Phần 3 Phương pháp nghiên cứu
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
3.2.4.1 Phương pháp Thống kê mô tả
Dựa vào số liệu thống kê để mô tả thực trạng phát triển kinh tế xã hội, phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống
kê (số bình quân, số tương đối, số tuyệt đối, tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân,...) để phân tích biến động và xu hướng biến động tình hình phát triển kinh tế xã hội cũng như tác động của hoạt động phát triển kinh tế xã hội đến thu nhập và đời sống của người dân cùng với những thuận lợi, khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ trong những năm qua.
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả dựa trên việc phân tích thực trạng tài chính cho dịch vụ môi trường rừng.
3.2.4.2 Phương pháp Thống kê so sánh
Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau. Đây chính là phương pháp quan trọng và được sử dụng nhiều trong phân tích của đề tài nghiên cứu này. Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng kia trong cùng một thời điểm hoặc cùng một hiện tượng ở các thời điểm khác nhau.
Thống kê so sánh được áp dụng nhằm phân tích quy mô hoạt động khai thác thủy điện, bảo tồn và trồng rừng, các khoản thu và chi cho dịch vụ môi trường rừng.
3.2.4.3 Phương pháp phỏng vấn người nắm giữ thông tin (Key Infomant Person- KIP)
Phương pháp phỏng vấn người nắm giữ thông tin (KIP) là một phương pháp định tính, được tiến hành phỏng vấn sâu những người nắm giữ thông tin/ các chuyên gia trong/ liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu. Phương pháp chuyên gia được sử dụng để thu thập thông tin cho đánh giá nhu cầu và sử dụng các kết quả nghiên cứu để lập kế hoạch phòng ngừa hiệu quả. Phương pháp này cũng giúp cho việc hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu.
3.2.4.4 Phương pháp phân tích thể chế
Theo William N. Dunn (2009), phương pháp phân tích thể chế/ chính sách là một quy trình điều tra dẫn đến việc khám phá những giải pháp cho các vấn đề trong thực tiễn. Thuật ngữ điều tra (inquiry) đề cập đến một quy trình thăm dò, tìm hiểu, hoặc tìm kiếm các giải pháp; nó không nhắm tới những giải pháp đã được “chứng minh” thông qua những phân tích bàng quan về phương diện giá trị
(value-free), không thể sai lầm, và khách quan, có tính độc lập với những giá trị, mối quan tâm, và niềm tin của các nhà phân tích và những người khen thưởng họ. Mặc dù phân tích chính sách sử dụng các phương pháp khoa học, nhưng nó cũng cũng là một nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo và khả năng thuyết phục.
Nói cách khác, phân tích chính sách dựa trên một sự kết hợp giữa hiểu biết và minh triết thông thường với những hình thức điều tra chuyên biệt được thực hiện trong các khoa học xã hội và những nghề nghiệp xã hội, bao gồm quản trị công (public administration) và hoạch định công (public planning). Bởi vì phân tích chính sách liên quan đến sự vận dụng hiểu biết của con người để giải quyết những vấn đề thực tiễn nên nó có tính định hướng theo vấn đề (problem oriented). Chính định hướng theo vấn đề này, hơn bất kỳ đặc điểm nào khác, phân biệt phân tích chính sách với những ngành học lấy tri thức làm mục tiêu tự thân.
Phương pháp phân tích thể chế là căn cứ quan trọng để rà soát các chủ chương chính sách, đường lối, các chương trình liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng nói chung và trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói riêng, đánh giá những tác động tích cực hoặc tiêu cực lên vùng nghiên cứu, đồng thời chỉ ra những hạn chế mà các chính sách này đã và chưa giải quyết được. Phân tích thể chế sẽ giúp cho nghiên cứu có một khung phân tích toàn diện, căn cứ cho việc hoạch định định hướng và hoàn thiện các giải pháp phát triển trong tương lai