Phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 106 - 111)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2.7.Phân tích SWOT

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tạ

4.2.7.Phân tích SWOT

4.2.7.1. Điểm mạnh

Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là một huyện thuộc vùng khí hậu nhiệt

đới, gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 21 – 230C, có đến 50%

diện tích tự nhiên là đất lâm nghiệp, diện tích đất vườn cơ bản được phủ xanh. Những điều kiện đó khá thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gà ri và là điều kiện rất tốt cho đàn gà sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy thuận lợi cho thông thương tiêu thụ sản phẩm.

Huyện Quỳnh Phụ là miền núi, phát triển kinh tế chủ yếu theo hướng nông nghiệp. Khoảng năm đến bảy năm trở lại đây chăn nuôi gà ri mới phát triển mạnh mẽ thành qui mô lớn và rộng khắp nhưng chăn nuôi gà đã xuất hiện từ rất lâu. Với 90 hộ điều tra thì trung bình số năm kinh nghiệm trong nuôi gà đã là 7 năm, kinh nghiệm nuôi gà ri đã trung bình đã là 5 năm.

Huyện Quỳnh Phụ được coi là huyện điển hình trong chăn nuôi gà ri với sản lượng thịt đạt 7.785 tấn và tổng giá trị sản lượng ước đạt 374 tỷ đồng năm 2016. Vì vậy đây được coi là lợi thế trong việc phát triển chăn nuôi gà ri, dần tạo lên thương hiệu cho gà ri lai nơi đây…

4.2.7.2. Điểm yếu

Vốn là yếu tố tiên quyết, quyết định quá trình chăn nuôi gà ri, ảnh hưởng tới cả các yếu tố kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi gà. Chăn nuôi gà ri đòi hỏi một lượng vốn khá lớn mà người nông dân thuần túy phải thông qua các nguồn vay khác nhau. Tính trung bình một hộ điều tra thì tổng chi phí chỉ tính cho 100kg gà xuất bán là 3.281.625 đồng, trong đó bình quân một hộ xuất bán một lứa là 1,97 tấn vì vậy chi phí tính cho một lứa bình quân lên tới trên 64,6 triệu. Tuy nhiên không phải hộ nào cũng gặp thuận tiện trong việc tiếp cận với các nguồn vay vốn này.

Tuy là nơi rất phát triển chăn nuôi gà ri và khá nổi tiếng nhưng tình hình tiêu thị sản phẩm của huyện Quỳnh Phụ vẫn còn rất yếu kém. Gà thương phẩm

chủ yếu do các tư thương thu mua và bị ép giá. Nông dân chưa thực sự liên kết được với nhau tìm ra các mối tiêu thụ sản phẩm. Trong 90 hộ điều tra thì có đến 92% số hộ chăn nuôi cho rằng bị ép giá do đó bán được giá thấp, có 75 hộ nuôi bán sản phẩm cho tư thương, chỉ có 15 hộ tiêu thụ sản phẩm cho các đầu mối một cách thường xuyên.

Chăn nuôi gà ri tại huyện Quỳnh Phụ tuy đang khá phát triển nhưng chưa được quy hoạch, gà được nuôi tràn lan không có quy hoạch cụ thể và theo các vùng, hộ nông dân chăn nuôi tự phát nên khả năng phòng dịch bệnh kém, dịch bệnh dễ bùng phát. Chưa làm tốt công tác xây dựng kế hoạch chăn nuôi gia cầm đặc biệt là công tác cảnh báo dịch bệnh, chính quyền và hộ nông dân còn chủ quan. Một số bộ phận chăn nuôi chưa tuân thủ nghiệm ngặt công tác phòng bệnh và qui trình chăn nuôi, các hộ còn thiếu kiến thức về sử lý chất thải, nước thải và còn vất rác, xác gà chết ra các ao hồ, sông suối là nguy cơ rất lớn bùng phát dịch bệnh.

Con giống là đầu vào rất quan trọng, nhưng công tác con giống ở địa phương và hộ chăn nuôi còn kém, đa số hộ nông dân mua con giống gà tại các cơ sở địa phương khác ngoài huyện, do đó không đảm bảo được chất lượng giống tốt và không có mầm bệnh. Các hộ chăn nuôi còn gặp khó khăn trong quá trình chọn con giống khi họ phải tự tìm hiểu và đi mua con giống ở ngoài, chỉ có 63,75% số hộ điều tra chăn nuôi mua con giống từ một nguồn cung cấp cố định.

Hầu hết các hộ tham gia chăn nuôi thường xuyên đi tập huấn kĩ thuật trong chăn nuôi, trong 90 hộ điều tra có khoảng 55 hộ tham gia lớp tập huấn thường xuyên do huyện, xã hoặc dự án tổ chức và chủ yếu là các hộ tham gia chăn nuôi với qui vừa và qui mô lớn, các lớp tập huấn kĩ thuật còn đơn giản. 4.2.7.3. Cơ hội

Tỉnh Thái Bình đang là điểm sáng trong sản xuất nông nghiệp của vùng đông Bắc Bộ, sản phẩm gà ri được tiêu thụ ở các thị trường lớn trên khắp tỉnh Thái Bình và các tỉnh như Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Quảng Ninh…Gà ri Quỳnh Phụ tuy chưa có thương hiệu nhưng đã rất nổi tiếng trong và ngoài tỉnh, vì vậy là huyện điển hình trong chăn nuôi gà của tỉnh, Quỳnh Phụ cũng có rất nhiều cơ hội trong tiêu thụ sản phẩm.

Với việc phát hiện thế mạnh trong nuôi gà ri, huyện Quỳnh Phụ đã đang có đề án xây dựng thương hiệu "Gà ri lai" tại đây. Vì lý do này nên đã có rất nhiều nguồn vốn từ các ngân hàng hỗ trợ hộ nông dân dưới hình thức cho vay

vốn ưu đãi trong chăn nuôi. Sở khoa học công nghệ và Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh cũng đang có rất nhiều chương trình, đề án, dự án giúp người dân nơi đây có điều kiện phát triển nuôi gà ri góp phần tạo nên thương hiệu "gà ri lai Quỳnh Phụ", tỉnh Thái Bình.

Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, chăn nuôi gà đã không còn thủ công và lạc hậu như trước đây, hộ nông dân đã có nhiều biện pháp kĩ thuật chăm sóc khác thể hiện ở 100% hộ điều tra đều nuôi theo phương thức bán công nghiệp. Đã có nhiều công cụ, dụng cụ và máy móc phục vụ chăn nuôi gà hơn giúp hộ nông dân tối thiểu được công chăm sóc và chi phí chăn nuôi. Kĩ thuật trong nuôi gà đã được nông dân ngày càng quan tâm và cũng có nhiều hơn các lớp tập huấn kĩ thuật cho hộ chăn nuôi, bên cạnh đó cón nhiều kênh thông tin sách báo nói về kĩ thuật chăn nuôi và phòng bệnh nông dân có thể dễ dàng tiếp cận.

Thông tin thị trường là điều kiện rất tốt khiến hộ nông dân không bị ép giá trong tiêu thụ, bán giá được cao hơn. Thông tin thị trường còn giúp cho quá trình tiêu thụ diễn ra tốt hơn và người dân cũng có nhiều lựa chọn hơn trong việc bán gà cho ai? Bán như thế nào? Với giá bán bao nhiêu? ...Thông tin thị trường còn giúp người nuôi nắm bắt được giá đầu vào và giá cả đầu ra ở các thời điểm khác nhau nhằm đưa ra các quyết định sản xuất để mang lại lợi ích cho mình.

4.2.7.4. Thách thức

Chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp thì chi phí thức ăn luôn là rất lớn, giá chi phí thức ăn có thể quyết định lợi nhuận thu được từ chăn nuôi. Trong giai đoạn hiện nay giá thức ăn biến đổi rất lớn, với đợt khủng hoảng lương thực năm 2008 vừa qua giá thức ăn chăn nuôi đã có thời điểm lên rất cao khiến người chăn nuôi không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận thấp. Với tình hình kinh tế thế giới nhiều phức tạp như hiện nay thì giá thức ăn chăn nuôi còn rất nhiều biến động và có thể tăng cao, không ổn định. Đây thực sự là một thách thức không nhỏ trong chăn nuôi gà.

Diễn biến dịch bệnh vẫn đang diễn ra rất phức tạp và có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Công tác quản lý, quy hoạch vùng và dự báo dịch bệnh tuy đã có nhiều cố gắng nhưng chưa thực sự có hiệu quả, trong 90 hộ điều tra đã có 6 hộ thiệt hại tới 30 đến 70 triệu đồng trong đợt dịch bệnh và rét đậm cuối năm 2013 đầu năm 2014. Công tác phòng bệnh của hộ nông dân không được kết hợp chặt chẽ với các cán bộ thú y, khuyến nông cơ sở. Có tới 45% hộ nông dân tự mua thuốc tiêm

phòng mà không có sự hướng dẫn của cán bộ thú y cơ sở, chỉ qua học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Bên cạnh đó quá trình chuẩn đoán gà bị bệnh còn rất kém.

Phòng và chữa bệnh cho gà là việc rất quan trọng, dịch bệnh là một trong những yếu tố có thể được coi là rủi ro lớn nhất trong chăn nuôi gà ri, 85% cho rằng đây là rủi ro lớn nhất còn lại 15% hộ cho rằng giá bán (tiêu thụ) là thách thức lớn nhất trong chăn nuôi gà ri. Thuốc thú y phòng và chống bệnh thực sự đang còn rất thiếu thốn và chất lượng chưa cao, hộ nông dân chủ yếu tự đi mua thuốc phòng và chữa bệnh cho gà ở các cửa hàng tư nhân và đại lý, vì vậy bên cạnh giá cao thì chất lượng thuốc không đảm bảo. Thuốc tiêm phòng bệnh như H5N1 được hỗ trợ và tiêm phòng bởi các cơ quan thú y chỉ theo các đợt, các chương trình phòng dịch chứ không thường xuyên và liên tục. Vì vậy dịch bệnh luôn tiềm ẩn và có thể bùng phát, giá thuốc thú y rất cao còn tác dụng thì không rõ là có đạt được hay không.

Cho dù diện tích nuôi gà ri tại huyện Quỳnh Phụ là rất lớn trung bình

khoảng 1.452 m2 cho một hộ nhưng do số lượng nuôi lớn. Chính vì vậy đất đai

đang đương đầu với tình trạng bị ô nhiễm do chất thải đọng lại trong đất và nguồn nước không đảm bảo cho chăn nuôi lâu dài. Có 65 hộ/90 hộ cho rằng đất nuôi gà của họ đã và đang bị ô nhiễm mà chưa có cách xử lý, hộ nuôi ở đây chỉ quen rắc vôi bột và phun thuốc khủ trùng trên bề mặt đất nuôi và để không một thời gian rồi lai nuôi trở lại.

Quỳnh Phụ có rất nhiều lợi thế và điểm mạnh trong nuôi gà ri vì vậy cần phát huy và tận dụng những ưu điểm đó và hạn chế những thách thức và điểm yếu để phát triển chăn nuôi gà ri theo hướng bền vững. Nhằm đưa ra các giải pháp hợp lý cho phát triển chăn nuôi gà ri tại huyện, nghiên cứu tiến hành phân tích SWOT cho chăn nuôi gà ri tại huyện Quỳnh Phụ.

Huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình có thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, qui mô chăn nuôi tập trung lớn cùng với các cơ hội đang rộng mở. Cần thiết có những phương án giải pháp phát huy những lợi thế đó, đồng thời hạn chế thách thức và những điểm yếu kém trong chăn nuôi gà đồi nơi đây. Để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển chăn nuôi gà ri hộ nông dân huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình và những đóng góp cho chương trình hành động thực hiện đề án phát triển chăn nuôi gà đồi bền vững của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Chúng tôi đi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và phát triển chăn nuôi gà ri của hộ nông dân nơi đây.

Bảng 4.30. Phân tích SWOT đối với phát triển chăn nuôi gà ri lai

Bên trong

Bên ngoài

Điểm mạnh (S):

S1: Về điều kiện tự nhiên rộng lớn. S2: Kinh nghiệm trong chăn nuôi. S3: Chất lượng sản phẩm tốt.

Điểm yếu (W):

W1: Thiếu vốn sản xuất.

W2: Thị trường tiêu thụ không ổn định. W3: Chăn nuôi còn manh mún, phân tán.

Cơ hội (O):

O1: Tỉnh có chủ trương xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng nông sản trong đó có sản phẩm gà ri Quỳnh Phụ.

O2: Tiến bộ khoa học kỹ thuật.

O3: Nhu cầu về sản phẩm gà ri ngày càng lớn.

S1O1: Chính quyền tạo điều kiện cho nông dân mở rộng qui mô chăn nuôi.

S2O2: Tăng cường áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi.

S3O3: Xây dựng mô hình liên kết trong tiêu thụ, xây dựng thương hiệu gà ri.

W1O1: Huy động vốn tối đa cho hộ vay vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi.

W2O3: Xây dựng đội ngũ khuyến nông về thị trường và quản trị kinh doanh.

W3O2: Nâng cao năng lực cho các hộ chăn nuôi để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.

Thách thức (T):

T1: Ô nhiễm môi trường. T2: Dịch bệnh bùng phát. T3: Giá thức ăn không ổn định.

S1T1: Qui hoạch vùng chăn nuôi ở xa khu dân cư S1T2: Quản lý tốt cửa hàng thuốc thú y, công tác dự báo dịch bệnh, phòng bệnh từ các cơ quan.

S1S2T1: Cơ quan chức năng có biện pháp kĩ thuật làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, cùng với kinh nghiệm của người dân.

S T: Xây dựng chuỗi cung ứng cho sản phẩm.

T1W3: Chính quyền rà soát, qui hoạch vùng chăn nuôi tập trung để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

T1T2W1: Có chính sách hỗ trợ vốn trong khâu phòng chữa bệnh trong chăn nuôi.

T3W2: Khuyến khích các mô hình liên kết trong chăn nuôi từ các khâu đầu vào và đầu ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 106 - 111)