Kiến nghị Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 120 - 121)

1. Hình thức chi trả gián tiếp là phù hợp

Nghệ an An là tỉnh có đến 1.180.132 ha rừng và đất rừng chiếm đến 72% diện thích đất tư nhiên. Để quản lý và giám sát các hoạt động Lâm nghiệp trên địa bàn các huyện, đã hình thành các Ban quản lý Rừng Phòng hộ, Rừng Đặc dụng., tập trung chủ yếu ở 6 huyện vùng cao, là vùng thượng nguồn của các con

sông, suối lớn của tỉnh, Các Cty lâm nghiệp quản lý diện tích đất và rừng sản xuất tập trung. Khi có các Nghị định của Chính Phủ, UBND tỉnh đã thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, là tổ chức nhà nước hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và chịu sư kiểm tra giám sát của Sở Tài chính. Quỹ có tư cách pháp nhân. Nguồn tài chính hình thành Quỹ là: nguồn thu từ các khoản đóng góp bắt buộc của các đối tượng quy định tại Điều 10 Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14/1/2008 và Điều 07 Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính Phủ. Có đội ngũ chuyên môn sâu. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An đã hoạt động tốt, về thu, chi trả DVMTR. Công tác quản lý giám sát, nghiệm thu đối với các đối tượng được chi trả thực hiện kịp thời và chặt chẽ. Đơn vị chi trả cũng đồng thuận, vì họ không có nghệp vụ chuyên môn. Hoạt động của Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng không quá 10% số thu; Chi phí quản lý đơn vị chủ rừng là 10% kinh phí còn lại sau khi trừ kinh phí hoạt động của Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng); Theo hình thức này thì sẽ gắn trách nhiệm và nghĩa vụ trực tiếp giữa bên phải chi trả và bên được chi trả, tạo động lực tốt cho người được chi trả để nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống và phục vụ tốt cho công tác bảo vệ rừng.

2. Tách chi phí chi trả dịch vụ môi trường rừng một cách hợp lý

Chi phí chi trả dịch vụ môi trường rừng dần phải được tách ra khỏi chi phí giá thành của sản phẩm điện, nước mà được tính vào lợi nhuận sau thuế của nhà sản xuất để khỏi ảnh hưởng đến người tiêu dùng; Cụ thể trước đây chưa có cơ chế này thì giá thành sản phẩm điện, nước là tất cả chi phí hợp lý, hợp lệ được quy định để tạo nên giá thành sản phẩm của doanh nghiệp đưa ra giá bán theo quy định. Phần lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế doanh nghiệp thì là lợi nhuận thực của doanh nghiệp; Nhưng nay cơ chế này ra đời thì dịch vụ môi trường cung ứng tốt để doanh nghiệp tăng sản phẩm đầu ra, doanh thu tăng thì sẽ dẫn đến lợi nhuận tăng. Do đó doanh nghiệp phải chia sẽ lợi nhuận này cho cộng đồng là người bảo vệ rừng để tạo ra dịch vụ cung ứng tốt hơn cho họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 120 - 121)