Phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan trong chi trả dịch vụ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 103 - 106)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu ảnh hưởng đến quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng

4.2.2. Phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan trong chi trả dịch vụ mô

môi trường rừng

Thứ nhất,về phân công và phối hợp đối với các Bộ, ngành ở Trung ương

Hiện nay Nhà nước đã quy định chức năng nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị có liên quan trong quản lý và chi trả DVMTR. Cụ thể là:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối tổ chức triển khai Chi trả dịch vụ môi trường rừng; hàng năm, căn cứ vào các hoạt động được phân công, lập dự toán kinh phí gửi Bộ tài chính xem xét, phê duyệt; Tổ chức xây dựng và phê duyệt kế hoạch hoạt động triển khai chi trả dịch vụ môi trường rừng; Chủ trì phối hợp các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch, các đề án, dự án theo quy định tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP; Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan xác định diện tích rừng trong lưu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên; Tổ chức kiểm tra, giám sát các Bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP; Chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan huy động các nguồn lực về tài chính, khoa học kỹ thuật của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để triển khai thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP. Định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành liên quan, rà soát và đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp để đẩy mạnh việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP và thực hiện các hoạt động có liên quan trong phạm vi quản lý Nhà nước của mình.

Bộ Thông tin và truyền thông có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và nhân dân trong việc bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.

nông thôn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị định và thực hiện các hoạt động có liên quan trong phạm vi quản lý nhà nước của mình.

Bộ Tài Chính hướng dẫn các Bộ, ngành và địa phương trong việc lập dự toán kinh phí triển khai thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan; Xem xét, phê duyệt và bố trí kinh phí cho các Bộ, ngành triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo quy định của Pháp luật; Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Nghị định 99/2010-NĐ-CP và thực hiện các hoạt động có liên quan trong phạm vi quản lý Nhà nước của mình.

Các Bộ, ngành khác liên quan theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi quản lý nhà nước của mình, các Bộ, ngành chủ động phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Nghị định 99/2010/NĐ-CP về Chính sách chi trả DVMTR; Tổ chức chỉ đạo và kiểm tra các đơn vị thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ, ngành trong quá trình triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ.

Thứ hai, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

Cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Xây dựng và phê duyệt Kế hoạch hoạt động triển khai Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa phương; Chỉ đạo việc xây dựng, phê duyệt và tổ chức triển khai các đề án, dự án liên quan đến việc tổ chức triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP; Tổ chức xác định diện tích rừng trong lưu vực có cung cấp dịch vụ môi trường rừng trong phạm vi hành chính của tỉnh; xác định các đối tượng phải chi trả và được chi trả tiền dịch vụ ứng với mỗi lưu vực; Thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ (nếu đủ điều kiện).

Thứ ba, Ủy ban nhân dân cấp huyện

Theo quy định hiện hành, UBND huyện không phải là đơn vị quản lý trực tiếp tài nguyên rừng cũng như công tác chi trả DVMTR. Nhiệm vụ chi trả DVMTR đã được giao cho các đơn vị quản lý lâm nghiệp thực hiện, như BQL RPH....UBND huyện chỉ tham gia vào công tác kiểm tra, nghiệm thu việc chi trả. Điều này cũng đang gây ra nhiều vướng mắc đòi hỏi phi đuwọc tháo gỡ.

Hộp 4.5. Ý kiến của cán bộ Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tương Dương về Quản lý Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Quản lý việc chi trả dịch vụ môi trường rừng muốn thực hiện tốt và nâng cao hiệu quả trong thời gian tới thì cần có sự kết hợp đồng bộ với kế hoạch, chiến lược bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh cũng như hai huyện Tương Dương và Kỳ Sơn. Hiện nay, các đơn vị quản lý rừng còn thiếu các công cụ dụng cụ, phương tiện vận tải, đo đạc phục vụ việc quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Việc kết hợp với các viện nghiên cứu, các trường đại học và các chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng ở tỉnh Nghệ An và hai huyện Tương Dương, Kỳ Sơn chưa tốt, vì vậy cần có thêm sự tham gia của các nhà khoa học để hỗ trợ công tác liên quan đến chiến lược phát triển, kỹ thuật quản lý và bảo vệ rừng. Nhiều cán bộ quản lý rừng có rất nhiều kinh nghiệm về rừng và chưa chú trọng đến vấn đề học thuật, xem nhẹ vấn đề học thuật nhưng thực tế thế giới họ kết hợp với các chuyên gia mang lại hiệu quả rất cao. Đây là một hướng đi có thể nghiên cứu. Nhà nước cần có sự thử nghiệm nhiều mô hình kinh doanh dạng thí điểm để rút kinh nghiệm và đề xuất mô hình kinh doanh rừng hiệu quả nhất. Cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật bảo vệ và phát triển rừng nhằm nâng cao ý thức, vai trò trách nhiệm của người dân cũng như các nhà quản lý trong việc khai thác, bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ chi trả dịch vụ môi trường rừng có thể hỗ trợ chính quyền trong việc tuyên truyền này rất hiệu quả bên cạnh việc chi trả định kỳ hàng năm.

Nguồn: Phỏng vấn Ông Nguyễn Tất Hoà – Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Tương Dương (Ngày 1/3/2019)

Hộp 4.6. Ý kiến của cán bộ Kiểm Lâm huyện Kỳ Sơn về Quản lý Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Để thực hiện tốt việc quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng, nhà nước và các bên liên quan cần phối hợp để đánh giá lại hiệu quả của các chính sách liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng, cũng như việc chi trả dịch vụ môi trường rừng từ trước đến nay. Trong đó, đối với việc chi trả dịch vụ môi trường rừng cần có các văn bản công khai, minh bạch quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các bên liên quan tránh tình trạnh buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho việc phá rừng. Các hộ gia đình địa phương đồng thời là các chủ rừng cần được nhà nước tạo điều kiện về vốn, cây giống, kỹ thuật canh tác để đạt được hiệu quả kinh tế và gắn bó lâu dài với rừng, đây chính là đối tượng mà nhà nước cần quan tâm vì họ là những người gắn bó bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả nhất, đồng thời phối hợp với ban quản lý rừng, kiểm lâm để ngăn chặn việc phá rừng tại địa phương. Nhà nước cần tạo đầu ra ổn định để người dân yên tâm sản xuất kinh doanh rừng hiệu quả. Việc chi trả cũng phải công bằng và hợp lý để người dân có thêm động lực bảo vệ và phát triển rừng. Ngoài ra, nhà nước cần phổ biến các mô hình kết hợp nghề rừng và các nghề ngắn hạn như chăn nuôi, trồng trọt cây ngắn ngày đề người dân có thêm phương án sản xuất, ổn định và phát triển lâu dài.

Nguồn: Phỏng vấn Ông Nguyễn Quốc Minh – Hạt trưởng Kiểm Lâm huyện Kỳ Sơn (5/3/2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)