Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 119)

5.1. KẾT LUẬN

Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là một chính sách phù hợp với thực tiễn, thể hiện được mối quan hệ kinh tế giữa người sử dụng các dịch vụ môi trường rừng trả cho người cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Chính sách này đã tạo ra nguồn tài chính mới để đầu tư cho sự nghiệp bảo vệ rừng và phát triển rừng ở Nghệ An, nhằm giảm nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với công tác quản lý bảo vệ rừng, tăng đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng rừng, trong quá trình thực hiện cũng còn có những khó khăn, hạn chế nhất định trong cơ chế tài chính. Vì vậy, Luận văn hướng tới việc hoàn thiện quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An.

Luận văn đã hệ thống lại các công trình nghiên cứu về quản lý tài chính cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng, kinh nghiệm áp dụng các mô hình quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng tại một số quốc gia trong thời gian gần đây, qua đó giúp nghiên cứu có tiếp cận hoàn chỉnh về quản lý tài chính nói chung và cho dịch vụ môi trường rừng nói riêng.

Nghiên cứu đã góp phần bổ sung và hệ thống hóa cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về quản lý tài chính cho việc chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An. Trong đó, có sự góp ý của các chuyên gia là những người giữ trọng trách trong việc bảo vệ và phát triển rừng tại Nghệ An, phản ánh những vấn đề lý luận thực tiễn cấp thiết hiện nay tại hai huyện Tương Dương và Kỳ Sơn, giúp các cấp quản lý cao và các bên liên quan có thêm cơ sở trong việc hoạch định kế hoạch và chiến lược bảo vệ, phát triển rừng cũng như chi trả dịch vụ môi trường rừng trong tương lai.

Bên cạnh phản ánh thực tiễn từ các chuyên gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng, nghiên cứu đã tổng hợp các khái niệm cơ bản về quản lý tài chính, khái niệm dịch vụ môi trường rừng, quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng, phân loại rừng và các loại dịch vụ môi trường rừng được chi trả, Nghiên cứu cũng đã tổng hợp lại các nguyên tắc và hình thức quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đồng thời xác định rõ đặc điểm, vai trò, nội dung và yêu cầu quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng dựa trên tổng hợp và so sánh các văn bản pháp luật liên quan như nghị định NĐ 99/2010/NĐ-CP, nghị định

147/2017/NĐ-CP, thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT, thông tư 04/2018/TT-BTC. Luận văn cũng trình bày phương pháp xác định đối tượng, diện tích cung cấp dịch vụ môi trường rừng theo qui định tại thông tư số 62/2012/TTLT- BNNPTNT-BTC, số 60/2012/TT-BNNPTNT, 20/2012/TT-BNNPTNT, nghị định số 99/2010/NĐ-CP.

Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đã đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm tăng thêm hiệu quả công tác quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Nếu làm tốt công tác tuyên truyền cũng như tuân thủ các cam kết với các bên liên quan, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần nâng cao nhận thức pháp luật của nhân dân, đặc biệt là nhân dân sinh sống trong và xung quanh môi trường rừng, đồng thời thu hút các cá nhân và tổ chức liên quan góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, huy động các nguồn lực lớn trong xã hội tham gia công tác quản lý, bảo vệ rừng, đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, góp phần ổn định, đảm bảo an sinh xã hội, kinh tế, chính trị của các địa phương trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn còn có một số hạn chế:

- Còn hạn chế về thời gian và số lượng mẫu điều tra nên nội dung lượng mẫu chỉ 30 cán bộ và 80 chủ rừng, gia đình… chưa đủ lớn để phản ánh chính xác hơn mức độ đồng ý, sựu hài lòng của cán bộ cũng như người dân về công tác quản lý tài chính cho DVMTR tại tỉnh Nghệ An.

- Đề tài tập trung nghiên cứu vào 6 nhóm yếu tố ảnh, trong khi đó còn có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng. - Phương pháp phỏng vấn điều tra còn gặp nhiều hạn chế, do người dân còn chưa quen với phương pháp điều tra, có thể không hiểu đúng về vấn đề câu hỏi khi tình huống được đưa ra.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Kiến nghị Chính phủ

1. Hình thức chi trả gián tiếp là phù hợp

Nghệ an An là tỉnh có đến 1.180.132 ha rừng và đất rừng chiếm đến 72% diện thích đất tư nhiên. Để quản lý và giám sát các hoạt động Lâm nghiệp trên địa bàn các huyện, đã hình thành các Ban quản lý Rừng Phòng hộ, Rừng Đặc dụng., tập trung chủ yếu ở 6 huyện vùng cao, là vùng thượng nguồn của các con

sông, suối lớn của tỉnh, Các Cty lâm nghiệp quản lý diện tích đất và rừng sản xuất tập trung. Khi có các Nghị định của Chính Phủ, UBND tỉnh đã thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, là tổ chức nhà nước hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và chịu sư kiểm tra giám sát của Sở Tài chính. Quỹ có tư cách pháp nhân. Nguồn tài chính hình thành Quỹ là: nguồn thu từ các khoản đóng góp bắt buộc của các đối tượng quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 và Điều 07 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính Phủ. Có đội ngũ chuyên môn sâu. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An đã hoạt động tốt, về thu, chi trả DVMTR. Công tác quản lý giám sát, nghiệm thu đối với các đối tượng được chi trả thực hiện kịp thời và chặt chẽ. Đơn vị chi trả cũng đồng thuận, vì họ không có nghệp vụ chuyên môn. Hoạt động của Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng không quá 10% số thu; Chi phí quản lý đơn vị chủ rừng là 10% kinh phí còn lại sau khi trừ kinh phí hoạt động của Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng); Theo hình thức này thì sẽ gắn trách nhiệm và nghĩa vụ trực tiếp giữa bên phải chi trả và bên được chi trả, tạo động lực tốt cho người được chi trả để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và phục vụ tốt cho công tác bảo vệ rừng.

2. Tách chi phí chi trả dịch vụ môi trường rừng một cách hợp lý

Chi phí chi trả dịch vụ môi trường rừng dần phải được tách ra khỏi chi phí giá thành của sản phẩm điện, nước mà được tính vào lợi nhuận sau thuế của nhà sản xuất để khỏi ảnh hưởng đến người tiêu dùng; Cụ thể trước đây chưa có cơ chế này thì giá thành sản phẩm điện, nước là tất cả chi phí hợp lý, hợp lệ được quy định để tạo nên giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đưa ra giá bán theo quy định. Phần lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế doanh nghiệp thì là lợi nhuận thực của doanh nghiệp; Nhưng nay cơ chế này ra đời thì dịch vụ môi trường cung ứng tốt để doanh nghiệp tăng sản phẩm đầu ra, doanh thu tăng thì sẽ dẫn đến lợi nhuận tăng. Do đó doanh nghiệp phải chia sẽ lợi nhuận này cho cộng đồng là người bảo vệ rừng để tạo ra dịch vụ cung ứng tốt hơn cho họ.

5.2.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính

Bộ Tài chính phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn sớm ban hành Thông tư Quy định cơ chế quản lý và sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, để làm khung pháp lý triển khai thực hiện cơ chế tài chính một cách đồng bộ và hiệu quả trong sử dụng nguồn tiền này.

5.2.3. Kiến nghị Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

- Đề nghị ban hành các văn bản hướng dẫn, định mức thu cụ thể đối với các loại dịch vụ như: Dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng; Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thuỷ sản; Các cơ sở sản xuất công nghiệp có sử dụng nước trực tiếp từ nguồn nước phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất…;

- Đề nghị có ý kiến với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) minh bạch giá bán điện, đặc biệt là thời gian trả tiền cho các cơ sở sản xuất Thuỷ điện.

Nghiên cứu và sớm ban hành phương pháp kiểm định chất lượng rừng để kiểm soát chất lượng rừng mang tính định lượng cụ thể khi thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng để kiểm soát chất lượng rừng hàng năm để đánh giá được cụ thể chất lượng dịch vụ cung ứng qua hàng năm; Giả sử như hiện nay bên chi trả yêu cầu bên được chi trả cho biết chất lượng rừng sau khi đã được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng và đã được đầu tư kinh phí này cho việc bảo vệ rừng thì chất lượng rừng có được nâng lên hay không? thì gặp khó cho bên được chi trả đáp ứng được bằng những số liệu định lượng cụ thể;

Cần phê duyệt và ban hành sớm hồ sơ diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng của từng lưu vực để bên chi trả theo dõi và kiểm soát giám sát diện tích rừng đơn vị phải chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đảm bảo thực hiện tốt việc công khai chi trả và kiểm tra, giám sát của bên chi trả; Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng còn thiếu tính xã hội vì chỉ chi trả trực tiếp cho người bảo vệ rừng, còn cộng đồng dân cư sống gần rừng, ven rừng thì đúng ngoài cuộc không được chia sẻ lợi ích gì cả - tính bất hợp tác mâu thuẫn sẽ phát sinh, cho nên cần có phương thức chi trả hài hòa lợi ích trực tiếp và gián tiếp.

5.2.4. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Nghệ An

- Kính đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo:

+ UBND các huyện theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của mình chủ động phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng triển khai Chính sách chi trả DVMTR tại địa phương. Đặc biệt trong công tác rà soát lưu vực các thủy điện, xây dựng phương án BVR, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, giao khoán BVR và thống kê danh sách đối tượng cung ứng DVMTR để làm căn cứ chi trả tiền DVMTR kịp thời cho các chủ rừng và hộ nhận khoán;

+ Các cơ sở sử dụng DVMTR chấp hành nghiêm việc nộp tiền đầy đủ, đúng thời gian theo quy định của Nghị định và các văn bản hướng dẫn.

- UBND tỉnh cần phê duyệt ban hành sớm hồ sơ diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng của từng lưu vực để bên chi trả theo dõi và kiểm soát giám sát diện tích rừng đơn vị phải chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đảm bảo thực hiện tốt việc công khai chi trả và kiểm tra, giám sát của bên chi trả.

Trong thời gian tới khi cơ chế này đã đi sâu vào nhận thức của cộng đồng và xã hội, họ đã nhận thức được lợi ích mà cơ chế này mang lại và họ sẵn lòng tiếp nhận. Nguồn thu này có có là nguồn thu nhập chính nuôi sống được gia đình họ thì tỉnh Nghệ An nên tiên phong đi trước chuyển sang hình thức chi trả trực tiếp để giảm đi chi phí trung gian: Chi phí hoạt động của Bộ máy Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng, Chi phí của đơn vị chủ rừng và nâng cao mức thu nhập cho người trực tiếp giữ rừng đồng thời một phần chia sẽ lợi ích cho cộng đồng nằm trong khu vực giáp ranh với rừng để cùng hợp tác trong công bảo vệ rừng;

Ban hành Quyết định quy định về Quy trình, thủ tục lập kế hoạch, phê duyệt dự toán và quyết toán tài chính của Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng tỉnh Nghệ An để làm cơ sở triển khai thực hiện cơ chế tài chính đối với thu- chi dịch vụ mội trường rừng trong thời gian tới một cách đồng bộ, hiệu quả đảm bảo theo quy định của pháp luật; Giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng và đơn vị chủ rừng về kinh phí quản lý theo hướng tự chủ hoàn toàn, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý Quỹ về hiệu quả sử dụng nguồn tài chính chi trả dịch vụ MTR.

5.2.5. Kiến nghị với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và một số Sở, ban ngành khác có liên quan ban ngành khác có liên quan

Để đồng bộ các loại thủ tục, hồ sơ chi trả DVMTR trong toàn tỉnh, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm ban hành bộ quy chế hướng dẫn trình tự, thủ tục, hồ sơ chi trả DVMTR và mẫu Bảng kèm theo.

Để chi trả tiền DVMTR cho đối tượng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn/bản và UBND xã kịp thời, đề nghị Sở NN&PTNT xem xét trình UBND tỉnh thành lập Tổ chức chi trả DVMTR cấp huyện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Thông tư 80/2011-TT- BNNPTNT ngày 23/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2018). Thông tư 22/2018-TT- BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2010). Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2010 – 2020.

4. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012). Thông tư 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BCT ngày 16/11/2012 của Bộ Nông nghiệp và PTNT - Bộ tài chính về hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Hà Nội.

5. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2016). Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

6. Bộ tài chính (2018) Thông tư số 04/2018/TT-BTC ngày 17/01/2018 của Bộ Tài chính ban hành, Hướng dẫn quản lý và sử dụng tiền dịch vụ môi trường rừng. Hà Nội. 7. Bùi Thế Diệu (2016). Đắk Lắk: Sơ kết 8 năm tổ chức hoạt động Quỹ Bảo vệ và

Phát triển rừng và 5 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Truy cập ngày 5/9/2018 tại http://vnff.vn/tin-tuc/tin-dia-phuong/2016/8/dak-lak- so-ket-8-nam-to-chuc-hoat-dong-quy-bao-ve-va-phat-trien-rung-va-5-nam-thuc- hien-chinh-sach-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung

8. Chính phủ (2008). Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14//1/2008 về quỹ bảo vệ và Phát triển rừng, của Chính Phủ. Hà Nội.

9. Chính phủ (2010). Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính Phủ. Hà Nội.

10. Chính phủ (2017). Nghị định số 147/2017/NĐ-Chính phủ ngày 2/11/2017 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ-Chính phủ ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi tường rừng. Hà Nội.

11. Đặng Thanh Hà (2009). Chi trả dịch vụ môi trường rừng và cải thiện sinh kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)