Tình hình chăn ni gia cầm trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 66 - 67)

Bảng 4.2. Tình hình chăn ni gia cầm trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ Số lượng Số lượng Năm Gia cầm (nghìn con) Gà (nghìn con) Tỷ lệ (%) 2012 1.640 1.230 75,0 2013 1.654 1.250 75,6 2014 1.682 1.275 75,8 2015 1.755 1.310 74,6 2016 1.819 1.350 74,22

Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Thái Bình, (2016) Huyện Quỳnh Phụ là huyện dẫn đầu trong phong trào chăn ni tồn tỉnh, bênh cạnh chăn nuôi lợn nái ngoại, lợn siêu nạc, ngành chăn nuôi gia cầm cũng khơng ngừng phát triển. Chăn ni gia cầm duy trì ổn định 1,2 triệu con, trong đó chủ yếu là chăn ni gà thịt. Tồn huyện có trên 17 trang trại ni gia cầm quy mơ lớn (trên 8.000 gia cầm/lứa). Hình thức chăn ni gia cầm chủ yếu là bán chăn thả vì gà chăn thả có khả năng chống chịu với bệnh tốt và tăng trọng khá; nhu cầu tiêu thụ loại gà trên thị trường ngày càng tăng và đặc biệt là phù hợp với điều kiện đầu tư của các hộ chăn ni trong huyện. Gà thả vườn có nhiều ưu điểm: gà có sức đề kháng cao, ít bệnh tật, đặc biệt là có khả năng chịu được thời tiết nóng. Gà có tốc độ tăng trưởng vừa phải.

Qua bảng trên, ta thấy gà là gia cầm nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện, trong đó giống gà ri lai chiếm khoảng từ 30% tổng số đàn gà; tập trung chủ yếu tại các xã Quỳnh Hoàng, Quỳnh Lâm, Quỳnh Mỹ, Quỳnh Khê, Quỳnh Ngọc. đặc biệt là các xã Quỳnh Lâm, Quỳnh Hoàng là các xã duyên giang, có hệ thống bãi cát gần chân đê khơng thích hợp cho trồng trọt nhưng lại thích hợp cho ni gà bán chăn thả. Các hộ chăn nuôi ở đây đã tận dụng bãi cát, xin chủ trương từ xã đến huyện để chuyển đổi mục đích sử dụng đất và tiến hành đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi với quy mô lớn, tập trung. Chủ yếu các hộ ni gà ri lai vì giống gà này có những ưu điểm sau: sức đề kháng cao, ít bị bệnh tật, thời gian tăng trưởng ngắn, thịt thơm ngon, cho trọng lượng đạt từ 1,8 – 2kg/con rất phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng nên rất được giá. Giống gà ri lai thích nghi được mọi khu vực và hiện đang là nguồn thu nhập lớn, đem lại hiệu quả

kinh tế cao cho nhiều hộ gia đình, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của huyện Quỳnh Phụ.

Về tình hình dịch bệnh trong chăn ni gà trên địa bàn: Do có sự phối hợp của các ban ngành chun mơn và sự thực hiện vệ sinh phịng dịch nghiêm túc, xử lý chuồng trại của người chăn nuôi nên trong những năm gần đây huyện Quỳnh Phụ không xảy ra dịch cúm gia cầm mặc dù số lượng gia cầm nuôi là lớn nhất tỉnh. Đối với gà ri lai, việc tiêm phòng vắc xin đầy đủ, định kỳ thay chất độn chuồng, thay cát làm cho tỷ lệ sống của gà cao hơn.

Phương thức chăn nuôi gà trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ chủ yếu là chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ theo hướng truyền thống và chăn nuôi bán công nghiệp (nuôi gà thả vườn), công nghiệp (nuôi nhốt). The 30% số hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ. Những hộ này ni gà với số lượng ít, chủ yếu là ni thả tự do, cho ăn thức ăn tận dụng và không bán sản phẩm thường xuyên, chủ yếu là cung cấp nhu cầu cho cuộc sống của gia đình. Trình độ chăn ni gà hàng hóa ở nhiều hộ dân đã được nâng lên rõ rệt, nhiều mơ hình chăn ni gà thịt an tồn với quy mơ lớn từ 4.000 – 8.000 con/lứa và nhiều lứa/năm đã được hình thành và từng bước nhân ra diện rộng, trong đó điển hình là chăn nuôi gà trên cát với quy mô lớn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 66 - 67)