Khái quát tình hình thành lập bộ máy chỉ đạo/Quỹ bảo vệ và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 49 - 52)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.4. Khái quát tình hình thành lập bộ máy chỉ đạo/Quỹ bảo vệ và phát triển

rừng Nghệ An

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Nghệ An được thành lập theo Quyết định số 69/2011/QĐ-UBND ngày 16/11/2011 của UBND tỉnh Nghệ An. Quỹ là tổ chức tài chính Nhà nước trực thuộc Sở Nông ngiệp và PTNT Nghệ An và chịu sự kiểm tra, giám sát về tài chính của Sở Tài chính. Quỹ được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ về tài chính, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo 100% chi phí hoạt động trong giai đoạn 2016-2018 theo Quyết định số 3805/QĐ-UBND.TM ngày 12/8/2015 của UBND tỉnh Nghệ An.

Trụ sở của Quỹ: 45A - Đường Tân Phúc - Tp Vinh - Nghệ An Tên gọi của Quỹ: Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An

Tên giao dịch quốc tế: Nghe An Forest Protection and Development Funt (Nghe An FPDF).

Quỹ có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng theo quy định của Pháp luật.

3.1.4.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng Nghệ An

a. Chức năng của Quỹ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng

i) Tiếp nhận vốn ngân sách của tỉnh, vốn tài trợ, viện trợ; huy động các nguồn vốn trung và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật để tạo nguồn vốn; ii) Tiếp nhận, quản lý nguồn vốn ủy thác từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để thực hiện các hoạt động theo hợp đồng ủy thác; iii) - Tiếp nhận và quản lý các khoản đóng góp bắt buộc theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP và Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; iv) Thực hiện hỗ trợ vay vốn cho các chương trình, dự án, hoạt động phi dự án theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP và Nghị định số 99/2010/NĐ-CP và các quy định khác có liên quan.

b. Nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng

Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng có nhiệm vụ trọng tâm như sau: i) Phối hợp với bên sử dụng DVMTR xác định số tiền phải chi trả của từng đối tượng sử dụng dịch vụ theo kỳ thanh toán; ii) Đại diện cho bên cung ứng DVMTR ký hợp đồng với bên sử dụng DVMTR phải trả tiền ủy thác về Quỹ, xác định trách nhiệm của mỗi bên, là căn cứ để giám sát, kiểm tra và xử lý trách nhiệm của mỗi bên trong việc chi trả và sử dụng tiền chi trả DVMTR; iii) Lập kế hoạch quản lý, sử dụng (thu, chi) tiền chi trả DVMTR hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện; iv) Tiếp nhận tiền ủy thác của bên sử dụng DVMTR, từ nguồn điều phối của Quỹ Trung ương hoặc từ nguồn thu trực tiếp; v) Lập dự toán chi tiêu kinh phí cho các hoạt động của Quỹ từ nguồn trích 10%; vi) Thông báo bằng văn bản cho từng chủ rừng số tiền chi trả DVMTR; vii) Thực hiện việc chi trả tiền DVMTR cho các chủ rừng trên cơ sở số lượng và chất lượng rừng có xác nhận của Sở Nông nghiệp và PTNT (đối với chủ rừng là tổ chức), có xác nhận của cơ quan chuyên môn về lâm nghiệp cấp huyện do UBND cấp huyện chỉ định (đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn); viii) Làm đầu mối giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra các chủ rừng trong việc cung ứng DVMTR, và thanh toán tiền chi trả DVMTR; kiểm tra việc nộp tiền chi trả của bên sử dụng DVMTR; ix) Tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, tập huấn về chi trả DVMTR cho cán bộ cấp huyện, xã và người dân; và x) Báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp tỉnh và Quỹ Trung ương về tình hình thu, chi tiền DVMTR của địa phương hàng năm.

c. Quyền hạn của Quỹ Quỹ bảo vệ và phát triển rừng

i) Phân bổ kinh phí cho từng chương trình, dự án ho ặc các hoạt động phi dự án theo kế hoạch được duyệt; ii) Kiểm tra, đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện các chương trình, dự án hoặc các hoạt động phi dự án được Quỹ hỗ trợ;i ii) Tham mưu UBND tỉnh đình chỉ, thu hồi kinh phí đã hỗ trợ khi phát hiện tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận hỗ trợ vi phạm cam kết về sử dụng kinh phí hoặc vi phạm các quy định khác của Pháp luật liên quan; iv) Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền ban hành, bổ sung, sửa đổi các quy định về đối tượng, hoạt động được hỗ trợ từ Quỹ.

3.1.4.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành Quỹ bả vệ rừng và phát triển Nghệ An

- Hội đồng quản lý Quỹ: 07 người, được thành lập theo Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 25/2/2012 của UBND tỉnh Nghệ An, Chủ tịch HĐQL Quỹ là Phó chủ tịch UBND tỉnh, các thành viên còn lại gồm lãnh đạo các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư và văn phòng UBND tỉnh;

- Ban kiểm soát Quỹ: được thành lập theo Quyết định số 683/QĐ-UBND ngày 12/3/2012 của UBND tỉnh, có 03 thành viên gồm: Trưởng ban là trưởng phòng KHTC Sở Nông nghiệp và PTNT; hai thành viên là Phó trưởng phòng doanh nghiệp Sở Tài chính và chuyên viên phòng KHTC Sở Nông nghiệp và PTNT;

- Cơ quan điều hành Nghiệp vụ Quỹ: 18 người trong đó có 8 cán bộ biên chế và 10 cán bộ hợp đồng, tất cả đều có trình độ Đại học trở lên. Trong đó gồm Giám đốc và 01 Phó giám đốc; hai phòng chuyên môn là: Phòng Nghiệp vụ quản lý và phòng Hành chính tổng hợp.

Sơ đồ 3.2. Cấu trúc tổ chức bộ máy quỹ bảo vệ phát triển rừng Nghệ An

Nguồn: Quỹ Bảo vệ rừng tỉnh Nghệ An (2018)

Sở nông nghiệp & PTNT Ban kiểm soát Phòng NV-QL Phòng HC-TH Ban điều hành quỹ Quỹ cấp huyện, xã Hội đồng quản lý quỹ

Sơ đồ 3.3. Sự gắn kết giữa Quỹ với Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Nguồn: Quỹ Bảo vệ rừng tỉnh Nghệ An (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)