Kinh nghiệm của Việt Nam về quản lý tài chính dịch vụ môi trường rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 40 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý tài chính dịch vụ môi trường rừng

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm của Việt Nam về quản lý tài chính dịch vụ môi trường rừng

2.2.2.1 Thực tiễn chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Lào Cai

Ngày 24/9/2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về chính sách chi trả DVMTR. Đầu năm 2011, UBND tỉnh Lào Cai đã tập trung chỉ đạo các sở, ngành, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng của tỉnh, các địa phương xây dựng “Đề án thực hiện Nghị định của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng”. Cùng với đó, UBND tỉnh Lào Cai đã thành lập Ban chỉ đạo cấp tỉnh, ban hành quy chế hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy nhân sự, ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác thực thi chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh.

Sau khi triển khai Chính sách Chi trả DVMTR, toàn tỉnh Lào Cai có 70 tổ chức, doanh nghiệp thuộc đối tượng phải chi trả phí dịch vụ môi trường rừng (gồm các nhà máy thuỷ điện, các cơ sở cung ứng nước sạch, cơ sở kinh doanh du lịch), mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng tính đến cuối năm 2015 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai đã tích cực vận động, đôn đốc thu về trên 29 tỷ đồng tiền DVMTR.

Mặt khác, nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương về công tác bảo vệ, phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ che phủ diện tích tự nhiên của rừng tiếp tục tăng lên, các vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng được hạn chế. Đây là những kết quả bước đầu nhưng rất tích cực, là tiền đề cho người trồng rừng và bảo vệ rừng yên tâm, có sinh kế bền vững từ rừng và góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới ở một số địa phương.

Đặc thù của các nhà máy thủy điện tại tỉnh Lào Cai là công suất nhỏ, chủ yếu do tư nhân đầu tư, các nhà máy nằm rải rác tại vùng sâu, cao, vùng có địa

hình khó khăn. Nỗ lực lớn của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Lào Cai trong thời gian qua là khắc phục những khó khăn này để triển khai có hiệu quả chính sách với 100% các đơn vị sản xuất thủy điện, sản xuất nước sinh hoạt đã ký kết hợp đồng ủy thác và thực hiện nộp tiền dịch vụ môi trường rừng. Nhờ việc đẩy mạnh tuyên truyền mà các tổ chức kinh doanh dịch vụ du lịch bước đầu có nhận thức đúng về trách nhiệm xã hội hóa nguồn quỹ dịch vụ môi trường rừng, tạo điều kiện trở lại cải tạo môi trường cảnh quan, đầu tư hạ tầng phục vụ phát triển du lịch. Đến nay, công tác rà soát, xác định phạm vi ranh giới chủ rừng, phân loại, thống kê đối tượng sử dụng DVMTR của tỉnh cơ bản hoàn thành. Việc tổ chức giải ngân cho các chủ rừng đang được triển khai khẩn trương, hoàn thành chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng của năm 2012, 2013 đúng tiến độ (Nguyễn Khánh Vân, 2015).

Theo Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh, đến nay, với 61 hợp đồng ủy thác tiền DVMTR ký kết với 61 đơn vị thực hiện thí điểm cơ chế mới này (34 đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch, 18 cơ sở nuôi cá nước lạnh, 9 cơ sở sản xuất công nghiệp), tổng số tiền DVMTR thu được là 2.737 triệu đồng, trong đó cơ sở kinh doanh du lịch đạt 2.652 triệu đồng, cơ sở nuôi cá nước lạnh là 35 triệu đồng, cơ sở sản xuất công nghiệp 50 triệu đồng.

Sau khi trừ các khoản trích lập theo quy định, số tiền DVMTR thu được từ 61 đơn vị còn lại được cân đối sử dụng hỗ trợ các dự án, phi dự án, trồng rừng cảnh quan theo phê duyệt của UBND tỉnh.

Căn cứ tình hình thực tế, với những tiềm năng sẵn có cùng với kết quả khảo sát của tư vấn do dự án IPFES hỗ trợ trước đó, UBND tỉnh Lào Cai đã phê duyệt kế hoạch tài chính thực hiện chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2020, theo đó, số tiền DVMTR thu từ các đơn vị thực hiện thí điểm đạt 34.053 triệu đồng, tăng hơn 12,4 lần so với hiện tại.

Theo ông Nguyễn Văn Vui, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Lào Cai, tuy số tiền DVMTR thu thí điểm với 3 loại hình dịch vụ trên còn thấp, nhưng đã khẳng định đây là cơ chế chính sách đúng đắn và phù hợp với thực tiễn, gắn kết lợi ích giữa người sử dụng các dịch vụ môi trường rừng và người bảo vệ rừng (Phạm Thu Hà, 2017).

2.2.2.2. Thực tiễn chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Bình Phước

năm 2012 và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2012. Đến nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Phước đã ban hành tất cả các văn bản có liên quan đến hoạt động của Quỹ cũng như những hướng dẫn về công tác chi trả DVMTR trên địa bàn.

Năm 2015, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Bình Phước đã có nhiều nỗ lực trong công tác tham mưu thực hiện nhiệm vụ thu, chi tiền DVMTR đảm bảo đúng quy định, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến Quỹ BV&PTR. Chính sách chi trả DVMTR đã tạo điều kiện quản lý bảo vệ rừng hiệu quả, công tác tuần tra bảo vệ rừng được tăng cường góp phần giữ ổn định an ninh chính trị và trật tự xã hội ở các địa phương, cải thiện sinh kế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, ổn định đời sống của người làm nghề rừng nhất là người dân sinh sống ở vùng miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Phước (Nguyễn Khánh Vân, 2015).

Tính đến năm 2018, Bình Phước đã giải ngân chi trả DVMTR cho các đơn vị với số tiền hơn 83 tỷ đồng. Ông Trần Quốc Hoàn, Phó GĐ Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh cho biết, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã có những tác động tích cực trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Từ đó góp phần làm giảm tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép. Môi trường rừng từng bước được cải thiện, tăng khả năng phòng hộ, điều tiết và duy trì nguồn nước cho các đơn vị sử dụng DVMTR (Hồng Thuỷ và Lê Tuân, 2018).

2.2.2.3 Thực tiễn chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Đắk Lắk

Về cơ cấu tổ chức: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Đắc Lắc được thành lập từ tháng 8/2012 trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Lắk. Ban điều hành Quỹ bao gồm 21 người: Giám đốc và 03 phòng chức năng (20 người): Phòng Tổng hợp, Phòng Kế hoạch, Phòng Kỹ thuật.

Đến nay Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Đắk Lắk đã ban hành tất cả các văn bản có liên quan đến hoạt động của Quỹ cũng như những hướng dẫn về công tác chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn.Đã xây dựng Phương án tự chủ về tài chính và Đề án vị trí việc làm trình Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, UBND tỉnh phê duyệt;Tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh chỉ đạo, có phương án xử lý đối với các nhà máy thuỷ điện thuộc lưu vực nội tỉnh không nộp, chậm nộp và không ký kết hợp đồng ủy thác.

Về triển khai thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 22 nhà máy sản xuất thuỷ điện (13 nhà máy sử dụng lưu vực liên tỉnh, 9 nhà máy sử dụng lưu vực

nội tỉnh). Trong đó đã ký kết Hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR với 21 nhà máy. Kết quả huy động nguồn thu đến hết tháng 5/2016: gần 120 tỷ đồng (chủ yếu nhận điều phối từ Quỹ BVPTR Việt Nam), trong 5 tháng đầu năm 2016 Quỹ thu được hơn 1,5 tỷ đồng (thu nội tỉnh):

Thu tiền chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và không có điều kiện trồng lại: Quỹ đã thu được gần 9 tỷ đồng (đơn giá thu là 84 triệu đồng/ha) nhưng chưa tiến hành giải ngân nguồn thu này.

Đối với các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch: Quỹ chưa tiến hành thu được do các cơ sở sử dụng chủ yếu là nguồn nước ngầm nên khó xác định lưu vực (Nguyễn Khánh Vân, 2015).

Qua 5 năm triển khai chı́nh sách trên địa bàn tỉnh Đắk lắc đã mang lại mô ̣t số kết quả đáng khích lệ, huy đô ̣ng được nguồn tài chính ngoài ngân sách cho việc BV&PTR, góp phần cải thiê ̣n đời sống của người làm nghề rừng nhất là các hộ dân sống gần rừng, từ đó nâng cao nhận thức của người dân về các giá trị của rừng cũng như công tác quản lý bảo vệ rừng. Mặt khác, chính sách cũng đã góp phần giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao năng lực và hiệu quả công tác quản lý, sử dụng và bảo vệ rừng của các chủ rừng, tạo tiền đề quan trọng cho công cuộc xã hội hóa nghề rừng. Theo báo cáo của Quỹ BV&PTR tỉnh, toàn tỉnh có 258.956 ha rừng có cung ứng DVMTR, trong đó 121.150 ha rừng đã giao khoán cho hơn 5.465 hộ gia đình bảo vệ, diện tích còn lại do các chủ rừng tự quản lý bảo vệ. Đến nay, tiền DVMTR lũy kế đạt hơn 195 tỷ đồng, đã giải ngân chi trả cho các chủ rừng hơn 158 tỷ đồng, mức thu nhập bình quân của mỗi hộ tham gia bảo vệ rừng từ 600.000 - 3,5 triệu đồng/năm. Quỹ BV&PTR tỉnh đã thực hiện 13 đợt kiểm tra giám sát và đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý, sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng, hộ gia đình. Công tác trồng rừng thay thế đến nay thu hơn 9,9 tỷ đồng, trong đó 8,9 tỷ đồng đã được phân bổ phục vụ kế hoạch trồng rừng thay thế cho chu kỳ 7 năm, số tiền còn lại Quỹ BV&PTR tỉnh đang tham mưu các cơ quan chức năng phân bổ kế hoạch trồng rừng thay thế năm 2016 cho các đơn vị (Bùi Thế Diệu, 2016).

2.2.2.4 Thực tiễn chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Đắk Nông

Toàn tỉnh Đắk Nông có hơn 253.000ha rừng, trong đó tổng diện tích rừng tham gia cung ứng DVMTR trong các lưu vực sông được nghiệm thu là gần 154.000ha. Theo điều chỉnh của UBND tỉnh Đắk Nông, mức chi trả DVMTR năm

2015 cho 1ha rừng quy đổi trong 1 năm tại lưu vực sông Đồng Nai là trên 600.000 đồng và tại sông Srêpôk là khoảng 170.000 đồng. Riêng năm 2015, toàn tỉnh Đắk Nông đã chi trả trên 56 tỷ đồng cho các đối tượng chủ rừng trong lưu vực (Lê Phước, 2016).

Thấy mức chi trả DVMTR thuộc lưu vực sông Srêpôk trong năm 2015 còn khá thấp, chưa cải thiện được sinh kế người giữ rừng nên Quỹ Bảo vệ phát triển rừng đã đề xuất phương án hỗ trợ kinh phí QLBVR trích từ quỹ dự phòng tiền DVMTR của đơn vị. Phương án này được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 4/2016. Theo đó, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao khoán bảo vệ hơn 10.200ha rừng tại lưu vực sông Srêpôk sẽ được hỗ trợ trên 1,7 tỷ đồng (bình quân 168.000 đồng/ha). Như vậy, số tiền các hộ nhận khoán bảo vệ rừng tại lưu vực sông Đồng Nai được nhận khoảng 540.000 đồng/ha/năm và tại lưu vực sông Srêpôk là 400.000 đồng/ha/năm (Lê Phước, 2016).

Theo ông Lê Văn Quang - Giám đốc Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng Đắk Nông, sau 5 năm triển khai (năm 2011), chính sách chi trả DVMTR tại tỉnh đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Đời sống được cải thiện, nhận thức về rừng của họ cũng dần thay đổi, ngày càng tích cực hơn trong công tác QLBVR. Tại những khu vực có người dân được hưởng lợi từ chính sách này như BQL RPH Nam Cát Tiên, Khu BTTN Tà Đùng... tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép giảm hẳn. Riêng Khu BTTN Tà Đùng, đơn vị này còn tích cực trồng thêm hơn 90ha rừng theo chương trình trồng rừng thay thế của tỉnh (Lê Phước, 2016).

Cũng theo ông Quang, tỉnh Đắk Nông luôn đặc biệt quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho những người tham gia giữ rừng. “Sinh kế của người tham gia giữ rừng phải được đảm bảo, đời sống của họ được cải thiện thì chính sách chi trả DVMTR mới trở thành “chìa khóa” để bảo vệ, phát triển rừng bền vững. Trong tất cả những lần chủ rừng nhận tiền DVMTR và tiến hành chi trả cho các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng, chúng tôi đều cử cán bộ đến giám sát nhằm đảm bảo việc chi trả công khai, minh bạch” - ông Quang cho hay (Lê Phước, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)