Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 61 - 66)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1 Nhóm hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu thực trạng quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng

Chi hoạt động của Quỹ: Chi quản lý hành chính văn phòng theo cơ chế ủy thác, chi cho các hoạt động tiếp nhận tiền, thanh quyết toán, kiểm tra, giám sát, kiểm toán; hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến nghiệm thu, đánh giá rừng; hỗ trợ cho các hoạt động kỹ thuật theo dõi chất lượng dịch vụ môi trường rừng; hỗ trợ cho các hoạt động liên quan đến việc chi trả dịch vụ môi trường rừng các cấp huyện, xã, thôn;

Xác định số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh từ một bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng:

Số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng

cấp tỉnh (đồng)

= Số tiền chi trả cho 01 ha rừng (đồng/ha) x

Diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng của tỉnh

Xác định tổng số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh từ nhiều bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng:

Tổng số tiền điều phối cho Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (đồng) = Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ 1 (đồng) + Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ 2 (đồng) + … + Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ n (đồng)

Xác định số tiền chi trả cho 01 ha rừng từ một bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng: Số tiền chi trả cho 01 ha rừng (đồng/ha) = Số tiền dịch vụ môi trường rừng do Quỹ Bảo

vệ và phát triển rừng cấp tỉnh thực thu trong

năm (đồng)

-

Kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh (đồng) - Kinh phí dự phòng (đồng)

Tổng diện tích rừng đã quy đổi theo hệ số K (ha)

Hệ Số K là hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo trữ lượng rừng, mục đích sử dụng, nguồn gốc hình thành rừng và mức độ khó khăn của lô rừng.

Xác định số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ một bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng:

Số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng

(đồng)

=

Số tiền chi trả cho 01 ha rừng

(đồng/ha)

x

Tổng diện tích rừng đã quy đổi theo hệ số K

(ha)

Xác định tổng số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng từ nhiều bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng:

Tổng số tiền chi trả cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng (đồng) = Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ 1 (đồng) + Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ 2 (đồng) + … + Số tiền chi trả từ bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng thứ n (đồng)

Trường hợp không xác định hoặc chưa xác định được bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định điều tiết số tiền dịch vụ môi trường rừng cho bên cung ứng có mức chi trả dịch vụ môi trường rừng bình quân 01 ha từ thấp nhất trở lên.

3.2.5.2 Nhóm hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu kết quả quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng

Số tiền được chi trả của một loại dịch vụ cho chủ rừng được xác định bằng diện tích rừng có cung cấp dịch vụ của chủ rừng nhân với số tiền chi trả bình quân cho 1ha rừng và nhân với hệ số chi trả tương ứng với chủ rừng đó (sau đây gọi chung là hệ số K). Một khu rừng cung cấp được nhiều dịch vụ môi trường rừng thì được hưởng các khoản chi trả của các dịch vụ đó.

Công thức tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng * Tổng số tiền thanh toán cho các đơn vị chủ rừng

* Mức Chi bình quân/ha

Mức chi bình quân/ha = Tổng mức chi – Tổng mức chi x 10% (Chủ rừng) Diện tích đất lâm nghiệp có rừng trong lưu vực

Hay:

Mức chi trả tiền DVMTR

bình quân cho 1ha rừng = Tổng số tiền thanh toán cho các đơn vị chủ rừng

a1k1+a2k2+a3k3...+ankn i=1 n Trong đó: a1, a2, a3… an là diện tích rừng của chủ rừng thứ 1, 2, 3… n. k1, k2, k3…kn là hệ số k tổng hợp của từng chủ rừng thứ 1, 2, 3… n.

Xác định số tiền chi trả cho chủ rừng

Số tiền chi trả cho chủ

rừng

=

Mức chi trả bình quân cho 1ha rừng

(đ/ha) x Diện tích có rừng chủ rừng quản lý, sử dụng x Hệ số K của chủ rừng

Đơn giá chi trả khoán bảo vệ rừng

Tổng số tiền thanh toán cho các đơn vị chủ rừng =

Tổng số tiền thu được -

Kinh phí quản lý của Quỹ BV& PTR + Kinh phí dự

Đơn giá chi trả DVMTR cho bình quân 1ha khoán

bảo vệ

= Số tiền dịch vụ môi trường rừng chủ rừng thanh toán cho những hộ nhận khoán a1k1+a2k2+a3k3...+ankn i=1 n Trong đó: a1, a2, a3… an là diện tích rừng của hộ rừng thứ 1, 2, 3… n. k1, k2, k3…kn là hệ số k tổng hợp của từng hộ rừng thứ 1, 2, 3… n.

Chi trả hộ nhận khoán bảo vệ rừng

Số tiền chi trả cho hộ nhận

khoán =

Mức chi trả bình quân cho 1ha rừng

(đ/ha) x Diện tích rừng nhận khoán của hộ dân x Hệ số K của hộ nhận khoán

Số tiền mà hộ nhận khoán được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được xác định bằng số tiền chi trả bình quân cho 1ha rừng nhân với diện tích rừng được chi trả (ha) và hệ số K;

Số tiền chi trả bình quân cho 1 ha rừng (đ/ha) được xác định bằng tổng số tiền còn lại chia cho tổng các diện tích rừng từng loại được chi trả tại thời điểm được cơ quan có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận nhân với hệ số K tương ứng với diện tích rừng từng loại được chi trả.

3.2.5.3 Nhóm hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng

Hệ số K được xác định căn cứ vào các yếu tố sau:

K = (KLR + KCLR + KNGR + KTĐ)/4

Trong đó:

KLR: Trạng thái rừng là khả năng tạo ra dịch vụ môi trường rừng.

Chất lượng các dịch vụ điều tiết nước, cung ứng nguồn nước, bảo vệ đất, hạn chế xói mòn, chống bồi lắng lòng hồ tuỳ thuộc vào loại rừng tại từng khu vực áp dụng thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Cấp độ tăng dần của hệ số phụ KLR cụ thể là: KLR= 0,9 với rừng sản xuất, KLR = 1 với rừng phòng hộ và rừng đặc dụng.

KCLR: Loại rừng

Chất lượng của dịch vụ điều tiết nước, cung cấp nước, chống bồi lắng lòng hồ còn tuỳ thuộc vào chất lượng rừng. Rừng giàu, rừng trung bình điều tiết sinh thuỷ, cung cấp nước có hiệu qủa hơn rừng nghèo. Do đó KCLR áp dụng có cấp độ

tăng dần cụ thể là: KCLR = 0,9 với rừng nghèo và rừng phục hồi, KCLR = 0,95 với rừng trung bình và KCLR = 1với rừng giàu;

KNGR: Nguồn gốc hình thành rừng

Nguồn gốc hình thành rừng cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều tiết và cung cấp nước. Rừng tự nhiên với sự đa dạng về hệ sinh thái vượt trội hơn hẳn so với rừng trồng, nhất là sự đa dạng và chất lượng của thảm rừng tự nhiên có vai trò điều tiết nguồn nước, cung cấp nước và chống bồi lắng hiệu qủa hơn rừng trồng. Vì vậy, cần có một hệ số phụ để tính toán và điều chỉnh giá trị chi trả cho phù hợp với chất lượng tạo lập môi trường rừng. Vận dụng hệ số phụ KNGR là hệ số phụ tuỳ thuộc vào nguồn gốc hình thành rừng, hệ số phụ KNGR cụ thể là: KNGR

= 0,9 với rừng trồng, KNGR = 1 với rừng tự nhiên;

KTĐ: Mức độ khó khăn, thuận lợi đối với việc bảo vệ rừng.

Yếu tố dân sinh kinh tế, các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn và quốc gia như đường giao thông, khu dân cư cũng có những tác động lớn ảnh hưởng đến việc quản lý bảo vệ tài nguyên rừng để có chất lượng dịch vụ môi trường rừng đảm bảo nhu cầu của các đối tượng phải chi trả dịch vụ. Vì vậy cũng cần xét đến một hệ số phụ về các mức tác động khách quan khác nhau đến tài nguyên rừng để điều chỉnh giá trị thanh toán chi trả cho người tạo lập cho phù hợp và công bằng đảm bảo việc chi trả môi trường rừng là hỗ trợ công bảo vệ rừng là chính, nên có thể xét đến mức độ khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng. Áp dụng tương ứng với KTĐ như sau:

Mức tác động I: là mức tác động nguy cấp lên rừng đối với các tiểu khu gần đường giao thông, gần các sông suối lớn, gần khu dân cư, vùng lõi của Vườn Quốc gia. Với Mức tác động I, KTĐ = 1;

Mức tác động II: Mức tác động ít nguy cấp lên rừng đối với khu vực vùng sâu, vùng xa dân cư, xa đường giao thông. Với Mức tác động II, KTĐ = 0,9.

Xác định khu vực giao khoán quản lý bảo vệ rừng có các mức tác động I và II nêu trên khoanh theo ranh giới đơn vị tiểu khu.

Số tiền chi trả bình quân cho 1 ha rừng được xác định bằng số tiền thu được của bên chi trả cho một loại dịch vụ môi trường rừng cụ thể, sau khi trừ khoản tiền quản lý, kinh phí dự phòng chia cho tổng các diện tích rừng từng loại của các chủ rừng cùng tham gia cung cấp dịch vụ đó, nhân với hệ số K tương ứng với từng loại của chủ rừng được chi trả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)