Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bên phải chi trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 109 - 110)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu ảnh hưởng đến quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng

4.2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bên phải chi trả

Trong điều kiện kinh tế thế giới hiện nay cũng như những khó khăn của nền kinh tế Việt Nam về nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất của các doanh nghiệp. Nên kết quả sản xuất của các nhà máy thủy điện, sản xuất nước sạch và các Công ty kinh doanh du lịch... là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến cơ chế tài chính dịch vụ môi trường rừng.

Ngoài ra, Các mối đe dọa tiềm tàng về mất rừng và suy thoái rừng do mở rộng diện tích canh tác lấn chiếm đất rừng, phát nương làm rẫy, khai thác gỗ trái phép. Các mối đe dọa tiềm tàng sau đây được sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp như sau:

+ Nguy cơ lớn nhất là việc chuyển đất rừng sang sử dụng với mục đích khác sản xuất trồng cây nguyên liệu, khu dân cư, đường giao thông…

Diện tích đất lâm nghiệp trong các lưu vực thủy điện hàng năm có nhiều biến động như chuyển đổi mục đích sử dụng, trồng mới, phá rừng, cháy rừng, khoanh nuôi bảo vệ, thừa kế, chuyển nhượng, thế chấp… và đặc biệt là biến động do việc di dân tái định cư về chỗ cũ của lòng hồ thủy điện bản Vẽ.

Tập quán canh tác của đại bộ phận đồng bào dân tộc bản địa còn lạc hậu, chủ yếu dựa vào thiên nhiên là chính nên năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, đời sống khó khăn, thiếu đất sản xuất, thiếu vốn, trình độ dân trí thấp, gia đình đông con, kinh tế thuần nông chậm phát triển nên việc khai thác tài nguyên rừng, phát nương làm rẫy vẫn xảy ra.

Hộp 4.8. Ý kiến cán bộ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An về hiệu quả chi trả dịch vụ môi trường rừng

Đầu tư đất rừng hiện nay ở hai huyện Tương Dương và Kỳ Sơn có nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề về hiệu quả đầu tư. Nhiều chủ rừng chưa có kế hoạch phát triển rừng dài hạn mà thường chỉ hướng đến mục đích trung hạn từ 5 đến 10 năm, điều này ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của rừng trong dài hạn. Các chủ rừng chưa được cấp nhiều quyền hạn để sử dụng đất rừng theo mong muốn, đồng thời việc huy động vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Nhà nước cần tạo thêm các điều kiện cho các nhà đầu tư, cụ thể như vay vốn với lãi suất ưu đãi, tăng thời hạn và hạn mức cho vay phù hợp với chu kỳ sản xuất, đặc biệt đối với các dự án có kế hoạch phát triển rừng từ trên 15 năm. Muốn làm được như vậy cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các bên liên quan nhằm giám sát, kiểm tra để các dự án thực hiện đúng kế hoạch đề ra và có hiệu quả tài chính cao. Căn cứ vào các dự án như vậy, việc chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng nên có sự phân biệt và hỗ trợ hợp lý cho những dự án rừng có hiệu quả và có thời hạn lâu năm, điều này khuyến khích các chủ rừng để từ đó làm cơ sở phát triển rừng bền vững trong tương lai.

Nguồn: Phỏng vấn sâu Ông Nguyễn Khắc Lâm - Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An (Ngày 10/3/2019)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)