Hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 57)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.7. Hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp

Đất lâm nghiệp trên địa bàn Nghệ An được phân bổ các nhóm đất thuộc rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Hiện trạng rừng và đất Lâm nghiệp

Loại đất, loại rừng Thuộc 3 loại rừng - QH cho lâm nghiệp Ngoài 3 loại rừng Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất A. Đất có rừng 162.784,98 297.227,15 423.346,85 5.336,77 I. Rừng tự nhiên 162.129,38 276.824,17 294.036,17 278,70 1. Rừng gỗ 141.779,39 244.585,85 235.024,81 265,10 - Giàu 38.505,10 16.006,48 4.974,70 5,70 - Trung bình 43.634,87 53.444,14 17.938,30 - - Nghèo 42.552,38 74.758,47 59.640,05 13,50 - Phục hồi 17.087,04 100.376,76 152.471,76 245,90 2. Rừng tre nứa 10.394,20 17.613,90 49.574,82 - - Tre luồng - - 641,70 - - Nứa 8.861,10 15.819,10 46.235,52 - - Vầu 24,80 - - - - Tre nứa khác 1.508,30 1.794,80 2.697,60 - 3. Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa 9.955,79 14.471,82 8.112,24 13,60 - Gỗ là chính 9.805,09 14.283,12 8.084,54 13,60 - Tre nứa là chính 150,70 188,70 27,70 - 4. Rừng ngập mặn, phèn - 152,60 - - - Đước - 74,00 - - - Ngập mặn, phèn khác - 78,60 - - 5. Rừng trên núi đá - - 1.324,30 - II. Rừng trồng 655.60 20.402,98 129.310,68 5.058,07 1. RT có trữ lượng 588.35 17.224,09 94.963,15 4.177,80 2. RT chưa có trữ lượng 16.75 2.895,80 28.284,53 880,27 3. RT là tre luồng 22.90 199,80 3.127,80 - 4. RT là cây đặc sản 27.60 83,29 2.935,20 - B. Đất chưa có rừng 7.163.62 96.994,80 187.232,15 45,90 1. Nương rẫy (LN) - 86,50 435,50 - 2. Không có gỗ tái sinh (Ia,Ib) 4.893.48 66.492,40 122.549,65 29,30 3. Có gỗ tái sinh (Ic) 2.270.14 30.127,30 61.550,21 16,60 4. Núi đá không có rừng - 8,60 7,80 - 5. Đất khác trong lâm nghiệp - 280,00 2.688,99 -

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Trên cở sở xem xét và khoanh vùng khu vực rừng cung ứng DVMTR của các huyện/thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đề tài tiến hành chọn điểm nghiên cứu tại hai huyện đặc trưng là Tương Dương và Kỳ Sơn, lý do chọn điểm này do đây là hai huyện miền tây Nghệ An giáp với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, đồng thời đây là hai huyện miền núi có diện tích rừng lớn nhất trong các đơn vị hành chính tương đương. Cụ thể theo niên giám thống kê – cục thống kê Nghệ An, Huyện Tương Dương có diện tích 2811,3 Km2 và Huyện Kỳ Sơn có diện tích là 2094,34 Km2 tương ứng lần lượt là 17,03% và 12,7%. Như vậy, tính tổng 21 đơn vị hành chính tương đương huyện, thành, thị của Nghệ An, diện tích hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương chiếm gần 30% diện tích của tỉnh Nghệ An. Và nhóm tổ chức Nhà nước, bao gồm: Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An, Chi cục Kiểm Lâm Nghệ An, Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Nghệ An, Vườn Quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, 5 ban quản lý rừng phòng hộ, 23 thị xã/thị trấn thuộc 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn.

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp

Các thông tin được thu thập từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, các công trình nghiên cứu, niên giám thống kê, các thông tư, quy định của Chính phủ, địa phương,... thực hiện về chi trả dịch vụ môi trường và các tài liệu trên internet.

Nguồn số liệu tại Cục Thống kê, Sở NNPT NT tỉnh Nghệ An, Sở Tài chính; Phòng NN các nơi được chọn làm địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ các thư viện (HV NN Việt Nam, TV Quốc gia) và một số cơ quan khác như Tổng Cục Thống kê, các bài báo trên các tạp chí khoa học, từ internet…

Các dữ liệu này được sưu tầm, phân loại, phân tích và trích dẫn đầy đủ.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp phản ánh về đặc điểm đối tượng nghiên cứu, các thông tin chung về quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An.

Số liệu và các khảo sát tiến hành tại địa bàn tỉnh Nghệ An mà chủ yếu là trên 02 huyện (Kỳ Sơn và Tương Dương) và sau đó có thể áp dụng cho toàn tỉnh những nơi có cung cấp và sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

Tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý, hộ dân, trưởng bản, lãnh đạo xã, lãnh đạo huyện, các ban quản lý rừng phòng hộ nhằm phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được, những vấn đề phù hợp, những vấn đề cần điều chỉnh và đề xuất các giải pháp thực hiện. Nguồn số liệu điều tra này sẽ là những bổ sung quan trọng cho phần số liệu từ các báo cáo chính thức của tỉnh Nghệ An.

Phương pháp lấy mẫu: Theo Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An, Tính đến 12/2018 trong các lưu vực thủy điện có: 6.559 chủ rừng, trong đó: 11 chủ rừng là tổ chức, 51 UBND xã, 6.497 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao đất lâu dài. Trên cơ sở xem xét và khoanh vùng khu vực rừng cung ứng DVMTR của các huyện/thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tiến hành chọn 02 huyện đặc trưng Tương Dương và Kỳ Sơn đây là 2 huyện vùng cao có diện tích rừng lớn và trình độ dân trí thấp, nhưng lại có mức tiền chi trả cao nhất tỉnh; Với quy mô mẫu là 80 mẫu được rút ra từ tổng thể bằng cách chọn ngẫu nhiên từ các tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình từ 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn đảm bảo đủ điều kiện số lượng thống kê suy diễn và sau đó có thể áp dụng cho toàn tỉnh những nơi có cung cấp và sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

STT Huyện Mẫu

1 Tương Dương 40

2 Kỳ Sơn 40

3.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

Các nguồn số liệu trong luận văn, chủ yếu được học viên xử lý trên phần mềm Excel 2010 để tính toán quy mô thu chi, dịch vụ môi trường rừng, quy mô và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm.

Đối với điều tra phỏng vấn thực tế, tác giả tổng hợp dữ liệu phỏng vấn theo các vấn đề được hỏi trên 3 mục: đồng ý, không đồng ý, không có ý kiến.

Trên cơ sở các số liệu tính toán, tác giả có so sánh, phân tích quy mô tăng trưởng, tỷ lệ % các hạng mục thu, chi dịch vụ môi trường rừng và tổng hợp các nhận định, đánh giá của cán bộ quản lý và hộ dân về cơ chế tài chính để rút ra nhận xét riêng của mình.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1 Phương pháp Thống kê mô tả

Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống

kê (số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân,...) để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội đến thu nhập và đời sống của người dân cùng với những thuận lợi, khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ trong những năm qua.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên việc phân tích thực trạng tài chính cho dịch vụ môi trường rừng.

3.2.4.2 Phương pháp Thống kê so sánh

Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau. Đây chính là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong phân tích của đề tài nghiên cứu này. Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng kia trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau.

Thống kê so sánh được áp dụng nhằm phân tích quy mô hoạt động khai thác thủy điện, bảo tồn và trồng rừng, các khoản thu và chi cho dịch vụ môi trường rừng.

3.2.4.3 Phương pháp phỏng vấn người nắm giữ thông tin (Key Infomant Person- KIP)

Phương pháp phỏng vấn người nắm giữ thông tin (KIP) là một phương pháp định tính, được tiến hành phỏng vấn sâu những người nắm giữ thông tin/ các chuyên gia trong/ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin cho đánh giá nhu cầu và sử dụng các kết quả nghiên cứu để lập kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp cho việc hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.

3.2.4.4 Phương pháp phân tích thể chế

Theo William N. Dunn (2009), phương pháp phân tích thể chế/ chính sách là một quy trình điều tra dẫn đến việc khám phá những giải pháp cho các vấn đề trong thực tiễn. Thuật ngữ điều tra (inquiry) đề cập đến một quy trình thăm dò, tìm hiểu, hoặc tìm kiếm các giải pháp; nó không nhắm tới những giải pháp đã được “chứng minh” thông qua những phân tích bàng quan về phương diện giá trị

(value-free), không thể sai lầm, và khách quan, có tính độc lập với những giá trị, mối quan tâm, và niềm tin của các nhà phân tích và những người khen thưởng họ. Mặc dù phân tích chính sách sử dụng các phương pháp khoa học, nhưng nó cũng cũng là một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo và khả năng thuyết phục.

Nói cách khác, phân tích chính sách dựa trên một sự kết hợp giữa hiểu biết và minh triết thông thường với những hình thức điều tra chuyên biệt được thực hiện trong các khoa học xã hội và những nghề nghiệp xã hội, bao gồm quản trị công (public administration) và hoạch định công (public planning). Bởi vì phân tích chính sách liên quan đến sự vận dụng hiểu biết của con người để giải quyết những vấn đề thực tiễn nên nó có tính định hướng theo vấn đề (problem oriented). Chính định hướng theo vấn đề này, hơn bất kỳ đặc điểm nào khác, phân biệt phân tích chính sách với những ngành học lấy tri thức làm mục tiêu tự thân.

Phương pháp phân tích thể chế là căn cứ quan trọng để rà soát các chủ chương chính sách, đường lối, các chương trình liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng, đánh giá những tác động tích cực hoặc tiêu cực lên vùng nghiên cứu, đồng thời chỉ ra những hạn chế mà các chính sách này đã và chưa giải quyết được. Phân tích thể chế sẽ giúp cho nghiên cứu có một khung phân tích toàn diện, căn cứ cho việc hoạch định định hướng và hoàn thiện các giải pháp phát triển trong tương lai

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1 Nhóm hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng

Chi hoạt động của Quỹ: Chi quản lý hành chính văn phòng theo cơ chế ủy thác, chi cho các hoạt động tiếp nhận tiền, thanh quyết toán, kiểm tra, giám sát, kiểm toán; hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến nghiệm thu, đánh giá rừng; hỗ trợ cho các hoạt động kỹ thuật theo dõi chất lượng dịch vụ môi trường rừng; hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến việc chi trả dịch vụ môi trường rừng các cấp huyện, xã, thôn;

Xác định số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh từ một bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng:

Số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

cấp tỉnh (đồng)

= Số tiền chi trả cho 01 ha rừng (đồng/ha) x

Diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng của tỉnh

Xác định tổng số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh từ nhiều bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng:

Tổng số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (đồng) = Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ 1 (đồng) + Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ 2 (đồng) + … + Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ n (đồng)

Xác định số tiền chi trả cho 01 ha rừng từ một bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng: Số tiền chi trả cho 01 ha rừng (đồng/ha) = Số tiền dịch vụ môi trường rừng do Quỹ Bảo

vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thực thu trong

năm (đồng)

-

Kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (đồng) - Kinh phí dự phòng (đồng)

Tổng diện tích rừng đã quy đổi theo hệ số K (ha)

Hệ Số K là hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo trữ lượng rừng, mục đích sử dụng, nguồn gốc hình thành rừng và mức độ khó khăn của lô rừng.

Xác định số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ một bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng:

Số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng

(đồng)

=

Số tiền chi trả cho 01 ha rừng

(đồng/ha)

x

Tổng diện tích rừng đã quy đổi theo hệ số K

(ha)

Xác định tổng số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ nhiều bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng:

Tổng số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng (đồng) = Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ 1 (đồng) + Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ 2 (đồng) + … + Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ n (đồng)

Trường hợp không xác định hoặc chưa xác định được bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều tiết số tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên.

3.2.5.2 Nhóm hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu kết quả quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng

Số tiền được chi trả của một loại dịch vụ cho chủ rừng được xác định bằng diện tích rừng có cung cấp dịch vụ của chủ rừng nhân với số tiền chi trả bình quân cho 1ha rừng và nhân với hệ số chi trả tương ứng với chủ rừng đó (sau đây gọi chung là hệ số K). Một khu rừng cung cấp được nhiều dịch vụ môi trường rừng thì được hưởng các khoản chi trả của các dịch vụ đó.

Công thức tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng * Tổng số tiền thanh toán cho các đơn vị chủ rừng

* Mức Chi bình quân/ha

Mức chi bình quân/ha = Tổng mức chi – Tổng mức chi x 10% (Chủ rừng) Diện tích đất lâm nghiệp có rừng trong lưu vực

Hay:

Mức chi trả tiền DVMTR

bình quân cho 1ha rừng = Tổng số tiền thanh toán cho các đơn vị chủ rừng

a1k1+a2k2+a3k3...+ankn i=1 n Trong đó: a1, a2, a3… an là diện tích rừng của chủ rừng thứ 1, 2, 3… n. k1, k2, k3…kn là hệ số k tổng hợp của từng chủ rừng thứ 1, 2, 3… n.

Xác định số tiền chi trả cho chủ rừng

Số tiền chi trả cho chủ

rừng

=

Mức chi trả bình quân cho 1ha rừng

(đ/ha) x Diện tích có rừng chủ rừng quản lý, sử dụng x Hệ số K của chủ rừng

Đơn giá chi trả khoán bảo vệ rừng

Tổng số tiền thanh toán cho các đơn vị chủ rừng =

Tổng số tiền thu được -

Kinh phí quản lý của Quỹ BV& PTR + Kinh phí dự

Đơn giá chi trả DVMTR cho bình quân 1ha khoán

bảo vệ

= Số tiền dịch vụ môi trường rừng chủ rừng thanh toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)