 triệu tấn và 60,4 triệu tấn. Sản lượng thịt gia cầm năm 1970 chỉ xấp xỉ 50% sản lượng thịt lợn và bằng 25% sản lượng thịt bò nhưng đến năm 2005 sản lượng thịt gia cầm đã tăng cao hơn 25% so với thịt bò và bằng 75% thịt lợn. Trứng gia cầm tăng từ 19,5 triệu tấn năm 1970 lên 59,2 triệu tấn năm 2005 (World’s Poultry Science Journal, 2006).

Sản lượng thịt và trứng ở các nước đang phát triển trong những năm đầu của thập kỷ 90 vượt trội so với các nước phát triển và chiếm 2/3 sản lượng trứng thế giới. Năm 2005, sản lượng trứng gia cầm ở khu vực Châu Á chiếm hơn 60% và chủ yếu là đóng góp của Trung Quốc (sản lượng của nước này chiếm 41% sản lượng trứng thế giới), châu Âu giảm xuống còn 16,8%, khu vực Bắc và Trung Mỹ chiếm 13,6%. Các nước Nam Mỹ đã chiếm lĩnh được thị trường từ năm 1990 nhưng họ đã không giữ được thị trường vì họ mà chỉ tập trung tăng trưởng về sản lượng. Sản lượng trứng của 10 nước đứng đầu chiếm 72,4% tổng lượng trứng thế giới và tập trung ở khu vực có các nước dẫn đầu về sản lượng thịt . Hiện tại, sản lượng thịt của các nước đang phát triển chiếm 55% sản lượng thịt thế giới, sản

lượng trứng chiếm 68%. Mặt khác, do tốc độ phát triển nhanh nên đã tạo ra sự mất cân đối: Bắc, Trung Mỹ và Châu Âu bị chia sẻ thị phần bởi các nước châu Á, Mỹ La tinh như: Trung Quốc, Brazil (World’s Poultry Science Journal, 2006). 2.2.1.2. Về sản lượng thịt

Từ 1970 đến 2005 sản lượng thịt bò và thịt lợn chỉ tăng 88,9 triệu tấn nhưng riêng thịt gia cầm tăng 66,0 triệu tấn. Tốc độ tăng trưởng của thịt gia cầm trong giai đoạn này tăng 436,5%, trong khi tốc độ tăng trưởng của thịt lợn và thịt bò chỉ đạt 57,6 và 186,4%. Trong các loại thịt gia cầm thì thịt gà chiếm tỷ lệ cao nhất. Trong những năm giữa của thập kỷ 80 thịt gà chiếm 88,3% tổng lượng thịt gia cầm sau đó giảm xuống và ổn định ở mức 86%, phần còn lại là các loại thịt gia cầm khác như thịt gà tây, thịt vịt, thịt ngan và thịt ngỗng. Ở các nước đang phát triển chủ yếu sản xuất các loại thịt gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng), còn thịt gà tây chỉ được sản xuất với lượng nhỏ ở các nước phát triển (World’s Poultry Science Journal, 2006).

Bảng 2.4. Lượng thịt gia cầm 10 quốc gia sản xuất nhiều nhất trên thế giới

Quốc gia Năm 1970

(1.000 tấn) Cơ Cấu (%) Quốc gia Năm 2005 (1000 tấn) Cơ Cấu (%) Mỹ 4.645 30,8 Mỹ 18.538 22,9

Liên Xô 1.071 4,1 Trung Quốc 14.689 18,1

Trung Quốc 971 6,4 Brazil 8.895 11,0

Pháp 637 4,2 Mêhico 2.272 2,8

Italia 626 4,1 Pháp 1.971 2,4

Anh 578 3,8 Italia 1.965 2,4

Tây Ban Nha 499 3,3 Anh 1.573 1,9

Nhật Bản 490 3,2 Tây Ban Nha 1.341 1,7

Canada 447 3,0 Indonesia 1.268 1,6

Brazil 378 2,5 Nhật 1.240 1,5

Tổng 10 nước 10.342 68,4 Tổng 10 nước 53.752 66,3

Thế giới 15.101 100 Thế giới 81.014 100

Nguồn: World’s Poultry Science Journal, (2006) Tốc độ tăng trưởng của thương mại gia cầm tăng nhanh hơn so với khả năng sản xuất, năm 1970 chỉ có 521 tấn thịt gia cầm được xuất khẩu nhưng đến năm 2004 đã tăng lên 9,7 triệu tấn. Ngược lại, năm 1970 thịt gia cầm chỉ chiếm 3,5% trong tổng sản lượng thịt thì đến nay tỷ lệ này là 12%. Trong cùng thời gian này, thương mại trứng gia cầm tăng từ 0,4 triệu tấn lên 1,4 triệu tấn (World’s Poultry Science Journal, 2006).

2.2.1.3. Về xuất nhập khẩu thịt gia cầm

Năm 1970 xuất khẩu thịt gia cầm của các nước đang phát triển chiếm 2,9% thế giới, tỷ lệ này đã tăng lên 37,8% năm 2004. Sản lượng thịt gia cầm xuất khẩu tăng từ 1,4 triệu tấn lên 3,7 triệu tấn, tăng 166% trong giai đoạn 1995-2004. Cùng trong giai đoạn này, sản lượng thịt gia cầm xuất khẩu của các nước phát triển chỉ tăng từ 4,4 triệu tấn lên 6 triệu tấn, tăng khoảng 38%. Điều đáng ghi nhận là các nước đang phát triển trở thành các nhà xuất khẩu thịt gia cầm chủ yếu trên thế giới (World’s Poultry Science Journal, 2006).

Sản lượng các loại thịt gia cầm cũng thay đổi theo thời gian, năm 1970, 92% thịt xuất khẩu là thịt gia cầm nhưng đến năm 2004 giảm xuống còn 75,4%. Sản lượng thịt gia cầm xuất khẩu tăng từ 0,5 triệu tấn lên 9,7 triệu tấn trong giai đoạn 1970-2004. Tốc độ tăng trưởng này là không cân đối. Năm 1970, sản lượng thịt xuất khẩu của các nước châu Âu chiếm 84%, sau đó là các nước thuộc khu vực Bắc và Trung Mỹ nhưng đến năm 2004 các nước châu Âu vẫn đứng đầu nhưng sau Mỹ, các nước châu Á chỉ có vai trị nhỏ bé trong xuất khẩu thịt gia cầm (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006).

Bảng 2.5. Mười quốc gia xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới

Quốc gia Năm 1970

(1000 tấn) Cơ cấu (%) Quốc gia Năm 2004 (1000 tấn) Cơ cấu (%) Hà Lan 201 38,6 Mỹ 2.652 27,3 Mỹ 65 12,5 Brazil 2.628 27,1 Hungary 62 11,9 Hà Lan 695 7,2 Đan Mạch 49 9,4 Pháp 650 6,7 Pháp 31 6,0 Bỉ 392 4,0

Bulgari 27 5,2 Trung Quốc 333 3,4

Phần Lan 18 3,4 Thái Lan 319 3,3

Trung Quốc 13 2,5 Đức 318 3,3

Đức 7 1,3 Anh 275 2,8

Italy 3 0,6 Đan Mạch 152 1,6

Tổng 476 91,4 Tổng 8.414 86,8

Thế giới 521 100 Thế giới 9.697 100

Nguồn: World’s Poultry Science Journal, (2006)

Năm 1970, Hà Lan là nước dẫn đầu về xuất khẩu gia cầm chiếm 39% thị phần trên thế giới, sau đó là đến Mỹ và Hungary. Ở thời điểm này 8/10 nước đứng đầu về xuất khẩu thịt gia cầm nằm ở Châu Âu, 4 trong số 8 quốc gia này là

thành viên EC và 3 quốc gia là thành viên của COMECON. Năm 2004, khu vực các nước này vẫn là những nhà xuất khẩu thịt gia cầm lớn chiếm 87% lượng thịt gia cầm xuất khẩu trên thị trường. Các nước đứng đầu về xuất khẩu thịt gia cầm năm 2004 hoàn toàn khác so với năm 1970. Mỹ và Brazil là hai nhà xuất khẩu thịt gia cầm lớn trên thế giới, chiếm 54,4%. Năm 1970, Brazil không phải là nhà xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhưng đến năm 2004, sản lượng thịt gia cầm xuất khẩu của nước này đứng ở vị trí thứ hai và vượt trội so với Mỹ. Sáu quốc gia xuất khẩu thịt gia cầm lớn là các nước EU, trong đó Hà Lan ở vị trí thứ ba. Năm 1970, Thái Lan không phải là nhà xuất khẩu thịt gia cầm lớn nhưng đến năm 2003 họ đã tiến đến vị trí thứ 5 với sản lượng thịt gia cầm xuất khẩu đạt 597.163 tấn nhưng sau khi có dịch cúm gia cầm sản lượng giảm còn 319.336 tấn năm 2004 (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006).

Năm 1970 các nước châu Âu dẫn đầu về xuất khẩu thịt gia cầm thì đến 2004 các nước này lại trở thành các nước nhập khẩu thịt gia cầm, chiếm 50% lượng thịt gia cầm nhập khẩu trên thế giới. Bốn nước nhập khẩu thịt gia cầm chính thuộc Châu Á và 1 nước Trung Mỹ. Nhưng đến năm 2004, xu thế này đã thay đổi, Nga là nước nhập khẩu thịt gia cầm lớn chiếm 12,6%, sau đó là Trung Quốc và Nhật Bản. Đức ở vị trí thứ 5, chiếm 6,3% tổng lượng thịt nhập khẩu của thế giới. Điều đó cũng cho thấy rằng thịt gia cầm hấp dẫn hơn các loại thịt khác (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006).

Trong năm 2008, Hoa Kỳ vẫn là nước đứng đầu thế giới về thịt gà Broiler sản xuất với sản lượng 17 triệu tấn thịt (đã giết mổ); thứ hai là Trung Quốc và Brazil: 11 triệu tấn mỗi nước, khối EU (27 nước) đứng thứ tư với 8 triệu tấn (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006).

Bốn nhà sản xuất lớn nhất này sẽ chiếm giữ 73% sản lượng thịt gà Broiler toàn thế giới. Trong đó, Hoa Kỳ (27%), Trung quốc, Brazil mỗi nước chiếm giữ 17%. Khối EU năm nay chỉ chiếm giữ 12,5% (giảm 1,5% so năm 2007) (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006 ).

Hoạt động mậu dịch của sản phẩm thịt gà Broiler (Công nghiệp) liên tục tăng trưởng từ hơn thập niên qua và được dự báo tiếp tục tăng trưởng trong năm 2008 và cả thập niên tới. Đáng lưu ý là từ 2003 trở về trước thì Hoa Kỳ ln giữ vị trí là nước xuất khẩu nhiều thịt gà Broiler nhất. Nhưng từ 2004 đến nay Brazil đã vượt qua Hoa Kỳ để vươn lên là nước dẫn đầu. Ước tính 2008, Brazil xuất khẩu tới hơn 3 triệu tấn (trong khi đó cách đây 5 năm 2003, mới xuất khẩu được

1,8 triệu tấn). Năm 2008 Brazil xuất khẩu tới 40% lượng thịt gà Broiler xuất khẩu toàn cầu trong khi đó Hoa Kỳ đứng thứ hai với 33% (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006).

Năm 2008 Liên bang Nga vẫn tiếp là nước nhập khẩu thịt gà Broiler lớn nhất với sản lượng trên 1,2 triệu tấn, mặc dù sản xuất trong nước đã liên tục tăng trong thời gian qua. Nhật Bản vẫn là nước nhập khẩu đứng vị trí thứ hai với 750 ngàn tấn, thứ ba là Trung Quốc với 500 ngàn tấn (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006).

Tiêu thụ thịt gia cầm năm 2008 vẫn tiếp tục tăng cùng với nguồn cung tăng mạnh đang là yếu tố đảm bảo cho tăng trưởng hoạt động mậu dịch của thịt gà Broiler. Hoa Kỳ vẫn đứng đầu với mức tiêu thụ 45 kg thịt gà/người/năm; sau đó lần lượt là Brazil: 40 kg; Mexico: 25 – 30 kg; Liên bang Nga: 15- 20 kg; Thái Lan: 10 - 12kg; Trung Quốc: 7 – 8 kg. Trung Quốc vẫn là nước có thị trường tiêu thụ tiềm năng lớn nhất cho các sản phẩm thịt gà Broiler nhất là thịt đùi, cánh và chân gà (Nguồn: World’s Poultry Science Journal, 2006).

Bảng 2.6. Mười quốc gia nhập khẩu thịt gia cầm lớn nhất thế giới Quốc gia Năm 1970 Quốc gia Năm 1970

(1000 tấn) Cơ cấu (%) Quốc gia Năm 2004 (1000 tấn) Cơ cấu (%) Đức 254 49,8 Nga 1.117 12,6

Trung Quốc 29 5,7 Trung Quốc 808 9,1

Thụy Điển 25 4,9 Nhật Bản 659 7,8 Áo 14 2,7 Anh 619 7,0 Anh 13 2,5 Đức 530 6,0 CH Séc 12 2,4 Mêhico 459 5,2 Nhật Bản 11 2,1 Ả rập Xê út 432 4,9 Ả rập Xê út 7 1,4 Hà Lan 391 4,4 Singapore 7 1,4 Ukraina 297 3,3 Jamaica 6 1,2 Pháp 208 2,3 Tổng 378 74,1 Tổng 5.556 62,6 Thế giới 510 100 Thế giới 8.877 100

Nguồn: World’s Poultry Science Journal, (2006) 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển mơ hình chăn ni gà ở Việt Nam

Chăn ni gà nói riêng và chăn ni gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành chăn nuôi của nước ta, góp phần khơng nhỏ vào tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi và tổng giá trị

sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi gia cầm tuy đã gặp nhiều biến cố nhưng trong những năm gần đây vẫn duy trì được mức sản lượng khoảng trên 200 triệu con.

Tổng đàn gia cầm tăng đều đặn từ năm 2001 đến 2003, năm 2001 tăng 11,17% so với năm 2000 (tương đương với 21.914 con), năm 2002 tăng 6,96% so với năm 2001, năm 2003 tăng 9,14% so với năm 2002. Trong năm 2004, tổng đàn gia cầm giảm từ 254,61 triệu con năm 2003 xuống còn 218,15 triệu con (tương ứng giảm 14,32%), tổng đàn gia cầm tăng mạnh trở lại vào năm 2007 với số lượng tổng đàn khoảng 226,027 triệu con, tăng 5,34% so với năm 2006.

Bảng 2.7. Tổng đàn gia cầm cả nước giai đoạn 2010- 2016

(ĐVT: 1000 con) Vùng 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Cả nước 300.497,5 322.568,9 308.460,6 314.755 327.696 341.906,3 361.720,8 ĐB sông Hồng 76.535 83.165,4 81.343,8 87.885 88.928 90.948,5 93.684,8 Miền núi và TD 67.002,4 65.926,8 62.526,0 63.229 66.970 70.567,1 74.073,8 Bắc TB và DHMT 64.187,5 68.726,2 66.174,8 65.484 67.990 71.135,3 74.243,2 Tây Nguyên 11.590,5 14.268,1 13.754,4 14.374 15.513 16.490,1 17.191,6 Đông Nam Bộ 20.479,6 24.121,1 23.334,6 25.081 30.049 34.306,2 37.881,5 ĐB sông Cửu Long 60.702,5 66.361,3 61.327,0 58.703 58.246 58.459,2 64.645,8 Nguồn: Tổng cục thống kê, (2017) Theo báo cáo của Cục chăn nuôi, Tổng đàn gia cầm tăng từ 5-5,5% (gà tăng 4,5-5%) so với cùng kỳ năm 2015; sản lượng thịt gia cầm tăng 5,7% và sản lượng trứng gia cầm các loại tăng 5,5-6% so với cùng kỳ năm 2015.

Tổng đàn gia cầm phân bố không đồng đều giữa 8 vùng chăn nuôi nêu trên, ĐB Sông Hồng là vùng nuôi nhiều nhất chiếm khoảng 27% tổng đàn gia cầm cả nước, Miền núi và Trung du, Bắc Trung bộ và DHMT chiếm khoảng 20%, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm khoảng 19%, cịn 2 vùng Tây Ngun và Đơng Nam Bộ có tỷ lệ chăn ni gia cầm ít chiếm dưới 10% tổng đàn gia cầm.

Nhìn chung, tổng đàn gia cầm, trong đó gồm đàn gà những năm vừa qua có xu hướng tăng liên tục. Cụ thể, số lượng gia cầm tăng từ 300,5 triệu con năm 2010 lên 314,8 triệu con năm 2013, đạt 334,1 triệu con năm 2015 và đạt 361.720,8 trong năm 2016. Trong đó, số lượng gà tăng từ 218,2 triệu con năm 2010 lên 231,7 triệu con năm 2013 và đạt 245 triệu con năm 2015. Đồng thời, sản lượng thịt gia cầm hơi và sản lượng trứng gia cầm đều tăng bình quân lần lượt là 9,31% và 8,61% trong giai đoạn từ 2010-2015 (Cục Chăn nuôi, 2016).

Bên cạnh đó, về hình thức chăn ni, phổ biến là chăn nuôi trang trại và chăn nuôi nông hộ, đặc biệt chăn ni trang trại đang có xu hướng phát triển nhanh. Tính đến năm 2012 cả nước có 8.838 trang trại chăn ni gia cầm, chiếm 65% tổng số trang trại chăn nuôi trên cả nước, riêng chăn ni gà có 6.970 trang trại. Với chăn nuôi nông hộ, hiện nay chăn nuôi gia cầm vẫn chiếm chủ yếu về số đầu con và sản lượng thịt hơi sản xuất cung cấp cho thị trường (chăn nuôi gà trong nông hộ chiếm khoảng 70% về đầu con và 60% về sản lượng) (Cục Chăn ni, 2016).

Cơng tác phịng chống dịch bệnh gia cầm và xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh để hướng tới xuất khẩu, Cục Thú y cho biết, trong gần 8 tháng đầu năm 2015, bệnh cúm gia cầm H5N1 và H5N6 đã xuất hiện tại 13 xã, phường của 13 huyện, thị xã thuộc 10 tỉnh, thành phố. So với cùng kỳ năm 2014, diện dịch và mức dịch giảm nhiều, cụ thể, số xã có dịch chỉ bằng 6,5%, số tỉnh có dịch chỉ bằng 27,3% và số gia cầm chết và buộc phải tiêu hủy chỉ bằng 3,8% so với năm 2014.

Tại Thái Bình: Ngành chăn ni của tỉnh Thái Bình trong một vài năm trở lại đây có tốc độ phát triển khá, tỷ trọng chăn ni trong nông nghiệp tăng dần, từng bước làm thay đổi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp theo hướng tích cực. Giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 37)