Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính dịch vụ môi trường tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 113 - 119)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường

4.3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính dịch vụ môi trường tạ

tỉnh Nghệ An

Để từng bước hoàn thiện cơ chế tài chính cho dịch vụ môi trường rừng, trong thời gian tới Tỉnh Nghệ An cần tiếp tục đẩy mạnh và triển khai thực hiện một số giải pháp chủ yếu sau:

4.3.2.1. Giải pháp về kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng quản lý Quỹ và Cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ bảo vệ & phát triển rừng của tỉnh

- Hội đồng quản lý Quỹ là cơ quan đại diện cao nhất của Hội đồng quản lý Quỹ, do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập. Chủ tịch Hội đồng là phó chủ tịch UBND tỉnh; Phó chủ tịch Hội đồng là một đồng chí lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT; Các thành viên còn lại là đại diện lãnh đạo các Sở, ngành: Văn phòng UBND tỉnh; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và đầu tư; Sở Công thương; Sở Tài nguyên và môi trường.

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng cấp tỉnh, nhằm nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ bên được sử dụng tiền chi trả dịch vụ MTR đối với bên phải chi trả. Tăng cường quyền kiểm tra, giám sát bên phải chi trả: Thành lập các Ban kiểm soát quỹ cấp huyện để theo dõi giám sát theo từng huyện.

Qua đó đề xuất cải tổ theo hướng tập trung một đầu mối, thống nhất việc chỉ đạo, giảm bớt cồng kềnh của bộ máy và tránh lãnh phí nguồn nhân lực, đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rà soát điều chỉnh bổ sung các chức năng nhiệm vụ, giải quyết những chồng chéo trong chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn... Theo đó,

có thể chuyển bộ máy của Ban điều hành Quỹ bảo vệ và phát triển rừng về Chi cục Kiểm lâm tỉnh làm một đầu mối duy nhất về bảo vệ và phát trỉển rừng trên địa bàn toàn tỉnh.

4.3.2.2. Giải pháp tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các Đề án đã xây dựng

Tập trung hoàn thiện bản đồ diện tích chi trả theo từng lưu vực: Chi tiết đến từng diện tích giao khoán bảo vệ của từng chủ rừng, để thực hiện công khai diện tích nằm trong từng lưu vực của từng đơn vị phải chi trả nhằm thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát diện tích phải chi trả và nhận khoán bảo vệ rừng; Tiếp tục rà soát và ban hành diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho từng lưu vực được chi trả. Chuyển giao hồ sơ này cho các đơn vị phải chi trả để các đơn vị phải chi trả theo dõi, kiểm tra giám sát diện tích rừng mình được ung ứng dịch vụ; Rà soát các đối tượng được cung ứng dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh nhưng chưa đưa vào kế hoạch thu hiện nay để đảm bảo tính công bằng khi thực hiện chính sách này; UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Chính sách chi trả DVMTR đến các địa phương theo Nghị định số 99/2010/NĐ-CP. Tăng cường công tác truyên truyền đến mọi tầng lớp dân cư và cộng đồng xã hội.

4.3.2.3. Giải pháp về nguồn thu cho quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng

Chuẩn bị đầy đủ mọi cơ sở pháp lý qua nghiên cứu các văn bản hiện hành về cơ chế dịch vụ môi trừng rừng; Từng bước nghiên cứu và đưa hệ số K vào đơn giá chi trả cho công tác khoán bảo vệ rừng để đảm bảo đúng theo tiêu chí đặt ra; Ngoài ra cần phải có một khoản dự phòng đúng theo quy định để đảm bảo cho mức chi trả năm sau bằng hoặc cao hơn năm trước để cho người giữ rừng đảm bảo ổn định thu nhập và yên tâm đầu tư cho công tác bảo vệ rừng.

Tại Việt Nam, Nghị định số 99/2010/NĐ-CP quy định 05 loại DVMTR nhưng đến nay tại tỉnh Nghệ An chỉ mới thực hiện chính sách chi trả DVMTR đối với 02 nguồn thu từ thủy điện và nước sạch, các loại dịch vụ khác chỉ đang trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy, để giải quyết được việc xác định nguồn thu từ các dịch vụ còn lại thì cần ban hành các văn bản hướng dẫn công tác quản lý chi trả DVMTR, cơ chế chi trả DVMTR, mức chi trả DVMTR... Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã tích cực triển khai nhiều biện pháp thu và thu nợ tiền DVMTR đối với các nguồn thu từ thủy điện và nước

sạch. Tuy nhiên, công tác thu nợ tiền DVMTR vẫn còn có một số tồn tại, vướng mắc cần phải tháo gỡ kịp thời. Do vậy, cần phối hợp với các cấp chính quyền có liên quan để đề xuất ban hành các văn bản về xử phạt hành chính trong việc chậm hoặc chây ỳ trong chi trả DVMTR đối với các cơ sở sử dụng DVMTR.

Ngoài ra, phải có những hình thức khen thưởng đối với các đơn vị sử dụng DVMTR thực hiện tốt chi trả DVMTR nhằm khuyến khích, tuyên dương đồng thời tuyên truyền về việc thực hiện tốt chi trả DVMTR. Việc chậm hoặc chây ỳ trong chi trả DVMTR đối với các cơ sở sử dụng DVMTR. Ngoài ra, phải có những hình thức khen thưởng đối với các đơn vị sử dụng DVMTR thực hiện tốt chi trả DVMTR nhằm khuyến khích, tuyên dương đồng thời tuyên truyền về việc thực hiện tốt chi trả DVMTR.

4.3.2.4. Giải pháp về đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng

Để đảm bảo tính minh bạch cũng như công bằng trong chi trả DVMTR thì việc xác định được đối tượng chi trả là đều hết sức cần thiết, cụ thể:

- Đầu tiên, để xác định được đối tượng chi trả thì việc sử công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý rất quan trọng. Do vậy, cần tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ về công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý cho việc xác định diện tích và lưu vực chi trả hằng năm, cũng như việc khoanh vẽ đất lấn chiếm hàng tháng hàng quý... Bên cạnh đó, cần sự phối hợp của Chi cục Kiểm Lâm và UBND cấp xã trong việc phúc tra nghiệm thu diện tích rừng cung ứng DVMTR.

- Thứ hai, việc xác định đối tượng chi trả cần phải đảm bảo được tính minh bạch. Do vậy, cần tổng hợp và chi tiết hóa số liệu đầy đủ về chi trả DVMTR công khai trên các phương tiên thông tin đại chúng như trang web của Quỹ, đài phát thanh truyền hình địa phương....Ngoài ra, kế hoạch chi trả DVMTR cho từng đối tượng phải được công khai theo từng năm gửi đến UBND cấp xã để các chủ rừng có thể tự mình xác nhận lại diện tích được chi trả có đến đúng đối tượng hay chưa.

Đối với những lưu vực có đơn giá dưới 400.000 đ/ha/năm thì chỉ tiến hành chi trả 01 lần/năm để giảm bớt thời gian, công sức và kinh phí để lập hồ sơ cho công tác chi trả. Trường hợp ngược lại chi trả theo quy định 2 lần/năm.

4.3.2.5. Giải pháp về tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng

về hệ thống tổ chức quản lý nhà nước, cũng như các thể chế và quy định cụ thể về quản lý chi trả DVMTR, cụ thể:

- Cần có những đề xuất để điều chỉnh, bổ sung các văn bản pháp luật về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng như quy định rõ địa vị pháp lý của Quỹ, quy định về phân cấp quản lý Quỹ cấp tỉnh hay quy định về cơ chế tự chủ về tài chính. Những quy định có liên quan đến chính sách chi trả DVMTR hiện nay mới chỉ mang tính định hướng, chưa thực sự cụ thể để địa phương và người dân có thể làm theo.

- Cần thực hiện nghiên cứu về việc thiết lập mối quan hệ giữa những người hỗ trợ quá trình chi trả DVMTR như Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm và các tổ chức quản lý chi trả DVMTR liên quan. Thúc đẩy thực hiện tạo ra nhiều cơ hội đưa con người gần nhau hơn thông qua thảo luận về các chủ đề, điều này rất quan trọng vì đây là một trong những công cụ trong việc xác định các vấn đề về chi trả DVMTR và tạo các mối liên kết có giá trị giữa tổ chức, đơn vị trong công tác quản lý chi trả DVMTR.

- Công tác quản lý chi trả DVMTR luôn hướng tới việc quản lý bảo vệ rừng tốt và hiệu quả thông qua nhiều mục tiêu như: Nhiều bên tham gia hưởng lợi, đảm bảo được các nguyên tắc về công khai, dân chủ, khách quan và công bằng. Tuy nhiên trong khi thực hiện, chi trả DVMTR gặp phải vướng mắc trong việc chứng minh hiệu quả bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế của người dân, cũng như cộng đồng cùng nhau thực hiện. Song song với những định hướng về nâng cao sự hiểu biết của người dân về quản lý chi trả DVMTR hay là tập huấn nâng cao các kỹ năng cũng như khuyến khích sự tham gia của hộ nghèo và công bằng về giới thì phải tìm ra giải pháp về quản lý bảo vệ rừng, cải thiện sinh kế của người dân. Một vấn đề thêm nữa, chi trả DVMTR là một cơ chế có nhiều lợi ích cho người nghèo nên cần thêm những chính sách thực sự vì người nghèo. Trong hầu hết ác mô hình chi trả DVMTR hướng nghèo trên thế giới, chi phí giao dịch giữa các bên khá cao, nguyên nhân do số lượng lớn các hộ nghèo tham gia vào chi trả DVMTR một cách nhỏ lẻ. Khi áp dụng tại Việt Nam, các chi phí này có khả năng còn tăng cao hơn do sự tham gia của quá nhiều bên có liên quan. Trách nhiệm các cơ quan chồng chéo, phối hợp thiếu hiệu quả, do đó Nhà nước phải là người đứng ra, mang lại có quyết sách hợp tác hiệu quả giữa các bên.

4.3.2.6. Giải pháp về hệ thống quyền sử dụng đất

Tiền chi trả sẽ được chi trả trực tiếp cho những người cung cấp dịch vụ môi trường. Việc thực hiện chi trả DVMTR sẽ dễ dàng hơn khi những người cung cấp DVMTR có quyền sở dụng đất, như thế họ sẽ có thể quyết định đầu tư thế nào, hoạt động cung cấp ra sao. Đồng thời, những người mua thường muốn giao dịch với các chủ đất tư nhân hơn là thực hiện các giao dịch với cả cộng đồng hay đất không có nguồn gốc rõ ràng. Trên phương diện vĩ mô, Chính phủ cần đẩy mạnh công tác giao đất giao rừng cho người dân. Trong phạm vi địa phương cần có một tổ chức đại diện được địa phương công nhận, sẽ là người thiết lập các hợp tác để tiếp nhận quyền sử dụng và các quyền có liên quan khác đối với đất. Đối với người nghèo tham gia cung cấp dịch vụ môi trường, các hợp đồng cho thuê đất lâu dài với giá ưu đãi cũng là một cách khuyến khích thêm nhiều người tham gia chi trả DVMTR.

Ở Việt Nam, đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, nên để giải quyết các vấn đề, Chính phủ cần phải quy hoạch sử dụng đất, chuyển giao trách nhiệm quản lý cho các cộng đồng địa phương, thừa nhận quyền sử dụng hợp pháp và quản lý tài nguyên của họ, như vậy mới khuyến khích họ tham gia cung cấp các DVMTR.

4.3.2.7. Giải pháp về mức chi trả dịch vụ môi trường rừng

Quy định phương thức chi trả DVMTR theo từng lưu vực tạo nên sự không công bằng trong thực thi chính sách do sự chênh lệch rất lớn tiền DVMTR giữa các thủy điện. Do đó, mức chi trả giữa các lưu vực cần được điều chỉnh cho phù hợp để những người tham gia quản lý bảo vệ rừng được hưởng chính sách như nhau.

4.3.2.8. Giải pháp về quản lý, sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng

Hoàn thiện công tác quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR là một trong những công việc thiết yếu, công tác quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR trước tiên phải đảm bảo được tính hiệu quả. Cần ban hành những hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng tiền chi trả DVMTR, trong đó cần nêu rõ 10% số tiền chi trả DVMTR cho hoạt động phát triển sinh kế của cộng đồng, nhóm hộ. Có như vậy mới khuyến khích được sự tích cực của người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong ngành Lâm nghiệp.

4.3.2.9. Giải pháp về giám sát, đánh giá chi trả dịch vụ môi trường rừng

Hiện nay, số tiền chi trả DVMTR ngày càng lớn, hoạt động chi trả DVMTR ngày càng phát triển nhưng chưa có một hệ thống giám sát, đánh giá. Do vậy, cần phải có quy định và hướng dẫn về công việc giám sát, đánh giá, tạo ra một hệ thống giám sát, đánh giá bằng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý để áp dụng cho chính sách chi trả DVMTR. Công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý (GIS) được xem như một công cụ hữu hiệu và khách quan trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá biến động rừng, xác định diện tích rừng thuộc các lưu vực trên địa bàn cũng như tình hình thay đổi diện tích của các khu rừng phục vụ cho công tác quản lý chi trả.

Trong công tác quản lý bảo vệ rừng cần ban hành các hệ thống giám sát, đánh giá về chất lượng trữ lượng rừng chi trả DVMTR trên địa bàn bằng công nghệ viễn thám và hệ thống thông tin địa lý nhằm nắm bắt được tình hình quản lý bảo vệ rừng của các chủ rừng cung ứng DVMTR một cách nhanh chóng, kịp thời. Nhờ đó, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng có thể nắm bắt được tình hình chất lượng cũng như trữ lượng rừng cung ứng như thế nào để có thể tăng cường các biện pháp nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 113 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)