Tổng quan về điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 46 - 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên tỉnh Nghệ An

Nghệ An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt hè, đông. Từ tháng 4 đến tháng 8 dương lịch hàng năm, tỉnh chịu ảnh hưởng của gió phơn tây nam khô và nóng. Vào mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc lạnh và ẩm ướt.

• Diện tích: 1.649.853,2 ha.

• Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.670 mm.

• Nhiệt độ trung bình: 25,2 °C.

• Số giờ nắng trong năm: 1.420 giờ.

• Độ ẩm tương đối trung bình: 86-87%.

• Vĩ độ: 18°33′ đến 19°25′ vĩ bắc.

• Kinh độ: 102°53′ đến 105°46′ kinh đông.

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Nghệ An

Những đặc điểm của khí hậu nghiệt đới gió mùa đặc trưng ở Nghệ An làm cho cường độ rửa trôi Bazơ mạnh, đất dễ bị chua. Vì thế hiện tượng đất bị đá ong hoá hoặc vùng rừng bị sa hoá là hiện tượng phổ biến ở những vùng cư dân du canh du cư.

Miền núi Nghệ An nằm giữa vùng núi Trường Sơn Bắc là nơi gặp gỡ của nhiều đại diện thực vật từ Hymalaya qua Vân Nam lan xuống và từ Hymalaya, In donesia lên. Do điều kiện khí hậu của miền núi Nghệ An nóng hơn hai miền núi nói trên nhiều nên kiểu rừng nhiệt đới phát triển mạnh mẽ ở đây, nhất là độ cao từ 800m trở xuống. Lên cao hơn có kiểu rừng nhiệt đới có rêu. Tập đoàn thực vật quý hiếm ở vùng này được coi là có giá trị kinh tế cao so với cả nước từ trước đến nay. Ở những vùng có lượng mưa kém hơn như ở Mường Xén (Kỳ Sơn), Cửa Rào (Tương Dương) có kiểu rừng kín nửa rụng lá hoặc là các trảng thứ sinh. Nhìn chung đây là vùng rừng trước đây (khoảng từ 1970 trở về trước) còn chưa bị tàn phá, thảm thực vật còn dày, động vật cũng còn phong phú nhất là các loài thuộc bộ linh trưởng và loài gặm nhấm. Các loài thú lớn và quí như voi, bò rừng, gấu, tê giác v.v… đại diện cho giới động vật cổ nhiệt đới còn khá nhiều, làm chứng cho một môi trường sống chưa có sự biến động thay đổi lớn (Nguyễn Đình Lộc, 2009).

Môi trường sinh thái thuận lợi cho sự phát triển của các giống loài động vật, thực vật phong phú chính là điều kiện sống thuận lợi cho các cư dân thời cổ sơ cũng như cũng như thời cổ trung đại. Khả năng về mặt nông - lâm nghiệp dồi dào, về mặt công nghiệp, vùng đất này còn có nhiều tiềm năng rất lớn (Nguyễn Đình Lộc, 2009).

Cấu trúc địa chất phức tạp làm cho nguồn khoáng sản ở đây thêm đa dạng. ở các đường đứt gãy của sông Cả có nhiều mỏ quý như sắt, mangan, than (Khe Bố, huyện Tương Dương), vàng (dọc sông Nậm Nơn và Mậm Mộ), thiếc (Quỳ Hợp), đá Rubi (Quỳ Châu và Quỳ Hợp) v.v… (Nguyễn Đình Lộc, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)