Thức chấp hành của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 107 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu ảnh hưởng đến quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng

4.2.4. thức chấp hành của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung ứng

hết trách nhiệm của doanh nghiệp và cộng đồng. Quy định sử dụng, quản lý, giám sát tiền chi trả đối với chủ rừng và cộng đồng chưa rõ, chưa có cơ chế giám sát cụ thể việc sử dụng tiền chi trả DVMTR.

Hồ sơ thủ tục còn rườm rà, phức tạp, trong khi đó một số chủ rừng ở xa, diện tích rừng được bảo vệ ít nên số tiền nhận được không đủ chi phí xăng xe, do đó không đến nhận. Nhiều khúc mắc của chủ rừng về diện tích, đơn giá và chủ sở hữu…của các chủ rừng chưa được tháo gỡ.

Vì thế, hiện tượng thiếu trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường rừng và thực thi chi trả dịch vụ môi trường rừng còn là một thách thức lớn đối với những người thực hiện và quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Hộp 4.7. Ý kiến cán bộ Kiểm Lâm huyện Tương Dương về quản lý chi trả dịch vụ môi trường

Việc quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng hiện nay đang là vấn đề cấp thiết, làm tốt việc quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng mang lại lợi ích cho tất cả các bên, từ các chủ rừng, các nhà đầu tư đến các doanh nghiệp kinh doanh dựa vào nguồn lực rừng, các cơ quan chính quyền địa phương, nhà nước và cả người dân sinh sống tại địa phương, tất cả đều được lợi. Tuy nhiên, để việc quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng, trước hết phải làm tốt quản lý rừng tại địa phương. Địa bàn hai huyện Tương Dương và Kỳ Sơn có địa hình phức tạp và trải rộng, đây cũng là hai địa phương giáp nước bạn Lào và nhận thức của người dân có nhiều hạn chế, đồng thời công tác quản lý rừng ở đây hiện nay cần cải thiện thêm các nghiệp vụ về rừng nhằm đồng bộ hóa công tác quản lý. Cụ thể, cần tư vấn cho hai huyện Tương Dương và Kỳ sơn thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra, đo đạc và cắm mốc rừng dựa trên các tiêu chuẩn quản lý mới hiện nay, đồng thời, đối với công tác giao đất rừng cần hoàn tất để chủ rừng thuận tiện trong thủ tục nhận chi trả dịch vụ môi trường rừng. Những trường hợp chưa cấp kịp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với rừng sản xuất) thì cần hạn chế việc thu hồi đất nhằm tạo điều kiện cho người đầu tư tháo gỡ khó khăn, yên tâm phát triển và bảo vệ rừng theo kế hoạch.

Nguồn: Phỏng vấn Ông Nguyễn Hữu Hiến – Hạt trưởng Kiểm Lâm huyện Tương Dương (15/3/2019)

4.2.4. Ý thức chấp hành của đối tượng sử dụng dịch vụ và đối tượng cung ứng dịch vụ môi trường rừng dịch vụ môi trường rừng

Bảng 4.14. Tình hình kê khai và nộp tiền của các cơ sở sản xuất thuỷ điện từ năm 2016-2018 tại tỉnh Nghệ An TT Đơn vị sử dụng DVMTR

Quý/Năm Kê Khai Đã nộp Còn nợ

1 TĐ Bản Vẽ 90.386.085 90.386.085 0 Năm 2016 Năm 2015

Quý I, II, III/2016

42.733.595 42.733.595 0

Năm 2017 Quý IV/2016 và quý I, II, III/2017 25.166.394 25.166.394 0 Năm 2018 Quý IV/2016 và quý I, II, III/2017 22.486.096 22.486.096 0 2 TĐ Bản Cánh 190.869 164.936 25.934 Năm 2017 Quý I, II, III/2017 75.756 75.756 0 Năm 2018 Quý IV/2017 và quý I, II, III/2018 115.113 89.179 25.934 3 TĐ Bản Cốc 2.294.443 1.958.463 335.981 Năm 2017 Quý I, II, III/2017 909.893 568.892 341.001 Năm 2018 Quý IV/2017 và quý

I, II, III/2018

1.384.550 1.389.570 -5.020 4 TĐ Sao Va 137.651 40.000 97.651 Năm 2018 Quý I, II, III/2018 137.651 40.000 97.651 5 TĐ Hủa Na 23.293.644 8.655.233 14.638.411 - Năm 2017 Quý I, II, III/2017 9.350.970 5.655.233 3.695.737 -

Năm 2018 Quý IV/2017 và quý I, II, III/2018 13.942.674 3.000.000 10.942.674 6 TĐ Khe Bố 12.415.965 12.415.965 0 Năm 2017 Quý II, III/2017 3.793.850 3.793.850 0 Năm 2018 Quý IV/2017 và quý I, II, III/2018 8.622.114 8.622.114 0 7 TĐ Nậm Mô 1.649.530 1.649.530

Năm 2017 Quý I, II, III/2017 570.662 570.662 0 Năm 2018 Quý IV/2017 và quý I, II, III/2018 1.078.869 1.078.869 0 8 TĐ Cửa Đạt 11.900.000 11.900.000 0 Năm 2017 Theo KH điều phối 5.000.000 5.000.000 0 Năm 2018 Theo KH điều phối 6.900.000 6.900.000 0 9 TĐ Nậm Pông 1.383.396 1.383.396 0 Năm 2018 Năm 2017 và quý I, II, III/2018 1.383.396 1.383.396 0

Tổng 143.652.583 128.553.608 15.098.975

Nguồn: Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An (2018)

việc thực hiện Chính sách của Đảng và Nhà nước, lấy nhiều lý do để trì hoãn việc nộp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, dẫn đến kế hoạch thu của Quỹ BV&PTR đối với một số cơ sở này chưa đảm bảo được yêu cầu đề ra. Điển hình chậm nộp tiền ủy thác DVMTR là Công ty cổ phần thuỷ điện Quế Phong (Nhà máy thuỷ điện Bản Cốc), Công ty TNHH MTV thuỷ điện Sao Va (nhà máy thuỷ điện Sao Va) và Công ty CP thuỷ điện Hủa Na (Nhà máy thuỷ điện Hủa Na) với số tiền nợ đọng lên đến 15 tỷ đồng. (Chi tiết tại Bảng 4.13)

Việc thực hiện Chính sách chi trả DVMTR đối với các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch theo Văn bản 630/UBND-NN ngày 28/01/2013 của UBND tỉnh Nghệ An, mặc dù Quỹ đã triển khai và ký hợp đồng ủy thác với các cơ sở này theo lộ trình. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở chưa thực hiện kê khai và nộp tiền về Quỹ theo quy định. Lý do cơ sở này nêu là chưa có tiền DVMTR trong giá thành nước thương phẩm và chưa thu được tiền của dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)