Các cơng trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 47 - 51)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.4. Các cơng trình nghiên cứu có liên quan

Trong giới hạn các tài liệu có được, tác giả xin tóm tắt một số điểm nổi bật trong một số cơng trình nghiên cứu về thực trạng và giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm trên thế giới và trong nước.

2.2.4.1 Một số nghiên cứu trên thế giới

Các nhà khoa học trên thế giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về các giải pháp phát triển chăn nuôi và các biện pháp khống chế sự lây lan của dịch cúm gia cầm.

Trong nghiên cứu của Khalid N.Alrwis E. rancis (2007) về “Technical Efficiency of Broiler Farms in the Central Region of Saudi Arabia: Stochastic Frontier Approach”, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp tại trung tâm của Arapxeut với mục tiêu đo lường hiệu quả kỹ thuật theo các qui mô trang trại khác nhau. Nghiên cứu đã sử dụng cách tiếp cận cận biên để đo lường hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật bình quân đạt 89% và các trang trại qui mô nhỏ đạt hiệu quả kỹ thuật ở mức 83% các trang trại lớn đạt mức hiệu quả kỹ thuật xấp xỉ là 82%.

Rushton và các cộng sự (2004) đã có cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đến 5 quốc gia Đông Nam Á. Trong nghiên cứu này, tác giả và cộng sự đã đề cập đến nhiều vấn đề và khẳng định chăn ni nhỏ lẻ hiện nay vẫn cịn khá phổ biến ở một số quốc gia Đông Nam Á. Qua nghiên cứu, tác giả và cộng sự cũng khẳng định chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ trong các nông hộ vừa đạt hiệu quả thấp vừa là nguồn lây nhiễm dịch cúm gia cầm rất nguy hiểm. Tác giả đã đưa ra khuyến cáo: "Các quốc gia Đơng Nam Á cần phải có sự điều chỉnh mạnh mẽ ngành hành gia cầm theo hướng phát triển chăn nuôi tập trung, gắn với chế biến cơng nghiệp và khi dịch cúm xảy ra thì biện pháp hiệu quả nhất vẫn là khoanh vùng và thực hiện tiêu huỷ hồn tồn đàn gia cầm trong vùng cơng bố nhiễm dịch" (13).

Taha, FA (2003) đã có cơng trình nghiên cứu về chăn nuôi gia cầm và những yêu cầu về thức ăn ở các quốc gia có thu nhập trung bình: trường hợp nghiên cứu ở Ai Cập. Trong nghiên cứu này, tác giả đã khẳng định chăn ni gia cầm có vai trị khá quan trọng đối với một bộ phận nơng dân ở các nước có thu nhập trung bình. Tác giả đã đưa ra một số kết luận về vấn đề thức ăn chăn ni, trong đó nổi bật nhất là kết luận về thức ăn chăn ni gia cầm ở một số quốc gia có thu nhập trung bình chưa đảm bảo chất lượng, trong thành phần thức ăn gia cầm ở một số nước có hàm lượng Dioxin khá cao, vượt ngưỡng cho phép, có nguy cơ gây hại cho sức khoẻ con người. Tác giả cũng đưa ra khuyến cáo về việc Chính Phủ các nước có thu nhập trung bình "cần có biện pháp quản lý tốt hơn về chất lượng thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y" (9). Có như vậy thì sản phẩm sản xuất ra mới có thể đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, điều mà toàn thể cộng đồng thế giới đang rất quan tâm.

2.2.4.2. Nghiên cứu trong nước

gia cầm trên địa bàn huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ”. Nghiên cứu chỉ ra rằng huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ có 77,35% hộ nơng dân chăn ni gia cầm. Quy mơ chăn ni phổ biến là nhỏ lẻ, có tới 90,85% số hộ ni dưới 50 con gia cầm. Ni gà thả hồn tồn chiếm 63,33%, ni bán chăn thả chiếm 36%, nuôi nhốt hồn tồn chiếm tỷ lệ rất thấp 0,67%. Nhưng tình hình tiêu thụ rất thuận lợi đối với các sản phẩm gia cầm nội, tuy nhiên đối với các sản phẩm gia cầm ngoại và các hộ tiêu thụ với số lượng ít lại gặp nhiều khó khăn. Gia cầm bán thịt chủ yếu là tiêu thụ qua lái buôn.

Nghiên cứu phát triển tổ chức nông dân sản xuất lợn chất lượng cao tại khu vực Đồng bằng sơng Hồng do Vũ Trọng Bình, Bùi Thị Thái – Bộ mơn Hệ thống nông nghiệp, Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam được thực hiện năm 2002. Các tác giả đã chứng minh được sự liên kết của nông dân theo một quy trình kỹ thuật chung nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra khối lượng sản phẩm có chất lượng đồng nhất, đủ lớn để tham gia vào thị trường. Báo cáo khẳng định khả năng các hộ chăn ni nhỏ có thể giảm giá thành sản xuất, tham gia vào thị trường có hiệu quả thơng qua liên kết nơng dân thơng qua việc thử nghiệm mơ hình từ xây dựng nhóm chăn ni đến thành lập hợp tác xã chăn nuôi lợn thành công. Người chăn nuôi đã thực hiện chung về các dịch vụ mua thức ăn gia súc, hợp đồng tư vấn thú y, quản lý chất lượng sản phẩm và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu cũng khẳng định liên kết nông dân thông qua các hành động tập thể có thể phát triển chăn ni lợn chất lượng cao một cách vững chắc.

Trong bối cảnh dịch cúm gia cầm bùng phát đã có nhiều nghiên cứu về giải pháp phát triển chăn nuôi và hạn chế sự lây lan của dịch cúm gia cầm như tác giả Trần Cơng Xn (2006) với các bài viết "Làm gì để khơi phục đàn gia cầm", "Đổi mới hệ thống chăn nuôi và giết mổ gia cầm tập trung, công nghiệp"; tác giả Trần Bạch Đằng (2006) với bài viết "Nâng cao dân trí trong phịng chống dịch cúm gia cầm"; tác giả Trần Công Thắng (2004) với cơng trình nghiên cứu "Tác động của tự do hoá thương mại đến ngành chăn nuôi Việt Nam"; tác giả Nguyễn Tiến Mạnh (2007) với chuyên đề "Những giải pháp chủ yếu để phát triển ngành hàng gia cầm trong sự đe doạ của dịch cúm gia cầm"; tác giả Nguyễn Thiện với bài viết "Giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia cầm qui mô vừa và nhỏ"; tác giả Đinh Xn Tùng (2005) với cơng trình nghiên cứu "Sản xuất gia cầm qui mơ hộ gia đình ở Việt Nam- đặc điểm kênh phân phối và chiến lược phát triển"... và nhiều cơng trình nghiên cứu khác. Trong

mỗi cơng trình nghiên cứu, các tác giả tập trung làm rõ các khía cạnh khác nhau và các biện pháp phát triển chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam trong bối cảnh dịch cúm gia cầm luôn đe doạ bùng phát. Hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định trong giai đoạn tới, để nâng cao cạnh tranh của ngành hàng gia cầm thì Việt Nam cần hạn chế phát triển chăn nuôi nhỏ lẻ, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi tập trung gắn với giết mổ và chế biến công nghiệp.

Tuy nhiên, việc hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ trong các nông hộ không phải là vấn đề không mấy dễ dàng. Trrong bài viết "Chuyển đổi 8 triệu hộ chăn nuôi nhỏ: Không dễ", tác giả Minh Lê (2006) đã khẳng định: "Việc chuyển đổi các hộ chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ ở Việt Nam là rất khó khăn, địi hỏi phải có một hệ thống các giải pháp và một cơ chế chính sách đồng bộ, hiệu quả".

Tóm lại, trên thế giới và trong nước đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phát triển chăn nuôi gia cầm, bao gồm cả các nghiên cứu kỹ thuật, các nghiên cứu về thị trường và nghiên cứu về thể chế, chính sách. Đặc biệt, từ khi dịch cúm gia cầm xuất hiện và lan rộng ra tất cả các châu lục trên thế giới thì các nghiên cứu về giải pháp phát triển chăn nuôi và hạn chế sự lây lan của dịch cúm gia cầm được cả cộng đồng thế giới quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển mô hình nuôi gà ri lai trên cát tại huyện quỳnh phụ, tỉnh thái bình (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)