Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 51)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, dân số, xã hội

3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Quỳnh Phụ có tổng diện tích tự nhiên 20.961,46 ha, nằm về phía Đông

Bắc tỉnh Thái Bình, có tọa độ địa lý nằm trong khoảng: từ 20030’ đến 20045’ vĩ

độ Bắc và từ 106010’ đến 106025’ kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện

được xác định như sau:

- Phía Đông giáp huyện Vĩnh Bảo – Thành phố Hải Phòng với ranh giới là sông Hóa;

- Phía Tây giáp huyện Hưng Hà - tỉnh Thái Bình;

- Phía Nam giáp huyện Đông Hưng và huyện Thái Thụy - tỉnh Thái Bình. - Phía Bắc giáp huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương với ranh giới là sông Luộc;

Huyện có hệ thống đường bộ và đường thủy phát triển tương đối toàn diện, rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn huyện.

Xét theo vị trí địa kinh tế trong tỉnh Thái Bình, thì huyện Quỳnh Phụ nằm gần Thành phố Thái Bình (cách 25 km) - là vị trí tâm điểm của Vùng kinh tế Châu thổ sông Hồng, có quan hệ kinh tế - xã hội mật thiết với Thủ đô Hà Nội, Tp. Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định và Phủ Lý, nên huyện Quỳnh Phụ sẽ có thuận lợi về phát triển kinh tế - xã hội, khi các thành phố này phát triển nhanh và có tác động mạnh đến toàn vùng. Tuy nhiên, nhược điểm là huyện Quỳnh Phụ sẽ chịu tác động phổ biến ô nhiễm môi trường từ sự phát triển toàn vùng Châu thổ sông Hồng và của các thành phố nêu trên, đòi hỏi phải có chính sách kiểm soát phù hợp. Mặt khác, sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Quỳnh Phụ cũng có thể phổ biến ô nhiễm môi trường cho các vùng lân cận của huyện (UBND huyện Quỳnh Phụ, 2016).

3.1.1.2. Điều kiện địa hình

Huyện Quỳnh Phụ nằm trong vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, đồng ruộng thấp, có độ dốc thoải từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam, giữa huyện trũng tạo thành địa hình lòng chảo.

Phần này chiếm 62,5% diện tích toàn huyện. Độ cao trung bình toàn huyện cao khoảng 1,5m so với mặt nước biển, trong đó khu vực cao nhất đạt khoảng 3m (xã

Quỳnh Ngọc), khu vực thấp nhất là 0,4 - 0,5 m.Quỳnh Phụ có những nhóm đất

chính bao gồm Đất phèn, Đất phù sa, đất phù sa không được bồi hàng năm và đất phù sa được bồi hàng năm (UBND huyện Quỳnh Phụ, 2016).

3.1.1.3. Điều kiện khí hậu và thủy văn

Quỳnh Phụ năm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc điểm chung mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông sương giá buốt. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23-240C; bức xạ mặt trời lớn với tổng mức bức xạ trên 100kca/cm2/năm, số giờ nắng trung bình từ 1.600-1.800 giờ/1năm và có tổng nhiệt lượng cả năm khoảng 8.5000 C. Lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 1.500-1.900mm, độ ẩm tương đối từ 80-90%.

Quỳnh Phụ có mạng lưới sông dày đặc, phân bố thích hợp cho tưới tiêu tự chảy: Hệ thống sông Luộc, sông Hóa dài 36km chảy qua phía Bắc và phía Tây của huyện dẫn nước vào các sông nội đồng. Sông Yên Lộng tưới cho 8.238ha (tự chảy 1.000ha), sông Sành, sông Diêm Hộ, sông Cô dài 83km cung cấp và tưới tiêu thoát nước cho cả huyện. Hệ thống cống dưới đê gồm 14 cống, đảm bảo việc lấy nước và tiêu thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có các sông ngòi khác với mật độ lớn và nhiều hồ, đầm.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

a) Tài nguyên đất

Theo thống kê đất đai tính đến hết ngày 01/01/2017, thì tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Quỳnh Phụ là 20.961,47 ha, trong đó đất nông nghiệp là 14.840,48 ha; đất phi nông nghiệp là 6.052,62 ha và đất chưa sử dụng là 68,32 ha.

Đặc điểm chung của huyện Quỳnh Phụ là không có rừng và đất trồng cây lâu năm có rất ít (chỉ chiếm khoảng 4,5%). Điều này sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng không khí trên địa bàn huyện, nhất là vào dịp mùa hè nóng bức. Trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ cũng có diện tích đất khoáng sản khá nhỏ (khoảng 13ha), sử dụng để khai thác cát đen cho xây dựng và đất sét để sản xuất gốm sứ.

Bảng 3.1. Hiện trạng đất đai huyện Quỳnh Phụ năm 2017

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 20961.46 100%

1. Đất nông nghiệp 14840.48 70.80

Đất trồng cây hàng năm 12856.41 61.33

Đất trồng lúa 12141.02 57.92

Đất trồng cây hàng năm khác 715.38 3.41

Đất trồng cây lâu năm 941.21 4.49

Đất nuôi trồng thủy sản 1035.92 4.94

Đất nông nghiệp khác 6.95 0.03

2. Đất ở 1488.59 7.10

Đất ở tại nông thôn 1410.98 6.73

Đất ở tại đô thị 77.60 0.37

3. Đất chuyên dùng 4564.03 21.781

4. Đất chưa sử dụng 68.32 0.33

Đất bằng chưa sử dụng 68.32 0.33

Nguồn: Phòng tài nguyên và môi trường huyện Quỳnh Phụ, (2017)

b) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Quỳnh Phụ có 02 sông lớn là sông Hóa và sông Luộc cùng hệ thống sông, kênh mương và rất nhiều ao hồ, đầm chứa nước với mật độ tương đối lớn, cung cấp đầy đủ cho sản xuất và sinh hoạt của dân cư trong huyện (Phòng Tài nguyên và Môi trường Quỳnh Phụ, 2017).

- Nguồn nước ngầm: Theo những khảo sát địa chất thủy văn cho thấy: Nguồn nước ngầm của huyện có mực nước nông, chất lượng nước không đồng đều, khối lượng lớn được chứa chủ yếu ở 02 tầng: Holoxen và Pleistoxen, đều có khả năng khai thác để đưa vào sử dụng, song hiện nay mức độ khai thác và sử dụng còn ít, trong tương lai có nhiều tiềm năng mở rộng việc khai thác nước ngầm trên diện rộng, để phục vụ nhu cầu cấp nước sạch của người dân ngày một tăng (Phòng Tài nguyên và Môi trường Quỳnh Phụ, 2017).

3.1.2. Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của địa phương

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện kế hoạch phát triển KTXH theo các chương trình phát triển kinh tế trọng tâm của Đảng ủy huyện Quỳnh Phụ, cơ cấu

và tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện có những chuyển biến tích cực, ngày càng tăng, đáp ứng những mục tiêu KTXH đề ra. Giá trị sản xuất và cơ cấu các ngành kinh tế được thể hiện chi tiết ở bảng 3.2 .

Qua bảng 3.2 cho thấy: kinh tế của huyện Quỳnh Phụ có sự gia tăng giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, sản xuất nông nghiệp đều có sự tăng lên rõ rệt. Trong đó, ngành công nghiệp xây dựng có sự tăng lên mạnh nhất. Để đạt được điều đó là nhờ có sự áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến. Để tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển và đem lại hiệu quả cao, tạo thêm công ăn việc làm cho lao động, nâng cao đời sống của nhân dân, trong những năm tới ngoài việc tiếp tục chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp cần đầu tư đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, tăng nhanh tỷ trọng các ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Bảng 3.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Phụ qua các năm 2013 - 2015

STT Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) GTSX (tỷ đồng) Cơ cấu (%) 1 Tổng 3.431,2 100,00 3.733,3 100,00 12.347,5 100,00 2 Nông nghiệp 852,5 24,85 893,7 23,94 3.169,7 25,67 - Trồng trọt 468,8 13,66 509,4 13,64 1.901,8 15,40 - Chăn nuôi 213,1 6,21 250,2 6,70 950,9 7,70 - Thủy sản 170,5 4,97 134,1 3,59 317 2,57 3 CN & Xây dựng 2.056,1 59,92 2.254,1 60,38 7.499,8 60,74 4 Thương mại - dịch vụ 522,6 15,23 585,5 15,68 1.678 13,59 Nguồn: Phòng Công thương huyện Quỳnh Phụ, (2017) 3.1.2.2. Thực trạng phát triển dân số, lao động và việc làm

Tính đến ngày 1/8/2016 dân số của huyện Quỳnh Phụ là 232.509 người với 62.538 hộ, trong đó có 219.199 nhân khẩu ở nông thôn (chiếm 94,1% tổng dân số) và 13.310 nhân khẩu ở thị trấn (chiếm 5,9% dân số). Mật độ dân số trung bình

của toàn huyện là 1109 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,92% (năm

2010) xuống còn 0,78% (năm 2016). Tình hình biến động dân số, số hộ và tỷ lệ gia tăng dân số của huyện cho thấy:

Toàn huyện có 119.213 lao động, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 70,59%. Đây là một thế mạnh và điều kiện tiền đề để phát triển một nền nông nghiệp theo hướng đa dạng hoá cây trồng và phát triển sản xuất hàng hoá.

Bảng 3.3 Tình hình dân số, lao động của huyện Quỳnh Phụ

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 15/14 16/15 BQ

I. Tổng số nhân khẩu Người 234.212 100,00 233.282 100,00 232.509 100,00 99,60 99,67 99,63

1. Khẩu nông nghiệp Người 229.433 97,95 219.916 94,27 219.199 94,27 95,85 99,67 97,74

2. Khẩu phi NN Người 4.779 02,05 13.366 5,73 13.310 5,73 279,68 99,58 166,88

II. Tổng số hộ Hộ 62.648 100,00 62.652 100,00 62.538 100,00 100,01 99,82 99,91

1. Hộ nông nghiệp Hộ 61.451 98,08 56.389 90,03 57.684 92,23 91,76 102,30 96,89

2. Hộ phi nông nghiệp Hộ 1.197 1,92 35.061 9,97 4.854 7,77 523,22 7,50 62,64

III. Tổng số lao động LĐ 120.429 100,00 119.896 100,00 119.213 100,00 99,56 9,43 30,64 1. Lao động NN LĐ 84.315 70,01 84.347 70,35 84.152 70,59 100,04 9,77 31,26 2. Lao động phi NN LĐ 36.114 29,99 35.549 29,65 35.061 29,41 98,44 98,63 98,53 IV. Một số chỉ tiêu BQ 1. BQ nhân khẩu/ hộ 3,7 - 3,5 - 3,5 - - - - 2. BQ lao động/ hộ 1.9 - 2,0 - 2,0 - - - - 3. BQ khẩu NN/ hộ NN 3.7 - 3,9 - 3,8 - - - - 4. BQ LĐ NN/ hộ NN 1,8 - 1,7 - 1,6 - - - -

Chương trình lao động-việc làm đã được triển khai thực hiện có hiệu quả theo hướng giải quyết việc làm tại chỗ thông qua các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, mở rộng nghề và làng nghề… với sự hỗ trợ của các nguồn vốn vay hỗ trợ giải quyết việc làm. Trong giai đoạn 2004 - 2016 đã giải quyết được gần 30.000 lao động có việc làm mới, trong đó từ năm 2007 - 2016 công tác giải quyết việc làm có sự chuyển biến rất tích cực, mỗi năm tạo được gần 4.500 chỗ làm mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị từ 8,4% (năm 2003) xuống còn 4,4% (năm 2014), tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 68% (năm 2001) lên 78,9% (năm 2016).

3.1.3. Đánh giá chung

3.1.3.1. Thuận lợi

Đại hội Đảng bộ huyện đã vạch rõ phương hướng phát triển kinh tế xã hội nói chung và phương hướng phát triển ngành chăn nuôi nói riêng. Đó là căn cứ pháp lý, là kim chỉ nam để xây dựng các chương trình phát triển chăn nuôi cụ thể.

Điều kiện canh tác thuận lợi, khí hậu thời tiết, nguồn nước, thổ nhưỡng phù hợp với các cây, con hiện có tạo cho Quỳnh Phụ phát triển nền nông nghiệp hàng hoá, năng suất cao. Đây là những thuận lợi cơ bản để phát triển sản xuất hàng hoá, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Huyện đã có những định hướng trong việc phát triển chăn nuôi nhằm nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân.

Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng ngày càng được củng cố, xây dựng và phát triển khá toàn diện.

Trong sản xuất nông nghiệp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đã bắt đầu hình thành và phát triển mạnh mẽ trong mấy năm trở lại đây với các sản phẩm chủ lực có giá trị cao như ớt, cói, rau thương phẩm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường.

Công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, con vật nuôi phát triển mạnh mẽ.

Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, có ý thức thường xuyên học hỏi kinh nghiệm sản xuất, tạo tiền đề cho phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá. Từ những hoạt động sản xuất hàng hoá, đa dạng hoá nông sản kéo theo ngành

động vào những tháng nông nhàn. 3.1.3.2. Khó khăn

Nguồn lao động dồi dào nhưng tỷ lệ lao động được đào tạo nghề thấp, số lao động kỹ thuật có tay nghề cao còn ít. Chưa phát huy được lợi thế là huyện nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh để đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại, công nghiệp và mở mang sản phẩm từ nông nghiệp, thuỷ sản, dịch vụ phục vụ cho thành phố lớn và cả nước. Do vậy, tỷ trọng GTSX ngành nông nghiệp vẫn còn cao, sản phẩm nông nghiệp, thuỷ sản chưa được chế biến, giá cả còn thấp.

Trong sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn để đầu tư cho sản xuất cũng như công nghệ. Hiện nay, tình trạng thiếu vốn, thiếu công nghệ trong sản xuất là rất phổ biến, đặc biệt là vấn đề mở rộng sản xuất kinh doanh nông nghiệp để có thể tự chủ được về mặt kinh tế trong cơ chế thị trường.

Sản xuất hàng hoá còn mang tính tự phát mà chưa có quy hoạch và kế hoạch chung, do vậy chưa hình thành được một thị trường tiêu thụ nông sản phẩm ổn định. Việc vận dụng và triển khai các chính sách còn chậm, đặc biệt là chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng, chính sách cho vay vốn và thời hạn cho vay vốn, chính sách kích cầu trong thị trường.

Phần lớn người người dân chưa nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình trong vấn đề phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận xã hội học: Để nhận biết được tâm tư, nguyện vọng của người chăn nuôi.

- Tiếp cận có sự tham gia: Người chăn nuôi, nhà kinh doanh, nhà cung ứng, các cơ quan quản lý.

- Tiếp cận hệ thống: Là cách tiếp cận nhằm quan sát và xem xét một cách toàn diện có tính hệ thống các hoạt động từ sản xuất đến lưu thông, kết quả chăn nuôi gà (ai là người cung cấp giống, ai là người sản xuất, ai là người tiêu thụ, người tiêu dùng… ?). Ngoài ra, với cách tiếp cận này cho phép phân tích tác động của biến động giá tới kết quả, hiệu nuôi gà ri lai trên cát của hộ nông dân.

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình, các nội dung chuyên sâu được khảo sát tại các gia trại, trang trại điển hình tại 02 xã trên địa bàn huyện, là xã Quỳnh Hoàng và xã Quỳnh Lâm.

Hai xã Quỳnh Hoàng, Quỳnh Lâm là hai xã vùng duyên giang của huyện Quỳnh Phụ, được bao bọc bởi đê Hữu Luộc, có vùng đất bãi ngoài chân đê rất lớn. Những vùng đất này không phù hợp với việc trồng trọt nhưng lại rất thích hợp để chăn nuôi do đặc tính đất cát tiêu thoát nước nhanh và ở cách xa khu dân cư thuận lợi để chăn nuôi gà bán chăn thả.

3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.3.1. Thông tin thứ cấp

Thu thập qua sách báo, tài liệu đã công bố, các loại báo cáo tổng kết của huyện… Đây là những số liệu tổng quan giúp người nghiên cứu có những bước đầu hình dung về nuôi gà ri lai trên cát tại huyện Quỳnh Phụ. Cụ thể như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, dữ liệu thống kê về ngành chăn nuôi gà ri lai tại huyện Quỳnh Phụ.

Các thông tin liên quan trong các công trình nghiên cứu trước đây về chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà ri lai trên cát nói riêng.

3.2.3.2. Thông tin sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp thông qua phiếu điều tra được thiết kế sẵn phù hợp với mục đích điều tra. Tiến hành phỏng vấn trực tiếp 14 trang trại và các trang trại nhỏ, gia trại và hộ gia đình thuộc 2 xã Quỳnh Hoàng, Quỳnh Lâm và phỏng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 51)