Đánh giá tác động của quản lý tài chính dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 88 - 100)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An

4.1.3. Đánh giá tác động của quản lý tài chính dịch vụ môi trường rừng

Nghiên cứu tiến hành khảo sát 80 hộ gia đình ở hai huyện miền tây Nghệ An là Tương Dương và Kỳ Sơn. Việc lựa chọn 80 hộ nhằm đảm bảo điều kiện thống kê và do thực tế những khó khăn trong quá trình triển khai khảo sát ở hai huyện miền núi Nghệ An. Đó là số dân cư đủ điều kiện khảo sát lại phân bố rải rác, nằm cách xa nhau ở những nơi có địa hình khó di chuyển, tiếp cận. Trong quá trình khảo sát mặc dù có rất nhiều khó khăn nhưng việc thu thập số liệu đã đảm bảo yêu cầu đặt ra.

Bảng 4.7. Thông tin cơ bản các hộ điều tra về chi trả DVMTR

TT Chỉ tiêu Tần suất (n=80) Phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy 1 Tuổi chủ hộ - Dưới 40 tuổi 18 22,5 22,5 22,5 - Trên 40 tuổi 62 77,5 77,5 100,0 2 Nghề nghiệp - Lâm nghiệp 11 13,8 13,8 13,8 - Nông- lâm nghiệp 69 86,2 86,2 100,0 3 Chi trả DVMTR - Có chi trả 72 90,0 90,0 90,0 - Không chi trả 8 10,0 10,0 100,0 4 Mức tri trả - Không chi trả 8 10,0 10,0 10,0 - từ 100 đến 200 nghìn đồng/ha 41 51,3 51,3 61,3 - từ 200 đến 300 nghìn đồng/ha 18 22,5 22,5 83,8 - trên 300 nghìn đồng/ha 13 16,3 16,3 100,0 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn nghiên cứu có 62 chủ hộ trên 40 tuổi và 18 chủ hộ dưới 40 tuổi tương ứng 77,5 và 22,5%. Việc phân chia độ tuổi ở

mức 40 nhằm cung cấp thông tin tổng quan về chủ hộ và đảm bảo được thông tin thống kê thay vì thu thập thông tin chi tiết. Như vậy, số chủ hộ nhiều tuổi cho biết họ đã có nhiều gắn bó và kinh nghiệm trong hoạt động tại địa phương. Những chủ hộ có tuổi đời trên 40 là những người có nhận thức đầy đủ về các hoạt động liên quan đến rừng và có những đánh giá có giá trị về việc chi trả DVMTR hiện nay.

Trong quá trình khảo sát, những hộ gia đình có hoạt động liên quan đến lâm nghiệp, có đất lâm nghiệp là điều kiện để nghiên cứu tiến hành khảo sát. Nhiều hộ dân vừa sản xuất lâm nghiệp lẫn sản xuất nông nghiệp. Trong 80 hộ gia đình, có 69 hộ vừa làm nông vừa làm rừng kết hợp, có 11 hộ chỉ làm rừng tương ứng tỷ lệ 86,2% và 13,8%. Như vậy, số hộ dân vừa làm nông vừa làm rừng kết hợp chiếm tỷ lệ lớn cho thấy đây là mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao, việc lấy ngắn nuôi dài trong mô hình nông-lâm-ngư là một mô hình đang phổ biến tại miền tây Nghệ An.

Số liệu về chi trả DVMTR cho biết 90% tương ứng 72 hộ gia đình cho biết họ đã được chi trả về DVMTR trong khi 10% tương ứng 8 hộ gia đình cho biết vẫn còn nhiều bất đồng về cách thức chi trả do liên quan đến giấy tờ sở hữu và hợp đồng giao khoán rừng. Qua số liệu trên cho thấy rằng việc chi trả DVMTR mặc dù đã được thực hiện sát đến từng hộ dân nhưng vẫn còn bất cập trong việc chi trả.

Kết quả khảo sát về mức chi trả thống kê có 8 hộ gia đình chưa được chi trả DVMTR chiếm tỷ lệ 10%. Có 41 hộ gia đình cho biết họ đã được chi trả ở mức từ 100 đến 200 nghìn đồng/1ha tương ứng tỷ lệ 51,3%, 18 hộ gia đình tương ứng tỷ lệ 22,5% cho biết đã được chi trả ở mức từ 200 đến 300 nghìn đồng/1ha, 13 hộ gia đình tương ứng tỷ lệ 16,3% cho biết đã được chi trả từ trên 300 nghìn đồng/1ha/năm. Như vậy, rõ ràng quỹ chi trả đã thực hiện tốt việc chi trả cho các đối tượng là chủ rừng trong những năm qua, điều này là rất quan trọng nhằm mục đích bảo vệ và phát triển rừng theo hướng bền vững trong những năm tiếp theo.

Việc chi trả còn góp phần cải thiện sinh kế giúp người dân miền núi yên tâm gắn bó với rừng, tích cực góp phần ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại các địa phương. Được hưởng lợi chính sách, người dân hăng hái tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tích cực góp phần ngăn chặn nạn đốt phá rừng trái phép.

Biểu đồ 4.1 Sự hài lòng về mức chi trả

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Đánh giá về mức độ hài lòng về mức chi trả có 11 hộ gia đình tương ứng 13,8% cho biết họ hài lòng với việc chi trả DVMTR hiện nay của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, có 50 hộ gia đình tương ứng tỷ lệ 62,5% cho biết không thực sự hài lòng nhưng cũng không chọn mức không hài lòng, họ xem đó là mức chấp nhận được mặc dù chưa thỏa đáng. Có 19 hộ tương ứng tỷ lệ 23,8% hộ gia đình cho biết chưa hài lòng về mức chi trả DVMTR, đây cũng là điều dễ hiểu vì trong đó có nhiều hộ chưa được chi trả về DVMTR.

Đối với những hộ đã được chi trả dịch vụ môi trường rừng, việc chưa hài lòng mức chi trả do chi phí và lợi ích khai thác, bảo vệ rừng chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cần điều chỉnh để có được mức chi trả hợp lý hơn đáp ứng kỳ vọng của các hộ gia đình là các chủ rừng nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát triển rừng trong tương lai.

4.1.3.1. Tác động đối với người sử dụng dịch vụ môi trường rừng

Chi trả DVMTR đem lại lợi ích cho người chi trả DVMTR (người sử dụng DVMTR). Việc phải trả tiền khi sử dụng các DVMTR tác động tới sự tính toán của người sử dụng dịch vụ trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên từ rừng sao cho tiết kiệm và có hiệu quả nhất, từ đó không những sẽ giảm các thiệt hại về doanh thu và tăng lợi nhuận của người sử dụng mà còn góp phần tăng cường

công tác bảo vệ rừng, nhất là rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ.

Bên sử dụng DVMTR (Nhà máy thuỷ điện, cơ sở sản xuất nước sạch,...) có nguồn nước đảm bảo cho việc sản xuất điện năng, nước sạch phục vụ cho đời sống nhân dân, tạo ra giá trị kinh tế lớn cho doanh nghiệp...

4.1.3.2 Tác động đối với người cung ứng dịch vụ môi trường rừng

Người cung ứng dịch vụ môi trường rừng đã cải thiện sinh kế của người làm nghề rừng. Trước đây, các dự án, nguồn ngân sách đầu tư vào công tác bảo vệ và phát triển rừng với nguồn vốn có hạn mang tính hỗ trợ. Nay Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và sau 5 năm thực hiện Chi trả DVMTR tại tỉnh Nghệ An đã dần đi vào cuộc sống, các đối tượng được hưởng lợi từ DVMTR (Các cơ sở sản xuất thuỷ điện, cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch,...) đã chi trả tiền và tiền đó đã được trả cho các đối tượng tham gia BVR, tạo ra mối liên kết kinh tế mang tính bền vững giữa bên sử dụng và bên cung ứng DVMTR; Rừng trong vùng chi trả DVMTR được bảo vệ tốt hơn, đời sống người lao động nghề rừng được cải thiện. Góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định an ninh chính trị trong khu vực.

Bên cung ứng DVMTR (các chủ rừng, hộ, nhóm hộ nhận khoán BVR, cộng đồng...) được trả tiền, nâng cao nguồn thu nhập so với khi chưa có DVMTR, từng bước làm yên lòng người sống bằng nghề rừng nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Họ được trả tiền bằng chính kết quả lao động của mình, họ đã hiểu rõ mục đích của việc bảo vệ rừng và giá trị lao động của họ đã trở thành hàng hóa. Ngoài ra, rừng được bảo vệ tốt còn tạo ra môi trường sinh thái tốt, nguồn nước tốt phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

Hộp 4.2 Chính sách chi trả DVMTR tạo nguồn thu nhập khá và ổn cho người dân

“Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn đã tạo ra nguồn thu nhập khá và ổn định cho người dân. Vì vậy, việc quản lý và bảo vệ rừng, cũng như các diện tích rừng trồng thay thế được nhân dân thực hiện hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao.”

Nguồn: Phòng vấn Nguyễn Tiến Lâm – Phó Giám đốc Sở NN&PT NT tỉnh Nghệ An (Ngày 1/12/2018)

Các xã thuộc các huyện trên địa bàn chi trả DVMTR là các xã miền núi của tỉnh Nghệ An, hầu hết là các xã nghèo trong danh sách thuộc Chương trình 30a của Chính phủ, với tỷ lệ hộ nghèo bình quân trên 60%. Điều kiện để kiếm

tiền của các hộ dân rất khó khăn, do sinh kế của phần lớn hộ dân là trồng lúa rẫy, nuôi bò, nuôi lợn để sử dụng trong gia đình là chính, một phần bán đi để kiếm tiền trang trải cho các khoản chi tiêu khác.

Với mức chi trả tiền DVMTR cho hộ nhận khoán đã được xác định tại lưu vực thủy điện Bản Vẽ. Số tiền DVMTR được nhận chiếm khoảng 15-20% cơ cấu thu nhập của một hộ dân. Nếu xét về giá trị sử dụng thì số tiền này là rất nhỏ bé so với tình hình giá cả sinh hoạt hiện nay, nhưng nó thật sự có ý nghĩa với dân bản vì Chính sách chi trả DVMTR đã cho họ cơ hội có thu nhập. Với số tiền bình quân 8 triệu đồng/năm, nếu mỗi hộ dân được nhận tiền trong một hoặc hai lần thì khoản tiền này sẽ trở thành một nguồn vốn đầu tư sản xuất giúp họ cải thiện sinh kế (Bảng 4.7)

Bảng 4.8. Tổng hợp thu nhập của người làm nghề rừng qua các năm triển khai chính sách chi trả DVMTR

TT Đối tượng Đơn vị tính Năm 2016

Năm 2017 (Lưu vực (Lưu vực Bản Vẽ) Năm 2018 Bản Vẽ Toàn tỉnh

1 Đối với hộ gia đình là

chủ rừng

Diện tích quản lý bảo

vệ rừng bình quân/hộ Ha/hộ 30,0 30,0 30,0 30,0 Đơn giá chi trả bình

quân toàn tỉnh Đồng/ha/năm

396.763 296.896 296.896 107.325 Thu nhập bình quân

của hộ/năm Đồng/ha/năm 11.902.890 8.906.880 8.906.880 3.219.750 2 Đối với hộ gia đình

nhận khoán

Diện tích quản lý bảo

vệ rừng bình quân/hộ Ha/hộ 30,0 30,0 30,0 30,0 Đơn giá chi trả bình

quân toàn tỉnh Đồng/ha/năm

357.087

267.206 267.206 96.593 Thu nhập bình quân

của hộ/năm Đồng/ha/năm 10.712.601 8.016.192 8.016.192 2.897.775 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Có thể nói, với việc triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tích cực nên đến nay Chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh đã thực sự đem lại những hiệu quả đáng khích lệ cả về môi trường, kinh tế và hiệu ứng xã hội. Kết quả từ việc thực hiện Chính sách chi trả DVMTR không những từng bước nâng cao ý thức

trách nhiệm của chủ rừng, nâng số hộ nhận khoán BVR mà còn huy động được một nguồn nhân lực lớn cho công tác tuần tra, BVR một cách thường xuyên. Từ đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần tích cực giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được ổn định ở các địa bàn dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.

Hộp 4.3. Ý kiến của cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An về Chi trả dịch vụ môi trường rừng

“Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc phá rừng là do nghèo đói. Hai huyện Tương Dương và Kỳ Sơn là các huyện nghèo của tỉnh Nghệ An, vì vậy, việc phát triển rừng dài hạn khó giải quyết vấn đề kinh tế ngắn hạn của người dân ở đây. Thời gian qua, quỹ bảo vệ và phát triển rừng có chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có những hỗ trợ đáng kể cho người dân và các cơ quan quản lý nhà nước, điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Theo kế hoạch phát triển quỹ trong thời gian tới, khi có thêm các doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng kinh doanh nguồn lực rừng chi trả phí dịch vụ bảo vệ môi trường và tái đầu tư rừng thì việc chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn đối với các chủ rừng. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng thì cần đảm bảo nguyên tắc kịp thời, đúng người, đúng mục đích và diện tích rừng. Để làm được điều này thì các bên liên quan cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc kiểm tra, đo đạc tính toán dựa trên những tiêu chuẩn minh bạch, khách quan để người dân có thể tham gia thực hiện và giám sát”.

Nguồn: Phỏng vấn Ông Thái Văn Hùng Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An (Ngày 5/8/2018)

4.1.3.3. Tác động đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ rừng của tỉnh Nghệ An

Để thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR nói riêng và công tác xã hội hóa quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường nói chung là rất quan trọng. Thông qua hoạt động tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức pháp luật trong toàn dân; thu hút nhiều đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia; trách nhiệm bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên tham gia, huy động được nguồn nhân lực lớn trong xã hội tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng một cách thường xuyên, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, kinh tế, chính trị của các địa phương nói riêng và tỉnh Nghệ An. (Điển hình tại huyện Tương Dương bảng 4.9).

Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả truyền thông trước và sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại huyện Tương Dương

Chỉ tiêu ĐVT Tổng Năm Giai đoạn 2008 - 2012 2008 2009 2010 2011 2012 Cấp huyện huyện 5 1 1 1 1 1 Cấp xã xã 90 18 18 18 18 18 Cấp bản bản 114 21 27 22 23 21 Giai đoạn 2013 - 2018 2013 2015 2016 2017 2018 Cấp huyện huyện 5 1 1 1 1 1 Cấp xã xã 90 18 18 18 18 18 Cấp bản bản 610 21 24 25 270 270 Nguồn: Hạt Kiểm lâm Tương Dương (2018)

Kết quả từ bảng trên cho thấy, sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR công tác truyền thông về chi trả DVMTR và quản lý bảo vệ rừng đã được chú trọng hơn, đặc biệt xu hướng tổ chức các buổi tuyên truyền từ hội nghị tại UBND huyện, xã xuống tận tại thôn, bản thông qua các đợt chi trả đã thu hút được rất nhiều các thành phần từ độ tuổi, giới tính với hàng ngàn người tham gia.

Cụ thể tại huyện Tương Dương cho thấy đa số những người dân sinh sống là đồng bào dân tộc thuộc diện hộ nghèo, kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tương Dương từ năm 2008 đến 2018 có nhiều biến động về số hộ và tỷ lệ do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc di dân tái định cứ các thủy điện và việc áp dụng các quy định của Nhà nước mới về xác định tiêu chí hộ nghèo khác nhau. Nói chung tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tương Dương vẫn ở mức cao, cao nhất vào năm 2012 với tỷ lệ 71.3%, trung bình trong vòng 10 năm vẫn chiếm 57,2% số hộ của cả huyện. Tuy nhiên, từ khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến nay tỷ lệ hộ nghèo giảm, từ 62.5% năm 2013 xuống 49,8% năm 2018 (Bảng 4.10).

Chính sách đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo và xây dựng chương trình nông thôn mới của Đảng và Nhà nước, từng bước xã hội hóa nghề rừng, đồng thời huy động, hình thành một nguồn tài chính mới, bền vững cho công tác bảo vệ rừng, ổn định đời sống, hạn chế những tác động tiêu cực đến rừng và góp phần ổn định an sinh xã hội.

Bảng 4.10. Số hộ và tỷ lệ hộ nghèo huyện Tương Dương trước và sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR

TT Năm Số hộ Tỷ lệ Năm Số hộ Tỷ lệ

Giai đoạn 2008 – 2012 Giai đoạn 2013 - 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 88 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)