(Lưu vực Bản Vẽ) Năm 2018 Bản Vẽ Toàn tỉnh
1 Đối với hộ gia đình là
chủ rừng
Diện tích quản lý bảo
vệ rừng bình quân/hộ Ha/hộ 30,0 30,0 30,0 30,0 Đơn giá chi trả bình
quân toàn tỉnh Đồng/ha/năm
396.763 296.896 296.896 107.325 Thu nhập bình quân
của hộ/năm Đồng/ha/năm 11.902.890 8.906.880 8.906.880 3.219.750 2 Đối với hộ gia đình
nhận khoán
Diện tích quản lý bảo
vệ rừng bình quân/hộ Ha/hộ 30,0 30,0 30,0 30,0 Đơn giá chi trả bình
quân toàn tỉnh Đồng/ha/năm
357.087
267.206 267.206 96.593 Thu nhập bình quân
của hộ/năm Đồng/ha/năm 10.712.601 8.016.192 8.016.192 2.897.775 Nguồn: Số liệu điều tra (2018)
Có thể nói, với việc triển khai đồng bộ nhiều biện pháp tích cực nên đến nay Chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh đã thực sự đem lại những hiệu quả đáng khích lệ cả về môi trường, kinh tế và hiệu ứng xã hội. Kết quả từ việc thực hiện Chính sách chi trả DVMTR không những từng bước nâng cao ý thức
trách nhiệm của chủ rừng, nâng số hộ nhận khoán BVR mà còn huy động được một nguồn nhân lực lớn cho công tác tuần tra, BVR một cách thường xuyên. Từ đó, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần tích cực giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị và trật tự xã hội được ổn định ở các địa bàn dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Hộp 4.3. Ý kiến của cán bộ Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Nghệ An về Chi trả dịch vụ môi trường rừng
“Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc phá rừng là do nghèo đói. Hai huyện Tương Dương và Kỳ Sơn là các huyện nghèo của tỉnh Nghệ An, vì vậy, việc phát triển rừng dài hạn khó giải quyết vấn đề kinh tế ngắn hạn của người dân ở đây. Thời gian qua, quỹ bảo vệ và phát triển rừng có chi trả dịch vụ môi trường rừng đã có những hỗ trợ đáng kể cho người dân và các cơ quan quản lý nhà nước, điều này đã mang lại nhiều lợi ích cho các bên liên quan trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Theo kế hoạch phát triển quỹ trong thời gian tới, khi có thêm các doanh nghiệp và các tổ chức sử dụng kinh doanh nguồn lực rừng chi trả phí dịch vụ bảo vệ môi trường và tái đầu tư rừng thì việc chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn đối với các chủ rừng. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả quản lý chi trả dịch vụ môi trường rừng thì cần đảm bảo nguyên tắc kịp thời, đúng người, đúng mục đích và diện tích rừng. Để làm được điều này thì các bên liên quan cần có sự phối hợp đồng bộ trong việc kiểm tra, đo đạc tính toán dựa trên những tiêu chuẩn minh bạch, khách quan để người dân có thể tham gia thực hiện và giám sát”.
Nguồn: Phỏng vấn Ông Thái Văn Hùng Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Nghệ An (Ngày 5/8/2018)
4.1.3.3. Tác động đối với sự phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ rừng của tỉnh Nghệ An
Để thực hiện tốt chính sách chi trả DVMTR nói riêng và công tác xã hội hóa quản lý, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường nói chung là rất quan trọng. Thông qua hoạt động tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức pháp luật trong toàn dân; thu hút nhiều đoàn thể, tổ chức, cá nhân trong xã hội tham gia; trách nhiệm bảo vệ rừng, xây dựng vốn rừng, nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên tham gia, huy động được nguồn nhân lực lớn trong xã hội tham gia công tác quản lý bảo vệ rừng một cách thường xuyên, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, kinh tế, chính trị của các địa phương nói riêng và tỉnh Nghệ An. (Điển hình tại huyện Tương Dương bảng 4.9).
Bảng 4.9. Tổng hợp kết quả truyền thông trước và sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại huyện Tương Dương
Chỉ tiêu ĐVT Tổng Năm Giai đoạn 2008 - 2012 2008 2009 2010 2011 2012 Cấp huyện huyện 5 1 1 1 1 1 Cấp xã xã 90 18 18 18 18 18 Cấp bản bản 114 21 27 22 23 21 Giai đoạn 2013 - 2018 2013 2015 2016 2017 2018 Cấp huyện huyện 5 1 1 1 1 1 Cấp xã xã 90 18 18 18 18 18 Cấp bản bản 610 21 24 25 270 270 Nguồn: Hạt Kiểm lâm Tương Dương (2018)
Kết quả từ bảng trên cho thấy, sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR công tác truyền thông về chi trả DVMTR và quản lý bảo vệ rừng đã được chú trọng hơn, đặc biệt xu hướng tổ chức các buổi tuyên truyền từ hội nghị tại UBND huyện, xã xuống tận tại thôn, bản thông qua các đợt chi trả đã thu hút được rất nhiều các thành phần từ độ tuổi, giới tính với hàng ngàn người tham gia.
Cụ thể tại huyện Tương Dương cho thấy đa số những người dân sinh sống là đồng bào dân tộc thuộc diện hộ nghèo, kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tương Dương từ năm 2008 đến 2018 có nhiều biến động về số hộ và tỷ lệ do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có việc di dân tái định cứ các thủy điện và việc áp dụng các quy định của Nhà nước mới về xác định tiêu chí hộ nghèo khác nhau. Nói chung tỷ lệ hộ nghèo của huyện Tương Dương vẫn ở mức cao, cao nhất vào năm 2012 với tỷ lệ 71.3%, trung bình trong vòng 10 năm vẫn chiếm 57,2% số hộ của cả huyện. Tuy nhiên, từ khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến nay tỷ lệ hộ nghèo giảm, từ 62.5% năm 2013 xuống 49,8% năm 2018 (Bảng 4.10).
Chính sách đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ trương xóa đói giảm nghèo và xây dựng chương trình nông thôn mới của Đảng và Nhà nước, từng bước xã hội hóa nghề rừng, đồng thời huy động, hình thành một nguồn tài chính mới, bền vững cho công tác bảo vệ rừng, ổn định đời sống, hạn chế những tác động tiêu cực đến rừng và góp phần ổn định an sinh xã hội.
Bảng 4.10. Số hộ và tỷ lệ hộ nghèo huyện Tương Dương trước và sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR
TT Năm Số hộ Tỷ lệ Năm Số hộ Tỷ lệ
Giai đoạn 2008 – 2012 Giai đoạn 2013 - 2018
1 2008 9911 66.2 2013 10542 65.2 2 2009 7888 53.3 2015 9651 58.21 3 2010 9159 57.8 2016 8606 51.55 4 2011 8116 53.5 2017 7761 45.38 5 2012 11412 71.3 2018 8586 49.84
Nguồn: UBND huyện Tương Dương (2018)
Theo đánh giá của lãnh đạo UBND huyện và các chủ rừng, tiền chi trả DVMTR là một nguồn vốn khá lớn của cộng đồng, là nguồn tài chính có ý nghĩa lớn đối với địa phương. Ý nghĩa được đánh giá cao là tiền đến tận tay người dân, cộng đồng, những người trực tiếp bảo vệ rừng, đối với chủ rừng là hộ gia đình được hưởng 100% trong tổng số 90% chuyển về cơ sở.
Bảng 4.11. Tổng hợp các thành phần, đối tượng tham gia thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại huyện Tương Dương
Chỉ tiêu ĐVT Tổng Năm 2015 2016 2017 2018 1. Chủ rừng là HGĐ Số lượng chủ rừng Chủ rừng 11.154 - - 5.573 5.581 Nhóm hộ Nhóm 1.158 - - 578 580 2. Nhận khoán BVR cho chủ rừng là các tổ chức Số lượng nhận khoán Hợp đồng 2.512 714 743 846 209 Khoán cho ll bảo vệ rừng
chuyên trách của đơn vị Hợp đồng 174 13 42 70 49 Khoán cho tổ bảo vệ rừng
của thôn bản Hợp đồng 135 30 30 61 14 Hộ gia đình nhận khoán Hợp đồng 2.013 671 671 671 - Nhóm hộ nhận khoán Hợp đồng 160 - - 38 122 Lực lượng vũ trang nhận khoán Hợp đồng 6 - - 6 - Cộng đồng dân cư nhận khoán Hợp đồng 24 - - - 24 Nguồn: Huyện Tương Dương (2015, 2016, 2017, 2018)
Chính sách chi trả DVMTR đã hướng đến những người nông dân, dân tộc thiểu số vốn sống gần rừng, có trình độ văn hóa thấp, đặc biệt là phu ̣ nữ và các nhóm yếu thế khác được tham gia. Đến nay, huyện Tương Dương có 5.581 hộ, 580 nhóm hộ cung cấp dịch vụ và 2512 hợp đồng BVR, 174 BVR chuyên trách các đơn vị, 6 tổ chức lực lượng vũ trang, 135 tổ bảo vệ rừng của thôn bản, 160 nhóm hộ.... Từ đó cho thấy từ khi triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã huy động được nhiều thành phần và nguồn nhân lực lớn trong xã hội tham gia công tác QLBVR một cách thường xuyên, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nghề rừng, nhân dân được tuyên truyền giáo dục, được tiếp cận những kiến thức, tiến bộ của xã hội, phụ nữ được tham gia nhiều hơn vào các hoạt động bảo vệ rừng qua đó góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, kinh tế, chính trị ở địa phương.
Chính sách chi trả DVMTR đến xã hội thể hiện thông qua việc sử dụng kinh phí bảo vệ rừng từ nguồn chi trả DVMTR, tại Bản Vẽ - xã Yên Na, huyện Tương Dương có 36/103 hộ được thôn bản lựa chọn để nhận giao khoán QLBVR với BQL RPH Tương Dương, diện tích nhận giao khoán là 948,94 ha. Năm 2016 nhóm nhận khoán bảo vệ rừng nhận được 99 triệu, số tiền thu được thực hiện theo quy chế của thôn bản, cụ thể nộp lại cho bản 20%, 10% sử dụng cho các hoạt động chung của nhóm bảo vệ rừng, 70% được chia đều cho 36 hộ. Quỹ bản đã được sử dụng để trừ vào một số khoản đóng góp bắt buộc của hộ gia đình như quỹ khuyến học, thông qua đó tạo được mối gắn kết giữa các hộ trong thôn bản...
Qua 5 năm thực hiện Chính sách chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh đã có những tác động tích cực tới công tác bảo vệ và phát triển rừng như:
- Từ kết quả mà Chính sách mang lại và thông qua các hoạt động tuyên truyền về Chính sách chi trả DVMTR đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, các ngành, các địa phương và người dân thấy được vai trò, giá trị mà rừng mang lại, từ đó tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng tốt hơn. Trên địa bàn tỉnh Nghệ An tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép giảm hẳn cụ thể qua các năm, cụ thể: năm 2011 xảy ra 1.366 vụ vi phạm trong quản lý BVR, năm 2012 xảy ra 1.313 vụ, năm 2013 xảy ra 1.141 vụ, năm 2015 xảy ra 856 vụ, năm 2016 xảy ra 695 vụ
(giảm 151 vụ so với cùng kỳ năm 2015), năm 2017 xảy ra 839 vụ (Tăng 144 vụ so với cùng kỳ năm 2016), năm 2018 xảy ra 730 vụ (Giảm 109 vụ so với cùng kỳ năm 2017) (Chi cục Kiểm lâm Nghệ An, 2018).
- Nhờ có nguồn thu từ Chính sách chi trả DVMTR đã tạo được lực lượng lao động đông đảo, người dân thường xuyên tham gia tuần tra BVR, góp phần phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng; Nâng cao năng lực của các chủ rừng, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Có thể nói thực hiện Chính sách chi trả DVMTR đã từng bước bảo vệ ổn định môi trường rừng, làm tăng khả năng phòng hộ, điều tiết và duy trì nguồn nước cho các cơ sở sử dụng DVMTR và đặc biệt là tạo thêm nguồn tài chính góp phần đầu tư ổn định, lâu dài, trực tiếp vào việc bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện xã hội hoá nghề rừng, giảm gánh nặng ngân sách cho hoạt động bảo vệ rừng; Bảo đảm tăng thu nhập cho người làm nghề rừng, cải thiện đời sống và tiếp tục duy trì lao động bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Không những thế Chính sách còn góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ, cải thiện môi trường sống, huy động được nguồn lực lớn cho công tác tuần tra bảo vệ rừng thường xuyên, hạn chế các hành vi gây tổn hại đến rừng, góp phần nâng cao chất lượng DVMTR.... (Bảng 4.12).
Điển hình tại huyện Tương Dương thông qua việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR, UBND các xã, các chủ rừng, chủ nhận khoán đã thường xuyên tuần tra, kiểm tra rừng được giao, khoán bảo vệ và có trách nhiệm trong việc bảo vệ rừng, đặc biệt là người dân được nhận tiền chi trả DVMTR đã thể hiện trách nhiệm cao hơn trong công tác bảo vệ rừng. Toàn huyện tổ chức thành lập được trên 100 tổ đội, nhóm hộ bảo vệ rừng bao gồm các nhóm hộ, cộng đồng bản, tổ đội do UBND xã thành lập để phối hợp, hỗ trợ nhau trong tuần tra bảo vệ rừng; cường độ tuần tra rừng của các tổ đội ngày một tăng, tạo sự đồng thuận và quyết tâm hơn trong việc đấu tranh nhằm chống các hành vi xâm hại tài nguyên rừng.
Bảng 4.12. Kết quả quản lý và bảo vệ rừng
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
So sánh (%)
2017/2016 2018/2017 Trung bình
1 Diện tích rừng của toàn tỉnh ha 885.000,00 889.905,08 889.905,08 0,55 0,00 0,28
2 Diện tích rừng có cung ứng DVMTR ha 228.106,85 271.520,25 289.324,10 19,03 6,56 13,42
Của chủ rừng là tổ chức ha 136.629,43 167.785,10 167.222,90 22,80 -0,34 11,20
Diện tích đã khoán ha 48.154,88 48.154,88 50.236,68 0,00 4,32 2,16
Của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân ha 27.356,67 32.152,65 42.251,08 17,53 31,41 27,22 Của các tổ chức không phải là chủ rừng ha 15.965,87 23.427,37 29.632,44 46,73 26,49 42,80
3 Số vụ cháy rừng vụ 5 4 3 -20,00 -25,00 -20,00
4 Số vụ vi phạm trong quản lý, bảo vệ rừng vụ 695 839 730 20,72 -12,99 2,52
Nguồn: Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An (2016,2017,2018)
84
Kết quả cho thấy rừng được bảo vệ tốt hơn, tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn huyện giảm dần qua các năm.
Bảng 4.13. Số vụ vi phạm Luật BV&PTR trước và sau khi thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường tại huyện Tương Dương
TT Số vụ vi phạm Luật BV&PTR Giai đoạn 2008 – 2012 Số vụ Giai đoạn 2013 - 2018 Số vụ 1 2008 71 2013 115 2 2009 152 2015 89 3 2010 79 2016 53 4 2011 51 2017 47 5 2012 82 2018 45 Tổng 435 349
Nguồn: Hạt Kiểm lâm huyện Tương Dương (2013-2018)
Từ bảng trên cho chúng ta thấy, số vụ vi phạm giai đoạn 2008-2012 nhiều hơn (86 vụ) so với giai đoạn 2013 – 2018 và sau khi thực hiện việc chi trả số vụ vi phạm đã có chiều hướng giảm một cách ổn định so với trước khi thực hiện chính sách.
- Từ khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR đến nay diện tích rừng được bảo vệ tăng lên hàng năm, cụ thể như sau: năm 2013, 2015 bảo vệ 21.608,12 ha; năm 2016 bảo vệ 24.840,58 ha, năm 2017 bảo vệ 99.819,34, năm 2018 bảo vệ 127.538,07 ha. Như vậy, đến năm 2018 diện tích được bảo vệ đã chiếm trên 56% tổng diện tích có rừng của cả huyện, theo đó đã huy động được một lực lượng đông đảo các thành phần của xã hội tham gia bảo vệ rừng, từ người dân, tổ BVR của xã đến lực lượng chuyên trách thường xuyên tuần tra, kiểm tra để phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại đến rừng.
- Theo kết quả theo dõi diễn biến rừng huyện Tương Dương do Hạt Kiểm lâm huyện chủ trì thực hiện từ năm 2008 đến 2018 cho thấy với việc sử dụng kinh phí từ nguồn DVMTR diện tích rừng được bảo vệ ngày một tăng, các chủ rừng, chủ nhận khoán đã bảo vệ tốt diện tích được giao, không chỉ không để xảy ra phá rừng, cháy rừng, các chủ rừng còn khoanh nuôi, bảo vệ để thành rừng.
Hộp 4.4 Chủ rừng chú trọng hơn trong việc bảo vệ rừng
“Nhờ thực hiện tốt chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nên đã tạo được mối liên kết kinh tế mang tính bền vững giữa người sử dụng và người cung ứng dịch vụ môi