Tỷ lệ sống tới khi xuất bán: %

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 88)

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017) Theo kết quả điều tra hộ chăn nuôi, có 90,42% tổng số hộ chăn nuôi có tiếp cận dịch vụ tín dụng dùng cho chăn nuôi gà ri lai trong đó có 87,93% nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ, 89,96% nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô vừa và 93,51% nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô lớn (Hình 4.3). Những hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ ít vay vốn từ tín dụng ngân hàng mà chủ yếu vay vốn tín dụng từ các nguồn khác như: đại lý TACN theo hình thức mua hàng trả chậm chiếm 52,18% trong tổng số các hộ vay vốn. Có thể thấy việc tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng chính thống như vay vốn các ngân hàng chiếm chưa đến 50% số hộ tham gia vay vốn. Tuy nhiên, theo đánh giá của người chăn nuôi, việc vay vốn qua các ngân hàng là khá phức tạp, thủ tục rườm rà, đặc biệt là vay vốn ở Ngân hàng nông nghiệp. Người chăn nuôi chỉ được vay vốn ngắn hạn trong 6 tháng, thủ tục khá rườm rà nên họ thường tìm đến các nguồn vốn vay khác, không phức tạp mặc dù phải chịu lãi suất cao hơn. Khá nhiều nguồn vốn vay của hộ

87,93 89,96 93,51 35,75 46,72 49,35 52,18 43,24 44,16 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00

Qui mô nhỏ Qui mô vừa Qui mô lớn

Tỷ lệ (%)

chăn nuôi được tiếp cận là các nguồn tín dụng phi chính thống như vay của người quen, vay các tổ chức đoàn thể và tín dụng thương mại. Có 52,18% hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ, 43,24% nhóm các hộ chăn nuôi ở qui mô vừa và 44,16% nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô lớn có vay vốn sử dụng vốn từ nguồn tín dụng khác, tức là mua chịu hàng của các đại lý TACN, thuốc thú y đến khi bán gà trả hết tiền hàng và tiền lãi. Nguồn vốn do dự án chăn nuôi cung cấp chỉ có ở một số ít hộ chăn nuôi ở qui mô vừa, qui mô lớn.

Bảng 4.19. Tình hình vay vốn phục vụ cho chăn nuôi gà của các Trang trại

STT Diễn giải Trang trại SL (trang trại) CC (%)

1 Trang trại có vay vốn 14 100,00

2 Nguồn vay

- Ngân hàng 14 100,00

- Tín dụng 3 21,43

- Người thân 5 35,71

- Khác 1 7,14

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017) Qua nghiên cứu cho thấy có 100% số trang trại có vay vốn thực hiện phát triển chăn nuôi trong đó có chăn nuôi gà. Nguồn vay chủ yếu của các trang trại đó là các ngân hàng thương mại với 100% số trang trại tham gia vay, ngoài ra còn có một số nguồn vay như tín dụng với 21,43% số trang trại có vay, người thân với 35,71% số trang trại tham gia vay. Như vậy có thể thấy được nguồn vốn từ ngân hàng vẫn chưa giải quyết nhu cầu về vốn của các trang trại. Cần có những chính sách tài chính cởi mở hơn nữa để các trang trại đáp ứng nhu cầu về vốn vay phục vụ phát triển sản xuất và tái sản xuất.

4.1.2.5. Năng suất, sản lượng chăn nuôi gà ri lai

Để đánh giá được một cách chính xác về các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật chúng tôi tiến hành điều tra 90 hộ có chăn nuôi gà ri lai với các qui mô chăn nuôi khác nhau được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.20. Một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà ri lai của hộ nông dân theo qui mô

(Tính bình quân 1 hộ chăn nuôi)

Diễn giải ĐVT BQ Quy mô

QMN QMV QML

1. Số con chăn nuôi BQ/1 lứa con 640,35 315 671,15 1406,25 2.Số con xuất chuồng BQ/1 lứa con 581,52 288 639 1235 3. Tỷ lệ số con sống đến khi XC % 96,8 93,62 95,21 96,82

4. Số lứa chăn nuôi BQ/năm lứa 3,45 3,4 3,5 3,5

5. Thời gian chăn nuôi BQ/lứa ngày 94,20 95 92 95

6. Khối lượng BQ 1 con XC kg 1,72 1,65 1,8 1,8

7. SL thịt hơi XC BQ 1 lứa kg 1.024,18 475,2 1.150,2 2.223 8. SL thịt hơi XC BQ 1 hộ kg 3.575,15 1.615,68 4.025,7 7.780,5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017) Về số lứa chăn nuôi bình quân trên năm của 90 hộ điều tra là 3,45 lứa. Trong đó nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa có số lứa chăn nuôi bình quân trên năm lớn hơn nhóm hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ và qui mô lớn. Cụ thể ở nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa số lứa bình quân/năm là 3,5 lứa, chỉ tiêu này đối với nhóm hộ chăn nuôi nhỏ là 3,40 lứa và nhóm hộ chăn nuôi với qui mô lớn là 3,5 lứa.

Số con chăn nuôi bình quân/lứa của 90 hộ điều tra là 640,35 con trong đó nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa là 671,15 con, qui mô nhỏ là 315,0 con, qui mô lớn là 1.406,25 con. Cùng với qui mô, số con chăn nuôi tương ứng với sản lượng thịt hơi xuất chuồng bình quân/lứa của các nhóm hộ chăn nuôi lần lượt là 475,2 kg đối với qui mô nhỏ; 1.150,2 kg đối với nhóm hộ chăn nuôi qui mô vừa và 2.223 kg với nhóm hộ chăn nuôi qui mô lớn.

Nguyên nhân là do số lứa chăn nuôi trên năm của nhóm hộ chăn nuôi qui mô vừa có số lứa chăn nuôi trên năm là lớn nhất so với nhóm hộ chăn nuôi qui mô nhỏ và qui mô lớn là do nhóm hộ chăn nuôi qui mô vừa đã tận dụng hết diện tích đất vườn để chăn thả với số con nuôi/lứa phù hợp, kết hợp tốt các qui trình kỹ thuật trong chăn nuôi gà ri lai dẫn đến hiệu quả kinh tế cao hơn các qui mô còn lại. Còn đối với nhóm hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ đã không tận dụng hết những điều kiện về diện tích đất đai, kỹ thuật trong chăn nuôi tức là chăn nuôi

nhỏ lẻ, manh mún không tập trung, nhóm hộ chăn nuôi với qui mô lớn là do số lượng con chăn nuôi lớn lên tới 1.406 con/lứa. Từ đó, việc tăng hệ số quay vòng trong chăn nuôi gà ri lai (số lứa/năm) là khó khăn hơn nếu không đủ diện tích chăn thả và điều kiện để đầu tư cho chăn nuôi. Tuy nhiên, số gà thịt nuôi bình quân/lứa là khá khác biệt, gấp gần 2 lần với chỉ tiêu này của hộ chăn nuôi với qui mô vừa và gấp 6 lần với nhóm hộ nuôi qui mô nhỏ... dẫn đến hiệu quả trong chăn nuôi gà ri lai không bằng nhóm hộ chăn nuôi qui mô vừa.

Bảng 4.21. Một số chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật chăn nuôi gà ri lai của trang trại (Tính bình quân 1 trang trại)

Diễn giải ĐVT Trang trại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Số con chăn nuôi BQ/1 lứa con 22.640,35

2.Số con xuất chuồng BQ/1 lứa con 22.684

3. Tỷ lệ số con sống đến khi XC % 96,8

4. Số lứa chăn nuôi BQ/năm lứa 3,5

5. Thời gian chăn nuôi BQ/lứa ngày 90

6. Khối lượng BQ 1 con XC kg 1,8

7. SL thịt hơi XC BQ 1 lứa kg 40.831,2

8. SL thịt hơi XC BQ 1 trang trại kg 142.909,2

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017)

Qua khảo sát cho thấy bình quân môi trang trại nuôi 22.640,35 con gà cho 1 lứa nuôi. Một năm bình quân các trang trại nuôi 3,5 lứa gà ri lai cho sản lượng thịt xuất chuồng 1 năm đạt 143 tấn thịt với trung bình trọng lượng gà xuất chuồng đạt 1,8kg/con. Đặc tính gà ri lai có thân hình và trọng lượng thấp nhưng giá trị dinh dưỡng thịt rất cao.

4.1.2.6. Chi phí chăn nuôi gà ri lai

Với các qui mô chăn nuôi khác nhau ở 3 mức, đầu tư chi phí chăn nuôi theo từng nhóm hộ chăn nuôi ở các qui mô được thể hiện ở bảng 4.22:

Chi phí bình quân 1 hộ để chăn nuôi được 1000kg gà ri lai xuất chuồng ở các qui mô chăn nuôi khác nhau có chi phí cũng khác nhau cụ thể: Tổng chi phí chăn nuôi gà ri lai là 31.020 nghìn đồng/hộ/1000kg. Trong đó cùng với chỉ tiêu này ở nhóm hộ chăn nuôi với qui mô nhỏ lần lượt là 32.229 nghìn

đồng/hộ/1000kg, nhóm hộ chăn nuôi với qui mô vừa là 27.423,03 nghìn

đồng/hộ/1000kg và của nhóm hộ chăn nuôi qui mô lớn là 33.260,94 nghìn

đồng/hộ/1000kg. Tương tự như vậy các khoản chi phí khác như lao động gia đình và khấu hao TSCĐ ở các qui mô chăn nuôi khác nhau nên chi phí cũng khác nhau.

Bảng 4.22. Chi phí chăn nuôi gà ri lai của các nhóm hộ theo qui mô chăn nuôi

(Tính bình quân 1000 kg gà xuất chuồng)

Chỉ tiêu QMN QMV QML Chi phí (1000đ) Tỷ lệ (%) Chi phí (1000đ) Tỷ lệ (%) Chi phí (1000đ) Tỷ lệ (%) Tổng chi phí 32299,21 100,00 27423,03 100,00 33260,94 100,00 1. Con giống 6628,79 20,52 5835,07 21,28 6325,91 19,02 2. Cám ăn thẳng 7743,22 23,97 5260,91 19,18 11045,29 33,21 3. Ngô 8024,42 24,84 6213,54 22,66 6142,64 18,47 4. Cám đậm đặc 6231,92 19,29 7123,25 25,98 6234,22 18,74 5. Thuốc thú y 2592,62 8,03 1957,31 7,14 1909,80 5,74 6. Chi điện 493,23 1,53 311,95 1,14 509,52 1,53 7. Lưới quây 310,16 0,96 239,56 0,87 340,35 1,02 8. Chi phí khác 274,85 0,85 212,30 0,77 331,62 1,00 9. Thuê LĐ ngắn hạn 0,00 0,00 269,15 0,98 421,58 1,27

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017)

Qua bảng 4.22 chúng ta thấy tổng chi phí (TC), chi phí trung gian (IC) và các chi phí khác tính bình quân cho 1 hộ chăn nuôi gà ri lai khi sản xuất ra được 1000kg gà ri lai xuất chuồng được thể hiện như sau:

Trong cơ cấu chi phí của ba nhóm hộ chăn nuôi gà ri lai với các qui mô khác nhau, chi phí thức ăn luôn chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí sản xuất: bình quân một hộ là 69,16% trong đó 68,11% đối với nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ, 67,82% đối với hộ chăn nuôi ở qui mô vừa và 70,42% đối với nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô lớn; sự khác biệt giữa chi phí thức ăn có thể ảnh hưởng khá lớn đến tổng chi phí chăn nuôi gà ri lai của các hộ chăn nuôi. Chi phí thức ăn của các hộ chăn nuôi ở qui mô vừa trong chăn nuôi gà ri lai thịt thấp hơn so với các hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ là 4,64 nghìn đồng/1kg gà thịt xuất bán. Lý do: thứ nhất, là các

hộ chăn nuôi gà ở qui mô vừa do liên kết được với các công ty sả xuất TACN, các đại lý trong mua thức ăn chăn nuôi của các công ty và đại lý thức TACN nên được mua TACN với giá rẻ hơn so với các hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ từ 7 – 15 nghìn/bao cám công nghiệp 25 kg, từ 200 – 400 đồng/ kg ngô hạt, đây là lý do chủ yếu; thứ hai, thời gian nuôi một lứa gà thịt của các hộ chăn nuôi ở qui mô vừa thường ít hơn so với các hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ từ 5 – 12 ngày nên phần nào giảm được lượng hao phí thức ăn/kg so với nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ. Nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô lớn tiết kiệm được chi phí thức ăn so với các hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ là 1,88 nghìn đồng/1kg gà thịt xuất bán cũng do có mối liên kết tốt hơn các hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ trong mua thức ăn của đại lý, công ty sản xuất TACN và giảm hao phí thức ăn/kg xuất bán.

Về chi phí cho thú y, phòng chữa bệnh cho gà của hộ chăn nuôi ở qui mô lớn là thấp nhất so với nhóm hộ còn lại, thấp hơn 0,1325 nghìn đồng/1kg so với nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô vừa và 0,3875 nghìn đồng/1kg đối với hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ. Điều này cho thấy tác dụng của việc thực hiện quy trình kỹ thuật và phòng chống dịch bệnh giữa các hộ chăn nuôi ở qui mô vừa và qui mô lớn được chú trọng và quan tâm nhiều hơn các hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ làm cho hiện tượng gà bệnh giảm, từ đó giảm chi phí thú y trong chăn nuôi.

Về sử dụng lao động cho chăn nuôi gà ri lai, các hộ chăn nuôi hoàn toàn sử dụng lao động gia đình, do vậy lao động gia đình sẽ phản ánh chi phí lao động sử dụng trong hộ cho chăn nuôi gà ri lai. Nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ có chi phí lao động là cao nhất, tính cho 1kg gà xuất chuồng là 4,37 nghìn đồng, hai nhóm hộ chăn nuôi ở qui mô vừa và qui mô lớn có chi phí lao động là tương đương nhau, 3,02 và 2,91 nghìn đồng/ 1kg gà thịt xuất bán (Bảng 4.22). Chi phí lao động gia đình của hộ chăn nuôi ở qui mô nhỏ lớn hơn chi phí lao động chăn nuôi ở qui mô vừa và qui mô lớn lần lượt là 1,35; 1,46 nghìn đồng/ 1kg gà thịt xuất bán. Bên cạnh đó về chỉ tiêu này nhóm chăn nuôi ở qui mô vừa và qui mô lớn chênh lệch nhau không đáng kể chỉ 0,11 nghìn đồng/1kg (qui mô vừa so với qui mô lớn) . Có thể giải thích kết quả trên là do nhóm qui mô nhỏ sử dụng lao động lãng phí hơn các nhóm hộ chăn nuôi với qui mô lớn hơn. Các hộ chăn nuôi với qui mô lớn có thể sử dụng một công lao động gia đình chăm sóc được nhiều gà hơn, trong khi đó các hộ nuôi với qui mô nhỏ cũng vẫn phải bỏ gia công lao động nhưng họ lại chăm sóc được ít gà hơn.

Bảng 4.23. Chi phí chăn nuôi gà ri lai của các trang trại

(Tính bình quân 1000kg gà xuất chuồng)

Chỉ tiêu Trang trại Chi phí (1000đ) Tỷ lệ (%) Tổng chi phí 27148,98 100,00 1. Con giống 5267,62 19,40 2. Cám ăn thẳng 6376,59 23,49 3. Ngô 6653,84 24,51 4. Cám đậm đặc 5101,28 18,79 5. Thuốc thú y 2217,95 8,17 6. Chi điện 412,58 1,52 7. Lưới quây 259,44 0,96 8. Chi phí khác 229,91 0,85 9. Thuê LĐ ngắn hạn 629,77 2,32

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra, (2017) Qua nghiên cứu cho thấy với chi phí thường xuyên cho chăn nuôi gà ri lai chiếm tỷ lệ cao nhất là chi phí cám với 66,79% tổng chi phí. Chi phí giống chỉ chiếm 19,4% ngoài ra còn có chi phí thuốc thú y chiếm 8,17%. Như vậy để 1 trang trại bình quân chăn nuôi được 1000kg gà ri lai hết 27,148 triệu đồng.

4.1.3. Kết quả và hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà ri lai trên cát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.24. Giá bán gà ri lai bình quân của các nhóm hộ và trang trại năm 2016

STT Nhóm hộ, trang trại Giá bán (1000đ/kg)

I Nhóm hộ

1 Hộ quy mô nhỏ 64,8

2 Hộ quy mô vừa 65

3 Hộ quy mô lớn 65

II Trang trại 64,7

Để đánh giá được vai trò của ngành chăn nuôi gà thịt đối với công tác xoá đói giảm nghèo và nâng cao thu nhập cho người chăn nuôi, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả, hiệu qủa kinh tế của chăn nuôi gà thịt của các hộ điều tra.

Do chăm sóc gà thịt sử dụng rất ít lao động (nhiều lần chăm sóc tuy nhiên thời gian chăm sóc/lần không nhiều) nên hiệu quả sử dụng lao động là khá cao tính bình quân 1 ngày công lao động là 8 giờ với mức tiền công bình quân là 160 nghìn đồngNghiên cứu cho thấy thị trường hiện nay đang mua gà ri lai với gà từ 64.000đ/1kg cho đến 65.000đ/1kg. Nhóm hộ quy mô vừa và quy mô lớn có giá bán cao nhất trong 3 nhóm hộ với 65.000đ/kg. Các trang trại có giá bán gà ri lai bình quân đạt 64,7.000đ/kg. Bình quân các nhóm hộ có giá bán gà đạt 64,900đ/kg.

Nghiên cứu cho thấy giá trị sản xuất 1000kg gà ri lai xuất chuồng của 1 hộ quy mô lớn cao hơn rất nhiều so với hộ quy mô nhỏ. Hộ quy mô lớn có GO đạt 505.732 nghìn đồng, trong khi đó hộ quy mô nhỏ chỉ đạt 104.696 nghìn đồng. Công lao động gia đình giữa các nhóm hộ cũng có sự khác khau với hộ quy mô nhỏ bỏ 408 công để sản xuất 1000kg gà ri lai xuất chuồng, hộ quy mô lớn có tổng số công nhỏ hơn với 300 công được nhóm hộ này bỏ ra. Thu nhập hỗn hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 88)