Quản lý thu tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 66 - 80)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An

4.1.1. Quản lý thu tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại Nghệ An

4.1.1.1 Tình hình quản lý các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng

Tại Nghị định 99/2010/NĐ-CP, Chính phủ đã quy định mức chi trả và số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các đối tượng: Các cơ sở sản xuất thuỷ điện, các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch và các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có hưởng lợi từ dịch vụ môi trường rừng.

Đến thời điểm tháng 5/2018, tỉnh Nghệ An mới triển khai thực hiện đối với 2 loại dịch vụ thuộc 2 đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng: Một là, các cơ sở sản xuất thuỷ điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thuỷ điện; Hai là, các cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch phải chi trả tiền dịch vụ về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất nước sạch.

Quản lý các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng (hay còn gọi là bên sử dụng DVMTR) được Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An thực hiện theo quyết định số 119/QĐ-TCLN-KHTC ngày 21/3/2012 của Tổng cục Lâm nghiệp, cụ thể như sau:

i) Thống kê, rà soát, phân loại và thu thập thông tin chi tiết các cơ sở sử dụng DVMTR. Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An làm việc với Cục Thuế, Sở Công Thương, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các cơ quan đơn vị có liên quan và thông qua các nguồn thông tin khác để nắm danh sách, thông tin cơ bản về các cơ sở sử dụng dịch vụ môi trường rừng; Lập danh sách, phân loại các cơ sở sử dụng DVMTR nằm gọn trong tỉnh và danh sách các cơ sở sử dụng DVMTR trong lưu vực liên tỉnh;

Riêng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện, Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An phân loại chi tiết theo từng nhóm đối tượng sau: (1) Các cơ sở thuộc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN); và (2) Các cơ sở không thuộc EVN; Tìm hiểu, thu thập các thông tin cơ bản về từng cơ sở sử dụng DVMTR, trong đó gồm: (1) Tên, địa chỉ, số điện thoại, số fax của đơn vị; (2) Tên, số điện thoại, email của Giám đốc và Kế toán trưởng đơn vị; (3) Công suất, sản lượng năm liền kề trước đó và sản lượng dự kiến

năm kế hoạch (đối với cơ sở sản xuất điện và cung cấp nước); (4) Doanh thu năm liền kề trước đó và doanh thu dự kiến năm kế hoạch (đối với cơ sở du lịch sinh thái); Lập danh sách các cơ sở sử dụng DVMTR phải chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

ii) Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An phổ biến, hướng dẫn cho các cơ sở sử dụng DVMTR về việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.

Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An hướng dẫn các thủ tục, biểu mẫu đăng ký kê khai, lập kế hoạch và hợp đồng ủy thác chi trả dịch vụ môi trường rừng cho các đơn vị sử dụng DVMTR, cụ thể: (1) Tờ đăng ký kế hoạch nộp tiền chi trả DVMTR; (2) Hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR; (3) Bản kê khai nộp tiền chi trả DVMTR; (4) Tờ khai tự quyết toán tiền chi trả DVMTR.

iii) Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An theo dõi, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện nộp tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của các đơn vị sử dụng DVMTR theo hợp đồng đã ký kết.

Căn cứ hồ sơ, tài liệu đăng ký, kê khai và ký kết với bên sử dụng DVMTR (Tờ đăng ký kế hoạch nộp tiền chi trả DVMTR, Hợp đồng ủy thác chi trả DVMTR và Bản kê khai nộp tiền chi trả DVMTR), Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An tổ chức mở sổ sách theo dõi, cập nhật đầy đủ, kịp thời tình hình thực hiện kê khai, thanh toán chuyển trả và công nợ của các đơn vị sử dụng DVMTR;

Cuối năm, Quỹ BV&PTR yêu cầu đơn vị sử dụng DVMTR lập và gửi Tờ khai tự quyết toán tiền chi trả DVMTR; trên cơ sở đó, lập bản đối chiếu công nợ ký kết xác nhận giữa hai bên.

Kết quả thu từ các đối tượng phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng

Ngày 02/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 147/2017/NĐ-CP (Nghị định 147) sửa đổi, bổ sung một số đều của Nghị định 99, đây là căn cứ quan trọng để góp phần tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách trước đó. Đồng thời, việc tăng mức chi trả đối với các cơ sở thuỷ điện (từ 20 đồng/kwh lên 36 đồng/kwh) và cơ sở sản xuất nước sạch (từ 40 đồng/m3 lên 52 đồng/m3), góp phần gia tăng nguồn thu tiền DVMTR.

a. Đối với các cơ sở sản xuất thuỷ điện

Theo số liệu của Sở Công Thương tỉnh Nghệ An tại Công văn số 254/SCT-QLĐN ngày 27/3/2013, toàn tỉnh Nghệ An có 41 dự án trong quy hoạch phát triển thuỷ điện. Trong 41 dự án quy hoạch có 32 dự án thuỷ điện sẽ

phải trả tiền dịch vụ môi trường rừng, tuy nhiên tính đến thời điểm tháng 12/2018 mới chỉ có 14 cơ sở thuỷ điện đang sản xuất. Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An đã đến làm việc, xác minh sản lượng điện thương phẩm, xác định số tiền phải nộp, đàm phán phương thức chi trả và ký hợp đồng chi trả với 14 nhà máy thuỷ điện, gồm: Nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, nhà máy thuỷ điện Bản Cánh, nhà máy thuỷ điện Khe Bố, nhà máy thuỷ điện Bản Cốc, Sao Va, Nậm Mô, Nậm Nơn, Hủa Na, Nậm Cắn, Nậm Pông, Bản Ang, Châu Thắng, Cửa Đạt, Dốc Cáy (Bảng 4.1).

Tổng thu tiền dịch vụ môi trường rừng từ các cơ sở sản xuất thuỷ điện luỹ kế từ khi hoạt động đến ngày 31/12/2018 tương đối lớn là 290.890.366.423 đồng

(Quỹ BVR 18/3/2019).

Tuy nhiên, quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế, từ 2015 - 2018 chỉ tập trung thu từ các nhà máy thủy điện lớn làå nhà máy thuỷ điện Bản Vẽ, nhà máy Hua Na và nhà máy Khe Bố. Điều này được hiểu là do công suất của 3 nhà máy này rất lớn so với các thủy điện còn lại, do đó tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng của nhà máy này là rất lớn, bởi số tiền chi trả bằng tổng số kwh x 36 đồng/kwh.

Năm 2018, khi có 14 nhà máy thủy điện tham gia ủy thác chi trả DVMTR thì mức độ đóng góp của Thủy điện Bản Vẽ là 37% và nhà máy Hua Na là 19,52%, Khe Bố cũng là thủy điện có đóng góp lớn chiếm 11,92% tổng số. Lưu vực của 3 thủy điện này cũng là 2 lưu vực lớn của tỉnh Nghệ An, nhà máy điện Bản Vẽ và Khe Bố đều thuộc địa bàn huyện Tương Dương và nhà máy Hua Na thuộc huyện Quế Phong (Hình 4.1).

Từ năm 2015-2018 cho thấy tổng mức thu tiền sử dụng để chi trả dịch vụ môi trường rừng của các nhà máy thủy điện có mức biến động tương đối, cụ thể mức thu thấp nhất năm 2015 bởi lẽ đây là năm đầu tiên Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng bắt đầu truy thu tiền đối với nhà máy thủy điện Bản Vẽ. Sau 2 năm thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, đến năm 2016 mức thu tăng lên cao nhất là do Quỹ đã tiến hành thu tiền từ các nhà máy thủy điện khác trên địa bàn toàn tỉnh. Từ năm 2017 – 2018 tăng mức chi trả đối với các cơ sở thuỷ điện (từ 20 đồng/kwh lên 36 đồng/kwh) góp phần gia tăng nguồn thu tiền DVMTR, nhưng mức thu của các nhà máy thủy điện có xu hướng không tăng nhiều là do việc có một số nhà máy thủy điện chậm nộp tiền cho Quỹ và chưa xác định được lưu vực phải chi trả với số tiền tương xứng.

55

Bảng 4.1. Kế hoạch thu và thực hiện thu tiền DVMTR từ năm 2015 - 2018 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cơ sở sản xuất thủy điện

Đơn vị tính: Nghìn đồng

STT Đơn vị phải chi trả Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

KH TH KH TH KH TH KH TH Các công trình thủy điện 53.164.371, 9 44.989.224, 8 50.976.075,3 65.630.862,5 49.696.488,4 45.402.926,8 48.054.190 51.302.968,8 1 Nhà máy thủy điện Bản Vẽ 21.684.000 22.486.096 17.640.000 18.418.523 17.000.000 18.136.176,3 16.204.000 17.647.198,6 2 Nhà máy thủy điện Bản Cánh 100.000 89.179 110.000 271.460,4 110.000 112.306,8 110.000 134.163,9 3 Nhà máy thủy điện Khe Bố 8.154.321,9 8.622.114 8.143.313,4 7.114.244,8 8.000.000 7.089.646,1 7.840.000 8.054.565,7 4 Nhà máy thủy điện

Bản Cốc 1.030.800 1.389.570.5 1.100.000 1.756.840,5 1.200.000 1.161.929,5 1.300.000 1.486.135 9 Nhà máy thủy điện Sao Va - 40.000 200.000 269.595,9 200.000 195.434,8 180.000 225.140 5 Nhà máy thủy điện Nậm Mô 1.300.000 1.078.869,3 1.301.200 943/.249,9 1.301.200 1.113.940,8 1.301.200 1.179.872,8 download by : skknchat@gmail.com

56 6 Nhà máy thủy điện Nậm Nơn - - 1.794.800 1.098.905,5 1.794.800 1.138.954,9 1.794.800 1.200.796 7 Nhà máy thủy điện Hủa Na 14.360.000 3.000.000 13.114.000 24.931.737,3 12.957.080 10.423.501,7 12.902.000 12.770.882,9 8 Nhà máy thủy điện Nậm Cắn 2 - - 1.000.000 292.073,6 1.000.000 930.231,9 1.200.000 1.111.489,7 10 Nhà máy thủy điện Nậm Pông 1.972.582 1.383.395,9 1.972.582 1.074.231,6 1.516.028,4 10.008.04,1 1.048.000 2.341.301,7 11 Nhà máy thủy điện Bản Ang - - - - - - - 901.017,6 12 Nhà máy thủy điện Châu Thắng - - - - - - - 550.404,8

13 Thủy điện Cửa

Đạt 4.562.668 6.900.000 4.600.180 9.460.000 4.617.380 4.100.000 4.174.190 3.700.000

14 Thuỷ điện Dốc

Cáy - - - - - - - 693.404

Nguồn: Quỹ BV&PTR của Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An (2015, 2016, 2017, 2018)

57

Bảng 4.1. (tiếp) Thay đổi tổng thực hiện thu tiền DVMTR từ năm 2015 - 2018 của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cơ sở sản xuất thủy điện

STT Đơn vị phải chi trả Năm 2015 Năm 2016 % Thay đổi

2016/2015

Năm 2017 % Thay đổi

2017/2016

Năm 2018 % Thay đổi

2018/2017

Thực hiện Thực hiện Thực hiện Thực hiện

Các công trình thủy điện 44.989.224,8 65.630.862,5 45,88 45.402.926,8 -30,82 51.302.968,8 12,99

1 Nhà máy thủy điện Bản Vẽ 22.486.096 18.418.523 -18,09 18.136.176,3 -1,53 17.647.198,6 -2,70

2 Nhà máy thủy điện Bản Cánh 89.179 271.460,4 204,40 112.306,8 -58,63 134.163,9 19,46

3 Nhà máy thủy điện Khe Bố 8.622.114 7.114.244,8 -17,49 7.089.646,1 -0,35 8.054.565,7 13,61

4 Nhà máy thủy điện Bản Cốc 1.389.570.5 1.756.840,5 -87,36 1.161.929,5 -33,86 1.486.135 27,90

9 Nhà máy thủy điện Sao Va 40.000 269.595,9 573,99 195.434,8 -27,51 225.140 15,20

5 Nhà máy thủy điện Nậm Mô 1.078.869,3 943/.249,9 -12,57 1.113.940,8 18,10 1.179.872,8 5,92

6 Nhà máy thủy điện Nậm Nơn - 1.098.905,5 - 1.138.954,9 3,64 1.200.796 5,43

7 Nhà máy thủy điện Hủa Na 3.000.000 24.931.737,3 731,06 10.423.501,7 -58,19 12.770.882,9 22,52 8 Nhà máy thủy điện

Nậm Cắn 2 - 292.073,6 - 930.231,9 218,49 1.111.489,7 19,49

10 Nhà máy thủy điện Nậm Pông 1.383.395,9 1.074.231,6 -22,35 10.008.04,1 -6,84 2.341.301,7 133,94

11 Nhà máy thủy điện Bản Ang - - - - - 901.017,6 -

12 Nhà máy thủy điện Châu

Thắng - - - - - 550.404,8 -

13 Thủy điện Cửa Đạt 6.900.000 9.460.000 37,10 4.100.000 -56,66 3.700.000 -9,76

14 Thuỷ điện Dốc Cáy - - - 693.404 12,99

Nguồn: Quỹ BV&PTR của Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An (2015, 2016, 2017, 2018)

Kết quả chi trả qua các năm từ 2016 đên 2018 cho thấy năm 2016 tăng mạnh 45,88% nhưng đồng thời giảm mạnh 30,82% vào năm 2017. Năm 2018 đã tăng khá trở lại với mức tăng 12,99%, điều này cho thấy rằng mặc dù có những thay đổi trong thu tiền DVMTR nhưng nhìn chung là có xu hướng tăng lên trong tương lai. Một số nhà máy thủy điện chưa có kế hoạch và thực hiện iệc chi trả DVMTR nân cần có sự phối hợp tốt hơn giữa các bên liên quan để nâng cao hiệu quả Quỹ bảo vệ và phát triển rừng.

Hình 4.1. Biểu đồ kế hoạch thu và thực hiện thu Quỹ bảo vệ và phát triển rừng các nhà máy thủy điện từ 2015 – 2018

Nguồn: Quỹ BV&PTR của Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An (2015, 2016, 2017, 2018)

Hình 4.2. Mức độ đóng góp của các nhà máy thuỷ diện vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng từ 2015 – 2018

b. Đối với các cơ sở sản xuất nước sạch

Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch hiện nay là 52 đồng/m3 nước thương phẩm. Sản lượng nước để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng nước của các cơ sở sản xuất và cung cấp nước sạch bán cho người tiêu dùng. Số tiền phải chi trả dịch vu trong kỳ hạn thanh toán được xác định bằng sản lượng nước thương phẩm trong kỳ hạn thanh toán (m3) nhân với mức chi trả dịch vụ môi trường rừng tính trên 1m3 nước thương phẩm (52 đồng/m3).

Tại Quyết định số 3253/QĐ-UBND ngày 27/8/2012 của UBND tỉnh Nghệ An về việc “Phê duyệt danh sách các đơn vị phải nộp tiền chi trả DVMTR (đợt 1) trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, trong đó có 17 nhà máy sản xuất nước sạch. Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An đã đến làm việc, xác minh sản lượng nước thương phẩm, xác định số tiền phải nộp, đàm phán phương thức chi trả và ký hợp đồng chi trả với 6 nhà máy sản xuất và cung cấp nước sạch, gồm: nhà máy nước Thái Hoà, nhà máy nước Cửa Lò, xí nghiệp cấp nước các đô thị Miền Tây, nhà máy nước Quỳnh Lưu, nhà máy nước Diễn Châu và nhà máy nước Nghệ An.

Trong những năm qua công tác tiền vào Quỹ BV&PTR thu từ nguồn Nhà máy nước sạch đang được đẩy mạnh. Từ năm 2015 - 2018 tổng mức thu được là 3.122.031,5 nghìn đồng (bảng 4.2). Trong đó, gồm có 5 cơ sở đã thực hiện ký kết hợp đồng, tuy nhiên mới chỉ có 4 cơ sơ đã thực hiện chính sách chi trả, còn 1 cơ sở là xí nghiệp cấp nước các đô thị Miền Tây đã thực hiện kê khai nhưng chưa chi trả.

Các cở sở thực hiện chính sách DVMTR, thực hiện chi trả cho Quỹ từ năm 2015 có công ty TNHH MTV Cấp Nước Nghệ An (Nhà máy Nước Nghệ An) chiếm 87,06%; công ty TNHH MTV cấp nước Thái Hoà (Nhà máy Nước Thái Hoà) chiếm 3,25%; Công ty TNHH MTV cấp Nước Diễn Châu (Nhà máy nước Diễn Châu) chiếm 2,62%; Công ty TNHH MTV Cấp Nước Quỳnh Lưu (Nhà máy Nước Quỳnh Lưu) chiếm 1,99%; Công ty TNHH MTV Cấp Nước Cửa Lò (Nhà máy Nước Cửa Lò) chiếm 5,08%.

60

60

Bảng 4.2. Kế hoạch thu và thực hiện thu tiền DVMTR của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cơ sở nước sạch từ 2015 – 2018

Đơn vi tính: Nghìn đồng

STT Đơn vị phải chi trả

NĂM 2015 NĂM 2016 NĂM 2017 Năm 2018

KH TH KH TH KH TH KH TH

Nhà máy nước 73.000 78.886,9 551.390,8 1.051.178,2 947.319,4 950.154,5 88.506,7 1.041.811,9

1 Nhà máy nước Nghệ An - - 460.000 942.029,1 846.120 866.189,9 - 909.931,5

2 Nhà máy nước Thái Hoà 16.000 20.588,4 22.000 29.920,9 27.800 21.836,1 20.800 29.045,3

3 Nhà máy nước Diễn Châu 9.960 - 19.200 25.600 19.200 18.536,6 27.200 37.712,9

4 Nhà máy nước Quỳnh Lưu 12.000 9.187,8 12.400 13.812,6 14.000 16.287,1 16.800 22.784,9

5 Nhà máy nước Cửa Lò 35.040 49.110,6 37.790,8 39.815,6 40.199,4 27.304,7 23.706,7 42.337,3

61

61

STT Đơn vị phải chi trả

NĂM 2015 NĂM 2016 % Thay đổi

2016/2015

NĂM 2017 % Thay

đổi 2017/2016

Năm 2018 % Thay đổi

2018/2017

Thực hiện Thực hiện Thực hiện Thực hiện

Nhà máy nước 78.886,9 1.051.178,2 1232,51 950.154,5 -9,61 1.041.811,9 9,65

1 Nhà máy nước Nghệ An - 942.029,1 866.189,9 -8,05 909.931,5 5,05

2 Nhà máy nước Thái Hoà 20.588,4 29.920,9 45,33 21.836,1 -27,02 29.045,3 33,02

3 Nhà máy nước Diễn Châu - 25.600 18.536,6 -27,59 37.712,9 103,45

4 Nhà máy nước Quỳnh Lưu 9.187,8 13.812,6 50,34 16.287,1 17,91 22.784,9 39,90

5 Nhà máy nước Cửa Lò 49.110,6 39.815,6 -18,93 27.304,7 -31,42 42.337,3 55,05

Nguồn: Quỹ BV&PTR của Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An (2015, 2016, 2017, 2018)

Qua thực tế chi trả từ các nhà máy nước cho thấy có những thay đổi đáng chú ý như việc thực hiện chi trả năm 2016 tăng hơn 12 lần so với năm 2015, điều này cho thấy sự thay đổi rõ rệt trong hoạt động chi trả của các nhà máy nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Mặc dù năm 2017 việc thực hiện chi trả giảm 9,61% nhưng mức giảm không lớn, đến năm 2018 mức chi trả lại tăng trở lại gần với năm thực hiện 2016. Như vậy, việc chi trả của các đơn vị đã dần đi vào ổn định và đó là cơ sở cho hoạt động tái đầu tư hiệu quả của Quỹ bảo vệ và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 66 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)