Nội dung phát triển mơ hình ni gà ri lai trên cát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 30 - 33)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Nội dung phát triển mơ hình ni gà ri lai trên cát

2.1.4.1. Quy hoạch vùng nuôi gà ri lai trên cát

Muốn phát triển bền vững có tầm nhìn mang tính khoa học thì vấn đề quy hoạch ln được đặt lên hàng đầu nó là cơ sở để đánh giá về tiềm năng, nguồn lực cũng như về nhu cầu của thị trường.

Công tác quy hoạch định hướng chăn nuôi là cần thiết khi mở rộng qui mô chăn nuôi gà ri lai. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia cầm phù hợp với điều kiện đất đai, lao động. Từng bước tách hẳn việc nuôi gà riêng biệt không sống chung với người và các vật nuôi khác, khơng khuyến khích các hộ ni gà ở khu đông dân cư, trường học.

Chuyển đổi những vùng đất bãi sản xuất nông nghiệp không hiệu quả sang quy hoạch phát triển chuồng trại chăn nuôi sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống của người dân, xây dựng và phát triển vùng chăn nuôi tập trung để dễ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phòng trừ dịch bệnh, liên kết tiêu thụ sản phẩm (dẫn theo Nguyễn Văn Luận, 2010).

2.1.4.2. Nguồn gốc giống và nguồn thức ăn

Trong sản xuất, đặc biệt là trong chăn ni, đầu vào đóng một vai trị vơ cùng quan trọng, cùng với kỹ thuật và các yếu tố khác quyết định chất lượng sản phẩm cuối cùng. Trong chăn ni gà theo hướng hàng hố thì việc xác định giữa người chăn ni với các đối tác cung cấp đầu vào là hết sức cần thiết. Các đầu

vào trong chăn nuôi gà như: giống, thức ăn công nghiệp, thức ăn khác, dịch vụ thú y, thuốc thú y, tín dụng… Trong thực tế, biểu hiện mức độ giữa người chăn nuôi và đối tác cung cấp đầu vào là sự trao đổi, mua bán thường xuyên (Viện chăn ni, Bộ Nơng nghiệp & PTNT, 2011).

Có thể thấy rằng nguồn con giống là rất quan trọng đối với chăn nuôi gà ri lai nhưng hiện nay, do địa phương vẫn chưa thể cung cấp đủ con giống nên việc chất lượng con giống từ các địa phương khác nhập về, sản xuất mang tính cắt khúc là nguyên nhân chính khiến cho người chăn ni khơng có sự liên kết, phối hợp với người cung cấp con giống trong chăn nuôi.

Trong chăn ni nói chung và chăn ni gia cầm nói riêng thì thức ăn ln chiếm một tỷ lệ rất lớn trong giá thành sản phẩm. Mức độ quan hệ thường xuyên trong mua bán thức ăn chăn nuôi (TACN) của người chăn nuôi với người cung cấp TACN cũng thể hiện sự liên kết, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên mua và bán (Viện chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2011).

2.1.4.3. Thuốc thú y và phòng bệnh

Thuốc và dịch vụ thú y là yếu tố không thể thiếu trong chăn nuôi gà ri lai, đặc biệt là trong điều kiện nhiều dịch bệnh bùng phát và có nguy cơ lây lan mạnh như hiện nay. Sự liên kết với các đối tượng cung cấp thuốc, dịch vụ thuốc thú y giúp cho người chăn nuôi yên tâm đầu tư hơn trong chăn nuôi, giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh gây ra.

Nguồn cung cấp thuốc thú y cho các hộ chăn nuôi là rất quan trọng, nếu nguồn cung cấp đầy đủ và sẵn có sẽ giúp các hộ chăn nuôi dễ dàng trong việc mua thuốc và chữa trị kịp thời cho gà khi có bệnh cũng như phịng bệnh cho gà đúng ngày, đúng liều lượng.

Để chủ động quản lý rủi ro dịch bệnh cho đàn gà thì có nhiều biện pháp khác nhau, mà các hộ chăn ni có thể áp dụng nhiều biện pháp cho cùng 1 đàn gà nếu cần thiết. Phương pháp chủ yếu là dùng vaccine để phòng bệnh cho gà, ở độ tuổi 3 đến 21 ngày các hộ thường dùng vaccine để phòng các bệnh nhằm tăng sức đề kháng cho gà con. Riêng đối với các hộ chăn nuôi quy mô lớn hầu hết họ chủ động tiêm phòng đầy đủ cho đàn gà, như ngồi tiêm phịng các bệnh thơng thường cịn chủ động tiêm phòng thêm bệnh H5N1, cầu trùng, Newcastle, … ở gà. Hai bệnh này các hộ quy mô nhỏ và vừa rất ít tiêm, chỉ khi nào có đợt tiêm phòng theo định kỳ trong năm huyện chỉ đạo hoặc họ thấy có hiện tượng bệnh ở vùng lân cận thì mới tiêm phịng (Viện chăn ni, Bộ Nơng nghiệp & PTNT, 2011).

2.1.4.4. Nguồn vốn phát triển cho chăn nuôi gà ri lai trên cát

Vốn đầu tư là yếu tố đầu vào đầu tiên quyết định q trình chăn ni gà ri lai của hộ. Có nguồn vốn tốt hộ chăn ni sẽ đầu tư tốt các yếu tố đầu vào khác sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong chăn nuôi (Đỗ Kim Chung và CS, 2008).

Trong chăn nuôi gà ri lai ở huyện Quỳnh Phụ, đặc biệt là chăn nuôi gà ri lai thịt thì hiện tại chưa có sự đầu tư tín dụng một cách chính thức giống như hình thức chăn nuôi theo hợp đồng gia công từ các doanh nghiệp cho người chăn nuôi. Hầu hết các hộ chăn nuôi đều phải sử dụng vốn vay trừ một số hộ khá, có điều kiện kinh tế hoặc chăn ni lâu năm, đã tích tụ đủ vốn. Thơng thường, lượng vốn vay của mỗi hộ nhằm đảm bảo lượng vốn lưu động dùng để mua thức ăn, con giống, thuốc thú y và một số tài sản lớn phục vụ cho chăn ni. Vốn vay được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, có thể một hộ vay theo nhiều kênh chứ khơng chỉ theo một kênh vay vốn (Phịng Nông nghiệp & PTNT huyện Quỳnh Phụ, 2017).

2.1.4.5. Năng suất, sản lượng chăn nuôi gà ri lai trên cát

Phát triển mơ hình chăn ni gà ri lai trên cát cịn là phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng gà ri lai. Sự tăng lên cả về số lượng hộ tham gia sản xuất và cả quy mô sản xuất của từng hộ. Sự biến động của diện tích ni gà ri lai trên cát cịn ảnh hưởng trực tiếp đến biến động về năng suất và sản lượng gà ri lai trên cát. Ngoài ra việc chọn giống và áp dụng các biện pháp kỹ thuật cũng là nguyên nhân gây biến động năng suất và sản lượng gà ri lai trên cát.

Tăng năng suất và sản lượng chăn nuôi gà ri lai trên cát bằng cách áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đưa các giống mới năng suất cao, chất lượng tốt (Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Quỳnh Phụ, 2017).

2.1.4.6. Chi phí cho chăn ni gà

Các yếu tố đầu vào là yêu tố quyết định lớn đến chất lượng và sản lượng của gà ri lai. Cũng giống như các giống gà khác, muốn có sản lượng, năng suất chất lượng thì đầu tiên phải có giống tốt, khỏe mạnh… Cùng với các yếu tố đầu vào như: thức ăn, thuốc thú y, lao động… là những điều kiện kiên quyết cho sự phát triển của gia cầm nói chung và gà ri lai nói riêng. Trong q trình sản xuất cần phải sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, đúng thời điểm để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất (Phịng Nơng nghiệp & PTNT huyện Quỳnh Phụ, 2017).

2.1.4.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ri lai trên cát

Để đánh giá được vai trò của ngành chăn nuôi gà thịt, đặc biệt là chăn nuôi gà ri lai trên cát đối với cơng tác xóa đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người chăn ni qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.

Hiệu quả kinh tế: So sánh tương quan giữa chi phí bỏ ra với kết quả, hiệu quả kinh tế đơn thuần như sản phẩm, thu nhập hôn hợp và lãi… nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực sản xuất kinh doanh và tiết kiệm chi phí các nguồn lực, thúc đẩy phát triển chăn ni gà ri lai trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 30 - 33)