Các loại dịch vụ môi trường rừng, các đối tượng phải nộp tiền dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 52 - 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.5. Các loại dịch vụ môi trường rừng, các đối tượng phải nộp tiền dịch vụ

trường rừng tại tỉnh Nghệ An

Tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định mức chi trả đối với 3 loại DVMTR về thuỷ điện, nước sạch và du lịch. Đến thời điểm Tháng 12/2015, tỉnh Nghệ An mới triển khai thực hiện chi trả đối với 2 loại DVMTR thuộc 2 đối tượng phải nộp tiền, gồm:

- Các cơ sở sản xuất thuỷ điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thuỷ điện.

- Các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch.

Thứ nhất,đối với các cơ sở sản xuất thuỷ điện

Theo số liệu của Sở Công Thương tỉnh Nghệ An, năm toàn tỉnh Nghệ An còn 46 dự án trong quy hoạch phát triển thuỷ điện, trong đó có có 31 dự án thuỷ điện sẽ phải nộp tiền chi trả DVMTR, nhưng hiện tại chỉ có 12 cơ sở thuỷ điện đang sản xuất.

Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Các chủ rừng Các cơ sở sử dụng DVMTR Chi trả DVMTR

Cơ quan quản lý lâm nghiệp

Bảng 3.1. Thống kê các dự án trong quy hoạch phát triển thuỷ điện tỉnh Nghệ An Chỉ tiêu Dưới 30 MW Dưới 100 MW Dưới 200 MW Dưới 300 MW Dưới 500 MW Tổng Số lượng dự án đã đưa vào vận hành 04 - 01 01 06 Số lượng dự án đang

thi công xây dựng 03 06 02 - 01 12 Số lượng dự án chưa

khởi công xây dựng 9 03 - 01 - 13

Tổng cộng - - - - - 31

Số lượng dự án dự kiến loại bỏ khỏi quy hoạch

15 - - - - 15

Nguồn: Phòng quản lý điện năng - Sở Công thương Tỉnh Nghệ An (2018)

Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An đã đến làm việc, xác minh sản lượng điện thương phẩm, xác định số tiền phải nộp, đàm phán phương thức chi trả và ký hợp đồng chi trả với 12 nhà máy thuỷ điện, gồm: Năm 2012: Ký hợp đồng với các Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, Bản Cánh, Bản Cốc, Sao Va. Năm 2013: Ký hợp đồng với các nhà máy thuỷ điện Hủa Na, Nậm Mô, Khe Bố. Năm 2015: Ký hợp đồng với Nhà máy thuỷ điện Nậm Pông. Năm 2016 và 2017: Nậm Nơn, Nậm Cắn 2, Bản Ang, Châu Thắng.

Thứ hai, đối với các cơ sở sản xuất nước sạch

Tại Quyết định số 3253/QĐ-UBND ngày 27/8/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc “Phê duyệt danh sách các đơn vị phải nộp tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, trong đó có 17 nhà máy sản xuất nước sạch.

Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An đã đến làm việc, xác minh sản lượng nước thương phẩm, xác định số tiền phải nộp, đàm phán phương thức chi trả và ký hợp đồng chi trả với 5 nhà máy sản xuất và cung cấp nước sạch, gồm: Nhà máy nước Thái Hoà, Nhà máy nước Cửa Lò, Nhà máy nước Quỳnh Lưu, Nhà máy nước Diễn Châu, Nhà máy nước Nghệ An.

sinh học của các hệ sinh thái rùng phục vụ cho dịch vụ du lịch”.

Vùng rừng núi phía Tây của tỉnh Nghệ An có tiềm năng du lịch rất lớn với 2 khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, Pù Hoạt, có các thác nước, các cảnh quan rừng có giá trị cao về thẩm mỹ, núi đã vôi với nhiều hang động, các đặc trưng về văn hoá của đồng bào dân tộc, nằm trong khu Dự trữ sinh quyển miền Tây Nghệ An đã được UNESCO công nhận. Hiện nay, ngành du lịch tỉnh Nghệ An đang đầu tư phát triển du lịch ở vùng núi Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng du lịch và các dịch vụ đang còn khá nghèo nàn. Trong tương lai không xa loại DVMTR này sẽ mang lại một nguồn thu không nhỏ. Do đó, các cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp cần phối hợp với cơ quan chuyên môn về du lịch tiến hành nghiên cứu để xây dựng một đề án triển khai thực hiện loại DVMTR này trong thời gian sớm nhất.

Thứ tư, đối với DVMTR về “Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thuỷ sản”.

Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 1607/VPCP-KTN ngày 27/02/2013 thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao cho Bộ NN&PTNT phối hợp với một số UBND cấp tỉnh có nuôi trồng thuỷ sản dưới tán rừng tiến hành thí nghiệm chi trả DVMTR này, đến năm 2016 đánh giá, tổng kết, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, Bộ NN&PTNT đang hoàn thiện đề án thí điểm, chuẩn bị phối hợp với một số tỉnh để thực hiện.

Tỉnh Nghệ An có 82 km bờ biển nhưng diện tích đất lâm nghiệp ở vùng ven biển chỉ có 1.068,92 ha, trong đó đất có rừng là 862,91 ha, gồm rừng ngập mặn 436,61 ha và rừng trên đất cát 426,3 ha. Như vậy, tiềm năng về chi trả DVMTR ở vùng rừng ven biển là rất hạn chế.

Đối với loại DVMTR “Hấp thu và lưu giữ cacbon của rừng, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính bằng các biện pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển bền vững” và “Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phải chi trả tiền cho dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất” có tiềm năng thực hiện nhưng chưa thể triển khai được ngay, vì chưa có văn bản hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)