Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu ảnh hưởng đến quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng
4.2.3. Năng lực quản lý của Nhà nước
Thứ nhất, xác định ranh giới, diện tích rừng và rà soát việc giao khoán BVR đến từng chủ rừng còn nhiều khó khăn
Chưa hoàn thành việc rà soát xác định cụ thể ranh giới, diện tích, hiện trạng rừng đến từng chủ rừng, chủ quản lý, do đó chưa có căn cứ để chi trả đầy đủ cho các chủ rừng và hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng.
Quy định sử dụng, quản lý, giám sát tiền chi trả đối với chủ rừng và cộng đồng chưa rõ, chưa có cơ chế giám sát cụ thể việc sử dụng tiền chi trả DVMTR.
Diện tích lưu vực cần rà soát ranh giới, lập hồ sơ thiết kế rất lớn (diện tích lưu vực hơn 500.000 ha, diện tích có rừng hơn 315.000 ha) nên cần nhiều thời gian, nhân lực và chi phí để thực hiện. Hiện tại, toàn bộ chi phí này phải chia sẻ từ nguồn kinh phí được trích để hoạt động bộ máy của Quỹ BV&PTR.
Việc hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật, sử dụng thừa kế tài liệu để rà soát ranh giới, diện tích và trạng thái rừng tương đối chặt chẽ, nhưng quá trình rà soát nhận thấy sai lệch giữa bản đồ và trên thực địa còn khá lớn. Có thể do nguyên nhân trạng thái rừng trên bản đồ quy hoạch 3 loại rừng làm từ năm 2007, trải qua hơn 10 năm đã có nhiều sai khác, nhưng khối lượng công việc và kinh phí để điều tra thực địa chưa đủ đáp ứng yêu cầu về chất lượng của việc rà soát.
Có thể nói, việc xác định ranh giới, diện tích rừng cho từng chủ rừng và rà soát việc giao khoán BVR đến từng chủ rừng trong lưu vực cung ứng DVMTR là một trong những tồn tại, thách thức lớn nhất hiện nay. Đây là công việc khá phức tạp, mang tính chuyên môn kỹ thuật cao, đòi hỏi nhiều thời gian, kinh phí công sức với khối lượng công việc lớn, thuộc phạm vi ranh giới hành chính của nhiều huyện, nhiều đơn vị, nhiều chủ rừng khác nhau, với diện tích rừng rất rộng lớn, phân tán và ở những địa bàn khó khăn… nên công tác giải ngân cho các chủ rừng chưa kịp thời và chưa đáp ứng được theo yêu cầu.
Thứ hai,đội ngũ cán bộ quản lý DVMTR còn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhìn chung đội ngũ cán bộ quản lý DVMTR nói chung, đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác chi trả DVMTR chưa được đào tạo và tập huấn nhiều về đánh giá, quản lý môi trường rừng, chuyên môn về các vấn đề môi trường chưa được nâng cao nên khả năng tiếp nhận và thực hiện cơ chế quản lý chi trả môi trường rừng còn nhiều khó khăn.
Ngoài ra, các phương pháp và kỹ năng để xác định, định lượng và giám