Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển mơ hình ni gà ri lai trên cát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 33 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển mơ hình ni gà ri lai trên cát

2.1.5.1. Các yếu tố khách quan

* Chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước

Để phát triển mơ hình chăn ni gà ri lai trên cát thì chủ trương, chính sách của các cơ quan quản lý nhà nước cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Chính sách được ban hành từ các Bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằm định hướng, hỗ trợ cho người sản xuất, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất – chế biến – tiêu thụ, do đó việc ban hành chính sách một cách đồng bộ và kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát triển chăn ni.

Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước như miễn thuế sử dụng đất, chính sách vay vốn, chính sách hỗ trợ ... có ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi bền vững.

* Các yếu tố tự nhiên:

- Vị trí địa lý: Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đến sự phát triển của chăn ni gà ri lai. Những vùng có vị trí thuận lợi như gần đường giao thông thủy, giao thông bộ, gần các cơ sở chế biến, gần thị trường tiêu thụ sản phẩm, gần khu công nghiệp, đô thị lớn sẽ có điều kiện phát triển sản xuất hàng hóa nói chung và phát triển chăn ni gà ri lai trên cát nói riêng.

- Khí hậu, thời tiết, nguồn nước: Các yếu tố về khí hậu, thủy văn như lượng mưa, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ.... có mối quan hệ chặt chẽ đến sự sinh trưởng của các loại động thực vật nói chung và lồi gà nói riêng. Những vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi có cơ hội để phát triển chăn nuôi gà.

- Nguồn nước cho phát triển chăn nuôi gà là yếu tố không thể thiếu. Nước cần cho nhu cầu sống của vật nuôi, nguồn nước thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho sự sinh trưởng, phát triển của đàn vật nuôi (Viện chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2011).

* Sự phát triển của công nghệ trong chăn nuôi

Để ngành chăn ni nói chung và ngành chăn ni gia cầm nói riêng phát triển bền vững, theo TS Trần Công Xuân, Chủ tịch Hiệp hội gia cầm Việt Nam: Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp Tổng cục Thống kê để thống nhất phương pháp thống kê sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm của ngành chăn ni, vì đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng đối với ngành chăn ni nhằm đánh giá đúng vị trí và đóng góp của ngành chăn ni, là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi.

Hai là, cần đầu tư các cơ sở nuôi giữ, bảo tồn, chọn lọc, nhân các giống gia cầm trong nước quý để làm nguyên liệu lai giữa các giống gia cầm nội và lai giữa các giống gia cầm nội với gia cầm ngoại, tạo con lai thương phẩm có năng suất, chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong nước và hướng xuất khẩu. Khuyến khích phát triển cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi để giảm nhập, giảm giá thành thức ăn. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở giết mổ tập trung và kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc và động vật, giao đất vĩnh viễn hoặc có thời hạn dài để chủ đầu tư yên tâm đầu tư phát triển cơ sở giết mổ tập trung và công nghiệp. Quy hoạch xây dựng chợ đầu mối để kiểm soát vận chuyển trước khi cung ứng cho các cơ sở giết mổ theo vùng và theo chuỗi cung ứng.

Ba là, khả năng sản xuất của ngành chăn nuôi trong nước rất lớn, không những cung cấp dư thừa cho nhu cầu trong nước mà cịn hướng tới xuất khẩu, do đó cần phải bảo hộ người chăn nuôi trong nước. Muốn vậy, cùng với việc quan tâm đào tạo nghề chăn ni nói chung, chăn ni gia cầm nói riêng cho người chăn ni kể cả quản lý và khoa học kỹ thuật, các cơ quan chức năng, nhất là ủy ban nhân dân các cấp của các tỉnh biên giới và giáp biên giới cần thực hiện nghiêm túc Cơng điện 1180 ngày 31-7-2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn nhập lậu các sản phẩm chăn ni chưa kiểm sốt qua biên giới. Nên chăng khơng khuyến khích các tập đồn, các cơ sở nước ngoài vào Việt Nam tổ chức sản xuất chăn ni nói chung, chăn ni gia cầm nói riêng, cũng như hạn chế nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi kể cả chính ngạch.

Khoa học kỹ thuật và cơng nghệ là một trong những yếu tố để phát triển nơng nghiệp nơng thơn nói chung và phát triển chăn ni gà ri lai nói riêng. Trong chăn nuôi gà ri lai, yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ thể hiện ở chỗ: Quy trình nhân giống, lai tạo giống, thử nghiệm giống tốt có chất lượng cao và phù hợp với điều kiện của từng địa phương; Kỹ thuật xây dựng chuồng trại cho đàn gà; Cơng nghệ và qy trình chế biến thức ăn; Quy trình và cơng nghệ chế biến sản phẩm. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã trở thành yếu tố của lực lượng sản xuất. Vì vậy, đầu tư cho khoa học kỹ thuật chính là phương hướng đầu tư sớm mang lại hiệu quả trong chăn ni, góp phần phát triển chăn nuôi theo chiều sâu.

* Yếu tố về kỹ thuật:

- Giống: Trong chăn nuôi gà ri lai, giống phải chọn lọc theo mục đích sản xuất để lấy thịt. Giống vật nuôi phải đạt được các yêu cầu về tầm vóc, phù hợp với điều kiện chăn ni của từng vùng, có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, khả năng chống chịu bệnh tật cao.... Trong xây dựng định hướng phát triển chăn nuôi gà ri lai cần bảo vệ nguồn gen, chọn lọc, lai tạo và nhân giống, cần có kế hoạch cụ thể cho chương trình nâng cao chất lượng giống hiệu quả.

- Cơng tác chăm sóc ni dưỡng: Quy trình kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng gà ri lai bao gồm: Đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn về số lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển ở các độ tuổi, cung cấp nước uống, tiêm phịng định kỳ, giữ gìn vệ sinh thú y khu vực chăn nuôi (chất độn chuồng, cát...).

Năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: tính năng di truyền và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gà ri lai ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi và sự cảm nhiễm dịch bệnh. Ứng với mỗi giai đoạn, yêu cầu công tác chăm sóc ni dưỡng khác nhau.

- Phương thức chăn ni: Phương thức chăn ni có ảnh hưởng lớn đến công tác giống, vệ sinh thú y, việc đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình tổ chức phát triển sản xuất. Hiện nay có các phương thức chăn nuôi như: Chăn nuôi theo hướng quảng canh, chăn nuôi theo hướng thâm canh, bán thâm canh...

- Cơng tác thú y: Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là mơi trường thuận lợi cho việc phát triển các loại dịch bệnh, nhất là trong giai đoạn chuyển mùa và những thời gian có độ ẩm cao. Dịch bệnh không những ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng đàn gà mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe con người khi tiêu thụ thịt gà. Gà ri lai cũng như các loại gà khác thường mắc những bệnh như: cúm, H5N1, Nhiệm vụ của cơng tác thú y là đề phịng và chống dịch bệnh cho đàn gà, kiểm nghiệm sản phẩm trước khi xuất bán. Công tác thú y liên quan chặt chẽ đến việc bảo vệ sức khỏe của vật nuôi và người tiêu dùng, làm hạn chế các rủi ro trong q trình chăn ni.

* Hình thức liên kết trong chăn ni:

Ngoài các tác nhân hộ chăn ni và doanh nghiệp cịn có sự tham gia của các tác nhân là Nhà nước, nhà khoa học. Tổ chức sản xuất hợp lý và tăng cường các mối liên kết trong “sản xuất – khai thác – chế biến - tiêu thụ” sẽ giúp tiết kiệm được sức lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, tạo tiền đề chăn ni hiệu quả từ đó nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường. Hình thức tổ chức, liên kết chặt chẽ, hiệu quả và đảm bảo quyền lợi cũng như ổn định, bền vững trong chăn nuôi gà ri lai trên cát.

*Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gà ri lai

Nhu cầu thị trường quyết định đến hộ sản xuất với số lượng sản phẩm là bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, các hộ nơng dân hồn tồn có thể lựa chọn các loại hàng hóa mà thị trường cần và họ có đủ khả năng để sản xuất ra nhằm phục vụ sản xuất hàng hóa. Việc đưa ra quyết định sản xuất đúng đắn phù hợp với thị trường sẽ góp phần nâng cao giá trị trong chăn nuôi, phát triển chăn nuôi một cách bền vững.

2.1.5.2. Các yếu tố chủ quan * Lao động

Để phát triển sản xuất thì yếu tố con người luôn là trọng tâm. Sử dụng nguồn lao động có trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong chăn nuôi gà ri lai.

Chủ hộ hay chủ trang trại phải là người có ý chí, năng lực tổ chức, có kiến thức và kinh nghiệm trong việc chăn ni, tiêu thụ sản phẩm, có khả năng tiếp cận thị trường....

Bên cạnh chủ hộ, những người lao động, làm th cũng cần phải có trình độ học vấn và trình độ kỹ thuật nhất định để nắm bắt, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi giúp nâng cao năng suất, hiệu quả chăn nuôi. (dẫn theo Nguyễn Văn Luận, 2010).

* Quỹ đất dành cho chăn ni

Quy mơ đất đai, địa hình và đặc điểm nơng hóa, thổ nhưỡng có liên quan mật thiết đến môi trường chăn nuôi gà ri lai. Muốn chăn ni phát triển được cần phải có đầy đủ quỹ đất dành cho chăn ni để xây dựng chuồng trại, sân chơi, kho, bãi.... (dẫn theo Nguyễn Văn Luận, 2010).

* Vốn

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn là yếu tố đặc biệt quan trọng để đảm bảo các yếu tố đầu vào. Trong chăn nuôi, người nông dân cần lượng vốn khá lớn để đầu tư mua con giống, xây dựng chuồng trại, tường bao, mua thức ăn, mua các vật dụng trang thiết bị cần thiết khác như: máy phát điện, máy nghiền, trộn thức ăn, thuốc thú y... Để phát triển chăn ni gà ri lai theo hướng hàng hóa, quy mơ lớn thì nhu cầu về vốn đang là một vấn đề khó với các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo. Việc đảm bảo được vốn đầu tư sản xuất sẽ quyết định đến việc phát triển chăn nuôi bền vững và có hiệu quả (Đỗ Kim Chung và cs., 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 33 - 37)