Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3 Các phương thức chăn nuôi gà trên thế giới và Việt Nam
2.2.3.1. Phương thức chăn ni truyền thống
Là hình thức chăn thả tự nhiên, hình thức chăn ni truyền thống hiện vẫn tồn tại và phát triển hầu hết ở các vùng nông thôn đặc biệt ở các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển. Việt Nam với gần 80% dân số sống ở nông thơn thì chăn ni gà theo hình thức quảng canh vẫn là chủ yếu. Phương thức chăn ni này có đặc điểm: vốn đầu tư ban đầu ít, đàn gà được thả rơng, tự do tìm kiếm thức ăn, tự ấp và ni con. Thời gian nuôi gà thịt từ 4 - 5 tháng mới đủ trọng lượng giết thịt. Trọng lượng lúc đủ tuổi giết thịt là 1,3 – 1,5kg.
Do chăn nuôi thả tự do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh khiến đàn gà dễ mắc bệnh, chết rét, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả chăn nuôi không cao. Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi này cho chất lượng thịt rất thơm ngon, đầu tư thấp, khơng thích hợp với quy mơ chăn ni lớn, u cầu chăn ni có vườn thả rộng.
Các giống gà phù hợp với phương thức chăn nuôi truyền thống là giống gà Ri, Đông Cảo, Hồ,... là những giống cần cù chịu khó kiếm ăn, sức chống chịu với thời tiết, bệnh tật cao, thịt có hương vị thơm ngon đặc biệt đối với từng loại gà, từng địa phương.
Theo số liệu điều tra của Tổng cục thống kê năm 2004 có tới 65% hộ gia đình nơng thơn chăn ni gà theo phương thức này (trong tổng số 7,9 triệu hộ chăn nuôi gia cầm) với tổng số gà theo thời điểm ước tính khoảng 110-115 triệu con (chiếm khoảng 50-52% tổng số gà xuất chuồng của cả năm).
2.2.3.2. Phương thức chăn nuôi công nghiệp
Phương thức này dựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất trên một đơn vị diện tích chuồng ni, dùng các giống gà cao sản để tạo ra sản lượng thịt, trứng nhiều nhất, hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất, cùng với sự đầu tư về trang thiết bị, chuồng trại tiên tiến, tự động hoá thao tác, quy trình chăn ni, thức ăn hỗn hợp được chế biến theo phương pháp công nghiệp, điều kiện, môi trường chăn nuôi đều theo ý muốn chủ quan của con người. Hình thức chăn ni này cịn gọi là chăn nuôi theo phương thức cơng nghiệp.
Phương thức chăn ni này có ưu thế là cho sản phẩm nhanh với năng suất cao, dễ được người chăn nuôi chấp nhận. Các nhà khoa học đã tạo ra một bước đột phá trong công nghệ sản xuất con giống, thức ăn hỗn hợp để phù hợp với phương thức chăn nuôi này. Kết quả là rút ngắn ngày nuôi, sản phẩm được sản xuất ra nhiều hơn, tiêu tốn thức ăn ít hơn cho một đơn vị sản phẩm.
Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng mạnh nhất là từ 2001 đến nay. Các giống nuôi chủ yếu là các giống cao sản (Isa, Lomann, Ross, Hiline, ...), sử dụng hồn tồn thức ăn cơng nghiệp, ứng dụng các cơng nghệ tiên tiến như chuồng kín, chuồng lồng, chủ động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, cho ăn uống tự động...Năng suất chăn nuôi đạt cao: gà nuôi 42- 45 ngày tuổi đạt 2,2-2,4 kg/con. Tiêu tốn 2,2-2,3 kg TA/kg tăng trọng. Gà đẻ đạt 270-280 trứng/năm, tiêu tốn 1,8-1,9 kg TA/10 quả trứng...Ước tính, chăn nuôi công nghiệp đạt khoảng 18-20% trong tổng sản phẩm chăn nuôi gà.
Chăn ni cơng nghiệp chủ yếu là hình thức gia cơng, liên kết của các trang trại với các doanh nghiệp nước ngoài như C.P Group, Japffa, Cargill, Proconco. Ngồi ra, rất nhiều hộ nơng dân, trang trại có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm chăn nuôi cũng tư chủ đầu tư chăn nuôi theo phương thức công nghiệp này. 2.2.3.3 Phương thức chăn nuôi gà bán cơng nghiệp (chăn ni gà thả vườn có áp dụng tiến bộ kỹ thuật)
Đây là phương thức chăn ni có sự kết hợp những kinh nghiệm ni gà truyền thống với chăn ni theo quy trình có áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến qua các giai đoạn. Phương thức chăn nuôi này xuất hiện từ nhu cầu thực tế của xã hội đòi hỏi càng nhiều về số lượng sản phẩm nhưng chất lượng sản phẩm cao, hương vị sản phẩm thơm ngon. Đây là sự kết hợp của hai phương thức chăn nuôi truyền thống và công nghiệp.
Bảng 2.8. Đặc điểm cơ bản của các phương thức chăn nuôi gà
Nội dung truyền thống Chăn nuôi Chăn nuôi gà bán công nghiệp Chăn nuôi gà công nghiệp
Chuồng trại Đơn giản Đầu tư ít Hiện đại
Hình thức chăn ni Ni thả tự do Bán chăn thả Ni nhốt hồn tồn
Thức ăn Tự kiếm Thức ăn qua chế
biến + tự kiếm
Thức ăn hỗn hợp
Thú y phịng bệnh Khơng Có Có
Con giống Gà ta Gà lai, gà ta Gà công nghiệp
Vốn đầu tư Không đáng kể Đầu tư ít Đầu tư cao Sản phẩm tiêu thụ Dễ tiêu thụ Dễ tiêu thụ Tuỳ thị trường
Kỹ thuật chăm sóc
Giai đoạn gà con Theo mẹ kiếm ăn Nuôi úm Nuôi úm Kỹ thuật áp dụng Khơng Có áp dụng qui trình
CN gà bán chăn thả
Có áp dụng qui trình CN gà cơng nghiệp
Ấp trứng Gà mẹ ấp Máy ấp, gà mẹ ấp Máy ấp
Một số chỉ tiêu kỹ thuật
Thời gian nuôi gà thịt Từ 4 đến 5 tháng Từ 90 đến 100 ngày Từ 45 đến 60 ngày Trọng lượng đủ
tuổi giết thịt
Từ 1,3 ÷ 1,5 kg/con
Từ 1,8 ÷ 2,5 kg/con Từ 1,8 ÷ 2,8kg/con
Tỷ lệ nuôi sống Thấp Cao Cao
Tiêu tốn thức ăn Cao Từ 2,2 ÷ 2,8kg/kg tăng trọng
Từ 2,0 ÷ 2,5kg/kg tăng trọng
Phương thức chăn nuôi này là sự kết hợp tiến bộ kỹ thuật về con giống nuôi năng suất cao và chất lượng thịt thơm ngon với thức ăn sử dụng là thức ăn hỗn hợp, kết hợp với thức ăn sẵn có ngồi tự nhiên. Khi chăn nuôi gà theo phương thức này, thời gian 1 - 1,5 tháng đầu gà được ni nhốt hồn tồn và cho ăn thức ăn công nghiệp (nuôi úm). Ở giai đoạn 1 tháng trước khi xuất chuồng, gà được thả vườn, đồi cho ăn thức ăn hỗn hợp cùng với thức ăn bổ sung như ngô, cám gạo, cám mạch, rau xanh… để nâng cao chất lượng, làm cho thịt chắc, giảm bớt mỡ, nước do nuôi công nghiệp trong giai đoạn đầu. Quy trình chăm sóc, ni dưỡng trong mơi trường tự nhiên, có sự can thiệp hợp lý của con người nhằm đảm bảo tỷ lệ nuôi sống cao, đàn gà phát triển tốt, hiệu quả chăn ni cao hơn hình thức chăn ni quảng canh. Thời gian ni một lứa gà theo phương thức này cho đến khi xuất chuồng là 90 – 100 ngày với trọng lượng xuất chuồng từ 1,9 – 2,3kg.
Mục tiêu phương thức này mang đậm tính sản xuất hàng hóa chứ khơng thuần tuý là sản xuất tự cấp tự túc. Gần đây, phương thức chăn nuôi này được áp dụng tại nông thôn đồng bằng, trung du, ven đơ và được ni dưới các hình thức chăn ni: tập trung, bán công nghiệp, thả vườn với con giống phù hợp với điều kiện khí hậu, cơ sở vật chất, phong tục tập quán từng vùng, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, duy trì được hương vị truyền thống và đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng.
Con giống được sử dụng trong phương thức chăn nuôi gà trên cát (bán công nghiệp) là những giống chuyên trứng hoặc chuyên thịt như: gà Lương Phượng, gà Đơng Cảo, gà lai Mía...
Sự so sánh giữa các phương thức chăn nuôi ở bảng 2.8 sẽ cho thấy được sự khác biệt giữa các phương thức chăn ni.