Điều kiện sản xuất của các nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 75 - 79)

Diễn giải ĐVT BQ (n=90) Quy mô QMN (n=47) QMV (n=24) QML (19)

1.Bình quân nhân khẩu/hộ khẩu 4,21 4,2 4,3 4,1

2.Số lao động/hộ Lđ 2,64 2,5 2,7 2,9

3.Diện tích đất nơng nghiệp/hộ m2 1.465 1.607 1.411 1.135 4.Diện tích đất nơng nghiệp/khẩu m2 345,31 382,6 328,1 274,8

5.DT đất có thể ni gà/hộ m2 933,67 652 839 1750

6.Thu nhập của hộ/năm trđ 381,44 220,8 353,18 814,53 7.Thu nhập từ CN gà của hộ/năm trđ 342,69 197,31 317,05 734,7 8.Tỷ lệ thu nhập từ CN gà % 89,84 89,36 89,77 90,20 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017)

Có thể thấy diện tích đất nơng nghiệp của nhóm hộ chăn ni ở qui mơ lớn là thấp nhất, của nhóm hộ chăn ni ở qui mơ nhỏ là cao nhất nhưng bình qn cả ba nhóm hộ thì diện tích này đều khá rộng, khoảng trên 3 sào/hộ (Bảng 4.5). Ngồi chăn ni gà, các hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ thường sản xuất trồng

trọt trên diện tích đất nơng nghiệp bình qn/khẩu khá lớn là 382,6m2, hơn nhóm

hộ chăn ni ở qui mơ lớn là 274,8m2 và hơn nhóm hộ chăn ni ở qui mơ vừa là

328,1 m2. Điều này cho thấy khả năng tập trung đầu tư cho chăn ni gà của nhóm hộ chăn ni ở qui mơ vừa và qui mơ lớn là lớn hơn, vì ngồi thời gian chăn ni gà, họ mất ít thời gian và cơng sức cho sản xuất trồng trọt hơn so với các nhóm hộ chăn ni ở qui mơ nhỏ. Diện tích đất vườn có thể dùng cho chăn ni gà ri lai của nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô vừa cũng lớn nhất trong 3 nhóm hộ, thấp nhất là nhóm hộ chăn ni ở qui mơ nhỏ, với diện tích vườn có thể sử

dụng cho chăn ni gà bình qn/ hộ là 933,67 m2. Tuy nhiên, các hộ chăn nuôi

ở qui mô nhỏ thường không sử dụng hết diện tích vườn để chăn ni gà mà chỉ quây lại một phần diện tích trong tổng diện tích vườn để chăn ni nên phần diện tích sử dụng cho chăn ni gà trung bình khơng lớn hơn so với các hộ thuộc hai nhóm cịn lại; mặt khác nhóm hộ này cịn có hộ ni cả gà đẻ trứng giống nên phần diện tích đó khơng chỉ đơn thuần ni gà thịt mà cịn phải chia lô để nuôi gà đẻ riêng biệt.

Các hộ chăn nuôi gà ri lai ở qui mô vừa và qui mơ lớn diện tích đất vườn có lớn hơn khơng đáng kể, nhưng hầu hết các diện tích này được họ sử dụng triệt để. Phần đất vườn có khả năng chăn ni gà thường được các hộ này chia làm nhiều ô khác nhau để luân phiên nuôi gà trong các lứa, tránh để tình trạng ơ nhiễm môi trường do nuôi quá nhiều lứa gà với thời gian nối tiếp nhau trên cùng một diện tích chăn thả.

Tỷ lệ thu nhập bình qn từ chăn ni gà của nhóm hộ ni qui mơ lớn cũng lớn nhất, chiếm 90,2% trong tổng thu nhập của hộ, trong khi thu nhập từ chăn nuôi gà chiếm 89,77% với các hộ nuôi với qui mô vừa và 89,36% với các hộ nuôi ở qui mô nhỏ. Qua đó cũng có thể thấy vai trị khá quan trọng của ngành chăn nuôi gà đối với việc nâng cao thu nhập của các hộ và mức độ đầu tư lao động và cơ sở vật chất cho chăn ni gà tại huyện Quỳnh Phụ, vì chăn ni gà là nguồn sinh kế chính của người dân nơi đây.

Bảng 4.7. Điều kiện sản xuất của các trang trại chăn nuôi gà ri lai trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

Diễn giải ĐVT Trang trại

1.Bình quân lao động/trang trại Lao động 15

2.Diện tích đất bình qn/trang trại m2 14.468

3.Diện tích đất ni gà/trang trại m2 5.347

4. Mức lương bình quân lao động/trang trại Tr.đ/tháng 5,5 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017) Qua nghiên cứu cho thấy hiện nay các trang trại trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ có bình qn số lao động đạt 15 người/trang trại. Số diện tích bình qn của trang trại là 14.468m2 trong đó diện tích đất dùng để chăn nuôi gà gi lai đạt

5.347m2. Mức lương bình quân của các lao động trong các trang trại đạt 5,5 triệu

đồng/tháng.

Bảng 4.8. Tài sản, cơng dụng cụ phục vụ chính cho chăn ni gà ri lai của hộ chăn ni (Tính bình qn cho 1 hộ chăn nuôi)

Triệu đồng TT Loại tài sản QMN QMV QML BQ 1 Chuồng trại 26,83 40,28 161,45 54,36 2 Máy nghiền 2,45 6,3 14,21 5,26 3 Máng ăn, uống 1,07 2,64 3,19 1,64 4 Lưới quây 2,12 3,39 5,13 2,72 5 Tài sản khác 1,04 1,75 2,52 1,35 Tổng 33,51 54,36 186,50 65,33

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017) Tài sản phục vụ cho nuôi gà ri lai không quá phức tạp vì hộ nơng dân có thể lợi dụng được diện tích vườn để chăn thả. Chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí phân bổ cơng dụng cụ cho chăn ni gà ri lai bình qn cho 1 hộ chăn nuôi khoảng 65,33 triệu đồng/hộ. Chuồng trại, máng ăn máng uống, lưới quây là tài sản cần thiết nhất cho chăn nuôi gà ri lai nên 100% các hộ chăn ni đều có. Tài sản sử dụng cho chăn ni có giá trị lớn hơn như máy nghiền thức ăn chăn nuôi chủ yếu được các hộ chăn nuôi với qui mô lớn sử dụng để tiết kiệm chi phí,

chủ động hơn trong cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

Tài sản, công dụng cụ sử dụng cho chăn nuôi gà ri lai được sử dụng trong nhiều năm nên là chi phí sử dụng những tài sản, công cụ dụng cụ này tại hộ điều tra phân bổ cho một năm chăn ni/hộ. Có thể thấy, hộ càng chăn ni với qui mơ lớn thì giá trị đầu tư về chuồng trại, máy móc… phục vụ chăn ni gà ri lai càng lớn. Điều này cho thấy nhận thức của hộ trong đầu tư cho CN gà ri lai có sự khác biệt giữa các nhóm theo qui mơ chăn ni.

Bình qn chi phí cho mỗi trang trại đầu tư vào tài sản phục vụ cho chăn nuôi gà ri trên địa bàn huyện quỳnh phụ đạt 324,54 triệu đồng/trang trại. Trong đó chi phí chiếm cao nhất chính là chi phí làm chuồng trại.

Bảng 4.9. Tài sản, cơng dụng cụ phục vụ chính cho chăn ni gà ri lai của các trang trại (Tính bình qn cho 1 trang trại)

Triệu đồng

TT Loại tài sản Trang trại

1 Chuồng trại 274,2

2 Máy nghiền 35

3 Máng ăn, uống 10,5

4 Lưới quây 12,12

5 Máy phun thuốc 4,8

6 Tài sản khác 10,54

Tổng 324,54

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017) 4.1.2.2. Nguồn gốc giống và nguồn thức ăn

Trong sản xuất, đặc biệt là trong chăn nuôi, đầu vào đóng một vai trị vơ cùng quan trọng, cùng với kỹ thuật và các yếu tố khác quyết định chất lượng sản phẩm cuối cùng. Trong chăn ni gà theo hướng hàng hố thì việc xác định giữa người chăn nuôi với các đối tác cung cấp đầu vào là hết sức cần thiết. Các đầu vào trong chăn nuôi gà như: giống, thức ăn công nghiệp, thức ăn khác, dịch vụ thú y, thuốc thú y, tín dụng… Trong thực tế, biểu hiện mức độ giữa người chăn nuôi và đối tác cung cấp đầu vào là sự trao đổi, mua bán thường xuyên.

Có thể nhận thấy 100% số hộ nông dân chăn ni gà ni theo hình thức chăn nuôi bán công nghiệp. Gà nuôi được cho ăn thẳng và nhốt ở chuồng úm trong vịng một tháng, sau đó được cho thả vườn và cho ăn thức ăn tự phối trộn là cám đậm đặc trộn với ngơ nghiền cho tới khi xuất bán. Hình thức chăn nuôi này đã trở lên rất phổ biến tại các xã trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ và dần thay thế cho hình thức chăn ni nhỏ lẻ, tận dụng truyền thống trước đây.

Theo kết quả điều tra các hộ chăn nuôi gà ri lai về sự liên kết với người sản xuất con giống trong chăn ni gà thì chỉ có 60% tổng số hộ chăn nuôi mua con giống từ trại giống và giữ mối quan hệ này trong q trình chăn ni. Số hộ cịn lại khơng có mối quan hệ mật thiết gì với người sản xuất con giống, nơi nào bán con giống tốt thì họ mua khi được những người cùng nuôi gà khác giới thiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 75 - 79)