Chính sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 100 - 103)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu ảnh hưởng đến quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng

4.2.1. Chính sách Nhà nước

Ngày 24/09/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2011. Đây là chính sách mới nhằm làm thay đổi nhận thức của cả bên sử dụng và bên cung ứng dịch vụ, góp phần giảm gánh nặng cho ngân sách ngân sách Nhà nước đầu tư công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tiếp đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định sô 147/2016/NĐ- CP ngày 02/11/2016 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2010/NĐ- CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả DVMTR. Quốc hội cũng đã thông qua Luật Lâm nghiệp trong đó có nội dung quy định về dịch vụ môi trường rừng giúp thiết lập khuôn khổ pháp lý vững chắc, tạo điều kiện cho các văn bản hướng dẫn thi hành đi vào thực tiễn mang lại nhiều ảnh hưởng tích cực đến công tác quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tỉnh Nghệ An.

Tại Nghệ An, ngày 16/11/2011 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 69/2011/QĐ-UBND về việc thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An. Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành liên quan, đặc biệt là Quỹ bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An (Quỹ BVPTR) đã từng bước đi vào hoạt động ổn định, giúp cho công tác quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tỉnh Nghệ An trở nên hiệu quả. Tuy nhiên, mô hình hoạt động quản lý Chính sách chi trả DVMTR mới, có tính đặc thù; các văn bản

hướng dẫn cơ chế, chính sách chưa đồng bộ, thống nhất; một số nội dung chưa sát với tình hình thực tế tại địa phương; quan điểm của các cấp các ngành chưa đồng nhất; người dân nắm bắt còn hạn cế, chưa rõ nên sự tham gia chưa tích cực, như:

- Cơ sở dữ liệu về các lô rừng chưa hoàn toàn đảm bỏ độ tin cậy, quan điểm áp dụng các hế số Ki thành phần còn thiếu đồng nhất nê thực tế tại Nghệ An cũng như hầu hết các tỉnh đang áp dụng hệ số K bằng 1.

- Đơn giá chi trả DVMTR không cố định mà được tính toán dựa trên số tiền thu (bán dịch vụ) và diện tích/chất lượng rừng cung ứng dịch vụ. Thực tế, do chưa thể tính đúng/đủ gia trị DVMTR nên đơn giá chi trả một số khu vực rất thấp (chỉ vài chục nghin đồng VND/ha/năm), dẫn dến khó khăn trong quá trình thực hiện. Một só nơi chủ rừng không muốn tham gia BVR vì chi phí thấp. Thậm chí có nơi tính ra chi phí lập hồ sơ, kiểm tra, nghiệm tu có thể vượt kinh phí được chi trả. Có sự chênh lệch lớn về đơn giá giữa các lưu vực khác nhau trên cùng một địa bàn như lưu vực thủy điện Bản Vẽ đơn giá 337.315 đồng/ha trong khi đó đơn giá thủy điện Nậm Nơn chỉ đạt 189.451 đồng/ha/năm (đã bao gồm cả phần bù đơn giá thấp dưới 200.000 đồng/ha/năm từ nguồn kết dư và kinh phí dự phòng) mức chi trả rất chênh lệch trong khi các chủ rừng cùng bảo vệ rừng như nhau, mức độ khó khăn giống nhau nên người dân có sự so sánh, so bì, một số bộ phận người dân tham gia bảo vệ rừng còn chưa đồng thuận.

- Tiến độ nghiệm thu rừng, lập hồ sơ bảo vệ rừng có cung ứng dịch vụ làm cơ sở giải ngân chi trả tiền đến các chủ rừng một số khâu còn chậm... Việc áp dụng hệ số K=1 như hiện nay chưa tạo động lực để thúc đẩy các chủ rừng nâng cao chất lượng rừng của mình.

- Việc triển khai chính sách DVMTR với một số loại hình dịch vụ như đối với Cơ sở sản xuất công nghiệp, Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản còn nhiều khó khăn do thiếu các hướng dẫn cụ thể.

- Thực trạng công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn huyện còn nhiều bất cập như: Ở một số nơi chỉ giao trên giấy tờ nhưng chưa giao ngoài thực địa; một số hộ gia đình không biết ranh giới rừng của mình đến đâu; một số hộ còn xảy ra tranh chấp.

- Hầu hết các chủ rừng chỉ mới được giao đất chưa được giao rừng nên nguy cơ rủi ro do mất rừng hoặc sai số trong quá trình thống kê là khá lớn.

Chi trả dịch vụ môi trường rừng tiếp cận theo định hướng thị trường, thiết lập khuôn khổ pháp lý tạo ra mối quan hệ kinh tế, gắn kết giữa bên cung ứng với bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng. Do đây là một chủ trương, chính sách mới nên một số quy định đã không còn phù hợp và đã bộc lộ một số tồn tại.

Riêng đối với chủ rừng là tổ chức nhà nước còn quy định chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể các nội dung được sử dụng, nhất là nguồn thu tương ứng với diện tích mà các chủ rừng là tổ chức nhà nước tự quản lý bảo vệ, gây lúng túng cho các chủ rừng, làm chậm tiến độ giải ngân tiền dịch vụ môi trường rừng phục vụ cho bảo vệ rừng.

Cần nâng mức trích lập quỹ dự phòng và mở rộng phạm vi, đối tượng, nội dung được phép sử dụng kinh phí dự phòng; đồng thời cho phép UBND các tỉnh được quyền chủ động, linh hoạt điều tiết từ lưu vực có mức chi trả cao sang lưu vực có mức chi trả thấp.

Việc xây dựng, thực hiện các nguyên tắc và áp dụng hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng còn nhiều vướng mắc, hạn chế.

Nhìn chung, các chủ rừng đã làm tốt công tác BVR, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, giao khoán BVR và thực hiện chi trả tiền DVMTR đầy đủ đến các hộ và nhóm hộ nhận khoán BVR, đặc biệt là có sự chứng kiến của các cơ quan, phòng ban của huyện và chính quyền địa phương.

Tuy nhiên, quá trình kiểm tra cho thấy còn một số tồn tại như: Một số diện tích được lập hồ sơ giao khoán BVR chưa chính xác về mặt hiện trạng rừng; Hộ nhận khoán còn hiện tượng chưa nhận biết rõ quyền lợi, nghĩa vụ và hồ sơ diện tích rừng cần bảo vệ; Diện tích giao khoán giữa các hộ chưa đồng đều (hộ nhiều, hộ ít); Chi trả chưa đúng theo hợp đồng, đó là trong cộng đồng thôn/bản chủ rừng ký hợp đồng với một số chủ nhóm hộ nhưng khi chủ rừng chi trả tiền thì thôn/bản lại chia đều cho các hộ (kể cả các hộ không có danh sách kèm theo hợp đồng); Công tác nghiệm thu cơ sở còn có sai sót, chưa đánh giá đúng với thực tế hiện trạng rừng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)