Định hướng của tỉnh Nghệ An đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 110 - 113)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường

4.3.1. Định hướng của tỉnh Nghệ An đối với công tác quản lý bảo vệ rừng và

phát triển dịch vụ môi trường rừng đến năm 2025

4.3.1.1. Định hướng về hiệu quả kinh tế

Với định hướng bảo vệ rừng và phát triển lâm nghiệp đến năm 2025, ngoài việc duy trì các nguồn thu hưởng lợi từ giá trị trực tiếp của rừng theo hướng quản lý rừng bền vững, tập trung khai thác các giá trị và nguồn lực tài

chính đem lại từ chi trả dịch vụ hệ sinh thái nhưng vẫn đảm bảo duy trì độ che phủ và bảo tồn hiện trạng tài nguyên rừng hiện có, thực hiện giảm nghèo gắn với bảo vệ môi trường trong bối cảnh Việt Nam và các nước nỗ lực chống biến đổi khí hậu.

4.3.1.2. Định hướng về hiệu quả về Xã hội

Thu hút lực lượng lao động vùng trung du miền núi vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp để giải quyết việc làm, quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Góp phần thúc đẩy phân công lại lao động ở Nông thôn miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Củng cố, nâng cao vai trò nòng cốt trong phát triển văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ lâm nghiệp của các tổ chức lâm nghiệp nhà nước trên địa bàn.

Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các chủ rừng, nhất là kỹ thuật lâm sinh cho các hộ dân, đồng bào dân tộc, miền núi để có đủ năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ và xây dựng rừng.

Tham gia tích cực, đẩy nhanh tiến trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn miền núi; góp phần giữ vững an ninh biên giới, trật tự trong các thôn bản, làng xã miền núi.

Kinh tế phát triển, trình độ dân trí được nâng lên góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, đặc biệt là an ninh biên giới Quốc gia.

4.3.1.3. Định hướng về hiệu quả về môi trường

Diện tích và chất lượng rừng tăng góp phần nâng cao hiệu quả phòng hộ của rừng: Hạn chế lũ quét, giữ đất chống xói mòn, hạn chế đất bồi lấp các hồ đập thủy điện, thủy lợi; Điều tiết nguồn nước giữa mùa mưa và mùa khô. Rừng phát triển tạo môi trường sinh thái cho động thực vật rừng tồn tại và phát triển, bảo tồn được nguồn gen đa dạng sinh học miền tây Nghệ An theo quyết định của Chính phủ là khu dự trữ sinh quyển Quốc gia.

4.3.1.4. Định hướng về chi trả dịch vụ môi trường rừng

Khoán quản lý bảo vệ rừng cho các hộ gia đình, cộng đồng và các tổ chức trong nhiều năm qua vẫn khẳng định là hoạt động lâm nghiệp phù hợp với năng lực và nhận thức của đối tượng tham gia cũng như hiện trạng tài nguyên rừng của Nghệ An. Thực hiện cơ chế khoán thể hiện vai trò phối hợp của đơn vị chủ rừng với cộng đồng, hộ dân, chính quyền địa phương và cơ quan kiểm lâm. Từ mức

chi trả kinh phí ban đầu còn thấp đến nay đã từng bước nâng mức chi trả khoán từ việc lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ của Ngân sách trung ương, địa phương, các chương trình dự án và gần đây nhất là nguồn lợi rõ rệt từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. Vì vậy vận hành hoạt động ngành lâm nghiệp trong thời gian tới, hình thức khoán quản lý bảo vệ rừng vẫn đóng vai trò quan trọng cần ưu tiên triển khai.

Trong xu thế quốc tế, khu vực và quốc gia đang nỗ lực chống biến đổi khí hậu, huy động và thiết lập các hệ thống chia sẻ lợi ích từ hưởng lợi dịch vụ môi trường rừng cho cộng đồng, hộ dân tham gia quản lý bảo vệ rừng. Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng là chương trình ưu tiên trong thời gian tới nhằm góp phần cải thiện sinh kế cộng đồng, giảm nghèo hiệu quả ở các địa phương có rừng. Đây là nguồn lực mới góp phần phát triển ngành Lâm nghiệp của Tỉnh, thông qua thực hiện cơ chế tài chính “những người được hưởng lợi từ rừng có trách nhiệm đóng góp nhằm bảo vệ và phát triển rừng”. Ưu tiên thực hiện chương trình là từng bước giảm dần việc cấp kinh phí từ ngân sách Nhà nước để trả công cho người nhận khoán bảo vệ rừng để đầu tư vào các hoạt động nâng cao chất lượng rừng.

Đàm phán, thống nhất và ký hợp đồng uỷ thác với cơ sở sử dụng DVMTR phát sinh trong những năm 2019. Khi có cơ chế thu và chi đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp sau thời gian thực hiện thí điểm ban hành, triển khai ký kết hợp đồng với các cơ sở này để thực hiện.

Tiếp tục mở rộng nguồn thu từ các cơ sở kin doanh dịch vụ du lịch có hưởng lợi từ DVMTR tren địa bàn tỉnh (nếu đủ điều kiện)

Đôn đốc, huy động nguồn thu DVMTR và các nguồn vốn hợp pháp khác the quy định đảm bảo kế hoach đề ra.

Giải ngân tiền DVMTR, kinh phí trồng rừng thay thế đúng, đủ kịp thời theo quy định.

Tiếp tục thực hiên công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về Chính sách chi trả DVMTR, đặc biệt là một số nội dung tại Luật Lâm Nghiệp, Nghị định 147/2017/NDD-Chính phủ về sửa đổi, bô sung một số điều Nghị định 99/2010/NĐ-Chính phủ của Chính phủ, các Thông tư hướng dẫn liên quan đến Chính sách chi trả DVMTR, trồng rừng thay thế đến các đối tượng liên quan trên địa bàn tỉnh, đặc biệt nhân dân đồng bào dân tôc thiểu số với bằng các

hình thức tuyên truyền như: Tổ chức hội nghị, cuộc thi, ấn phẩm, bảng Pa nô, qua báo chí, truyền hình, loa phát thanh của địa phương,.. Thường xuyên đăng tải, tuyên truyền Chinh sách và các nội dung liên quan đế hoạt động Quỹ BVPTR lên Webside.

Hoàn chỉnh và triển khai đồng bộ hệ thống giám sát, đanh giá chi trả DVMTR. Tăng cường công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất công tác chi trả DVMTR của cá chủ rừng trên địa bàn. Kiểm tra đôn đôc công tác trồng rừng, chăm sóc rừng thay thế từ nguồn thu theo Nghị định số 05/2008/NĐ- CP. Kiểm tra quản lý, sử dụng tiền chi phí quản lý của các chủ rừng là tổ chức, tổ chức chi trả cấp huyện có được chi theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)