Số con và sản lượng gà ri của toàn huyện Quỳnh Phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 67 - 73)

Diễn giải ĐVT Năm So sánh (%)

2014 2015 2016 15/14 16/15 BQ 1. Số con chăn nuôi 1000 con 675 710 850 105,19 119,72 112,22 - Gà thịt 1000 con 994 1022 1053 102,82 103,03 102,93 - Gà đẻ trứng 1000 con 281 288 297 102,49 103,13 102,81 3. SL thịt hơi xuất bán Tấn 1789 2044 2053 114,24 100,46 107,13 4. Sản lượng trứng 1000 quả 22480 23040 23760 102,49 103,13 102,81

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Quỳnh Phụ, (2017) Có thể nhận thấy 100% các hộ nuôi gà ri lai trên cát theo hướng bán công nghiệp; Gà nuôi được cho ăn thẳng và nhốt ở chuồng úm trong vòng một tháng, sau đó được cho thả vườn và cho ăn thức ăn tự phối trộn là cám đậm đặc trộn với ngơ nghiền cho tới khi xuất bán. Hình thức chăn ni này đã trở lên rất phổ biến tại các xã trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ và dần thay thế cho hình thức chăn ni nhỏ lẻ, tận dụng truyền thống trước đây.

Về con gống là giống gà ri lai, là giống gà lai giữa gà trống Ri với gà mái Lương Phượng (3 máu Ri – 1 máu Lương Phượng), có sức đề kháng cao, ít bị bệnh tật, thời gian tăng trưởng ngắn, thịt thơm ngon, cho trọng lượng đạt từ 1,8 – 2 kg/con. Là giống gà tương đối phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng với vóc dáng tương đối giống gà ta, chất lượng thịt ngon, dễ bán do đó những năm gần đây tình hình ni gà ri lai trở lên phổ biến hơn tại huyện Quỳnh Phụ.

Theo kết quả điều tra các hộ chăn nuôi gà ri lai trên cát tại huyện Quỳnh Phụ thì trên địa bàn huyện chưa sản xuất được con giống phục vụ chăn nuôi, 100% là mua giống từ nguồn cố định với đa số giống ma tại Cơng ty giống Hịa Phát, Đơng Anh, Hà Nội, có cam kết chất lượng con giống và hợp đồng cung cấp nên đảm bảo sự tin tưởng của những hộ chăn ni gà ri lai trên cát.

Có thể thấy rằng nguồn con giống là rất quan trọng đối với chăn nuôi gà ri lai nhưng hiện nay, do địa phương vẫn chưa thể cung cấp con giống nên việc chất lượng con giống từ các địa phương khác nhập về, sản xuất mang tính cắt khúc là nguyên nhân chính khiến cho người chăn ni khơng có sự liên kết, phối hợp với người cung cấp con giống trong chăn nuôi.

Về sử dụng thức ăn, nước uống trong chăn nuôi gà ri lai trên cát:

Trong chăn ni nói chung và chăn ni gia cầm nói riêng thì thức ăn ln chiếm một tỷ lệ rất lớn trong giá thành sản phẩm. Mức độ quan hệ thường xuyên trong mua bán thức ăn chăn nuôi (TACN) của người chăn nuôi với người cung cấp TACN cũng thể hiện sự liên kết, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên mua và bán.

Vì chăn ni gà ri lai ở địa phương thường là chăn nuôi qui mô lớn, lượng tiêu thụ TACN là khá cao. Tuy nhiên, chỉ có 87,18%, 81,16%, 57,69% số hộ chăn ni ở các nhóm qui mơ lớn, qui mơ vừa và qui mơ nhỏ mua thức ăn công nghiệp cho chăn nuôi gà ri lai từ một nguồn cung cấp cố định. Theo điều tra, các chủ hộ chăn nuôi ở đây thường lấy cám tại nhà máy cám Hồng Hà với hình thức mua thẳng từ nhà máy mà không phải qua đại lý trung gian, qua đó tiết kiệm được chí phí, giảm giá thành chăn ni, nâng cao hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó ta cũng nhận thấy rằng đó là nguồn cung cố định cho các hộ chăn ni, có ký kết hợp đồng mua bán, tạo điều kiện cho người chăn ni về mặt kinh phí khi chưa phải trả tồn bộ kinh phí mua cám mà chỉ trả một phần, sau khi bán gà sẽ trả phần còn lại.

Hộp 4.1. Ưu điểm khi mua cám tại điểm cung cấp cố định

…Chúng tôi mua cám công nghiệp, cám đậm đặc trực tiếp của công ty không phải qua đại lý cấp II, cấp III nên giá thành rẻ hơn, càng mua với số lượng lớn càng được mua với giá ưu đãi, qua đó tiết kiệm được chi phí trong chăn ni; Cơng ty ký hợp đồng với người chăn nuôi và cho người chăn ni nợ một phần kinh phí, khi nào xuất bán sẽ trả nốt số tiền còn lại …

Phỏng vấn anh: Hồng Cơng Điền – chủ hộ chăn nuôi xã Quỳnh Lâm lúc 10h ngày 15/4/2017 tại nhà riêng xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Phụ Về tình hình dịch bệnh trong chăn ni gà ri lai: Do có sự phối hợp của các ban ngành chuyên môn từ tỉnh đến huyện (Chi cục Chăn nuôi – Thú y đến các thú y viên ở cơ sở) và sự thực hiện vệ sinh phòng bệnh dịch nghiêm túc của người chăn nuôi nên những năm trở lại đây trên địa bàn huyện không xảy ra dịch cúm gia cầm, mặc dù với số lượng nuôi rất lớn. Bên cạnh đó, đối với gà ri lai khi được ni trên sân cát ngồi việc gà được vận động thịt chắc, dai hơn thì chi phí về dịch bệnh cũng ít hơn so với gà thả vườn hoặc gà ni nhốt. Sân cát có khả năng thốt nước nhanh, bề mặt ln khô ráo, khi trời mưa hoặc khi gà thải phân ra thì cát sẽ thấm hút ngay không để đọng nước trên sân. Mùa hè nhiệt độ cao, nắng nhiều cát sẽ khiến mầm bệnh bị tiêu diệt nhanh chóng ngay từ khi mới phát sinh dẫn tới tỷ lệ nhiễm bệnh cho gà là rất thấp, giảm thiểu chi phí về dịch bệnh cho người chăn ni, góp phần nâng cao hiệu quả chăn ni, phát triển kinh tế. 4.1.1.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm gà ri lai

Chăn nuôi gà thịt ở huyện Quỳnh Phụ theo hướng chăn nuôi truyền thống và bán công nghiệp mà đa phần trong nghiên cứu này nhắc tới là chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp (gà thả vườn – sân cát), kênh tiêu thụ sản phẩm gà ri lai tại huyện:

Do xu hướng tiêu dùng của người Việt Nam đối với sản phẩm gà thịt đặc biệt là gà nuôi thả vườn là tiêu dùng gà sống nhất là trong các dịp ngày rằm, mùng một, các ngày lễ, dịp Tết. Tuy nhiên trên địa bàn huyện lại khơng có các lị mổ với quy mơ lớn mặc dù quy mô chăn nuôi và tổng đàn gà thịt của địa phương là rất lớn. Do đó các hộ chăn nuôi thường thông qua các thương lái để bán tại địa phương và tại các địa phương khác, chủ yếu xuất bán tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ, ngoài ra cũng xuất ra các thị trường ở các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương.... Sản lượng gà tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 75% – 80% tổng sản lượng gà. Số còn lại được đem bán tại chợ địa

phương, người giết mổ gia cầm nhỏ lẻ và tiêu thụ tại địa phương, tại các quán hàng ăn trên địa bàn.

Một số hộ chăn ni có thể bán sản phẩm gà thịt theo nhiều kênh khác nhau với mức giá cả thỏa thuận. Yếu tố thời vụ, thời điểm khác nhau trong năm... làm cho lượng tiêu thụ và giá tiêu thụ ở mức khác nhau, đặc biệt là vào các dịp lễ tết, hội hè...

Như vậy có thể thấy rằng nguồn thị trường tiêu thụ sản phẩm gà ri lai của người chăn nuôi tại huyện Quỳnh Phụ là chưa chắc chắn, phần lớn còn phụ thuộc vào thương lái thu mua ở địa phương và các địa phương khác. Việc tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng mới chỉ xuất hiện ở một số ít các trang trại và doanh nghiệp thương mại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp chế biến, giết mổ. Đây cũng là một khó khăn, thách thức trong việc phát triển và mở rộng mơ hình ni gà ri lai trên cát tại huyện Quỳnh Phụ. Chăn nuôi gà ri lai ở Quỳnh Phụ theo hướng chăn nuôi truyền thống và bán công nghiệp mà đa phần trong nghiên cứu này nhắc tới là chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp, do vậy kênh tiêu thụ sản phẩm gà ri lai tại huyện có những đặc trưng riêng.

Hình 4.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm gà ri lai tại huyện Quỳnh Phụ

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017) Do xu hướng tiêu dùng của người dân Việt Nam đối với sản phẩm gà thịt, đặc biệt là gà ri lai là tiêu dùng gà sống nhất là trong những dịp ngày rằm, mùng 1 và các ngày lễ. Mặt khác, hiện nay có rất ít cơ sở lớn chun chế biến gà ta sạch ở miền Bắc, do vậy, tác nhân là các lị mổ lớn trong mắt xích tiêu thụ gà thịt là khơng có mặc dù quy mơ chăn ni, tổng đàn gà thịt của địa phương là khá lớn.

Thương lái thu gom

Người bán buôn Người bán lẻ

Người giết mổ

Người tiêu dùng cuối cùng Hộ chăn nuôi

Phần lớn sản phẩm gà ri lai được tiêu thụ dưới dạng sống qua các thương lái địa phương và thương lái ở địa phương khác (Hình 4.1). Sản lượng gà ri lai được tiêu thụ qua kênh này chiếm khoảng 80% tổng sản lượng gà. Số còn lại được đem bán ở các chợ tại địa phương, người giết mổ gia cầm nhỏ lẻ và tiêu thụ tại địa phương. Số gà tiêu thụ qua các thương lái được chuyển đến các đại lý bán buôn tiêu thụ gà ở Bắc Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang... một số tỉnh miền Nam và địa phương khác và mắt xích cuối cùng là người tiêu dùng sản phẩm gà ri lai trong tỉnh và ngoài tỉnh.

Sản phẩm gà ri lai Quỳnh Phụ còn chưa tiếp cận được thị trường xa ngoại tỉnh nên thường bị các thương lái buôn thu mua và bán dưới danh nghĩa gà công nghiệp.

Người tiêu dùng cuối cùng trong chuỗi tiêu thụ khi có kênh tiêu thụ trực tiếp từ người chăn ni đến người tiêu dùng chủ yếu là hàng xóm, người địa phương khi có nhu cầu như cưới hỏi cần tiêu thụ một lượng lớn. Một hộ chăn ni có thể bán sản phẩm gà ri lai theo nhiều kênh khác nhau với mức giá cả thoả thuận. Yếu tố thời vụ, những thời điểm khác nhau trong năm,…làm cho lượng tiêu thụ và giá tiêu thụ ở mức khác nhau đặc biệt là vào các dịp lễ tết, hội hè,…

Như vậy, có thể thấy rằng nguồn thị trường tiêu thụ sản phẩm gà ri lai của người chăn nuôi gà tại huyện Quỳnh Phụ là chưa chắc chắn, phần lớn còn phụ thuộc vào các thương lái thu mua ở địa phương và các địa phương khác. Việc tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng mới chỉ xuất hiện ở một số ít các trang trại và doanh nghiệp thương mại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp chế biến, giết mổ. Đây cũng là một khó khăn, thách thức trong việc phát triển chăn nuôi gà tại huyện.

4.1.2. Thực trạng phát triển mơ hình ni gà ri lai trên cát tại huyện Quỳnh Phụ

4.1.2.1. Đặc điểm chung về hộ, trang trại

Trước đây trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, chăn nuôi gia súc, gia cầm chủ yếu theo phương thức nông hộ, năng suất, hiệu quả chăn nuôi thấp, khơng đảm bảo an tồn dịch bệnh. Những năm gần đây, nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng, trong xã đã có nhiều trang trại chăn ni đem lại hiệu quả kinh tế cao đặc biệt là

mơ hình trang trại chăn ni gà trên cát. Đây là mơ hình có nhiều ưu thế, có thể áp dụng được quy trình chăn ni an tồn sinh học, hạ giá thành sản xuất, sản phẩm cung cấp ra thị trường có chất lượng cao đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Mơ hình này góp phần thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, ngành chăn ni của xã phát triển theo hướng hàng hố tập trung.

Các trang trại, gia trại đều được quy hoạch tập trung tại vùng đất bãi ven sông Luộc, được bố trí cách khu dân cư khoảng 2.000m, khơng ảnh hưởng đến khu dân cư, đất đai rộng rãi, dễ phát triển cho chăn nuôi, phù hợp với quy hoạch của địa phương. Hiện tại, tuyến đê Hữu Luộc của huyện đã được cứng hóa mặt đê bằng bê tông nên rất thuận tiện cho việc đi lại, giao dịch, buôn bán.

Việc đầu tư xây dựng trang trại bao gồm: nhà trông nom, bảo vệ; chuồng trại; sân cát; nhà nghiền thức ăn.

Trong hộ nông dân, chủ hộ là người có vai trị rất quan trọng, quyết định lớn nhất đến các phương thức sản xuất của hộ, phương hướng phát triển sản xuất của hộ trong tương lai. Trong chăn nuôi gà việc lựa chọn phương thức chăn ni, hình thức, với qui mơ nào phù hợp để nâng cao hiệu quả chăn ni thì phần lớn các quyết định là do chủ hộ.

Qua tổng số hộ chăn nuôi gà được điều tra tại 2 xã: Quỳnh Hoàng và xã Quỳnh Lâm khơng có hộ nghèo nào tham gia ni gà (bảng 4.4). Trên thực tế ở các xã có khoảng 10% hộ nghèo nhưng có rất ít hộ nghèo tham gia chăn nuôi gà và những hộ tham gia chăn ni thì đã thốt được nghèo trong năm 2007. Hộ nuôi gà được điều tra thì có tới 61,11% hộ là thuần nông và 38,89% hộ kiêm ngành nghề. Do tính hấp dẫn của loại hình chăn ni này nên các hộ kiêm ngành nghề cũng rất tích cực tham gia chăn ni, tuy địi hỏi đầu tư cao, biết chấp nhận rủi ro nhưng phong trào nuôi gà ri trên cát tại Quỳnh Phụ đã đang có sức hút lớn và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

Qua bảng 4.4 chúng tơi thấy rằng tuổi bình qn của chủ hộ có sự khác biệt giữa các qui mơ chăn ni. Chủ hộ thuộc nhóm chăn ni qui mơ nhỏ có tuổi cao nhất, bình qn là 40,50 tuổi, chủ hộ thuộc nhóm chăn ni qui mơ vừa có tuổi trung bình thấp nhất là 37,95 tuổi. Các chủ hộ thuộc nhóm chăn ni qui mơ lớn có tuổi bình qn là 38,75, thấp hơn so với chủ hộ thuộc nhóm chăn ni qui mơ nhỏ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)