Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 58 - 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp

Các thông tin được thu thập từ các tài liệu, giáo trình, sách báo, các công trình nghiên cứu, niên giám thống kê, các thông tư, quy định của Chính phủ, địa phương,... thực hiện về chi trả dịch vụ môi trường và các tài liệu trên internet.

Nguồn số liệu tại Cục Thống kê, Sở NNPT NT tỉnh Nghệ An, Sở Tài chính; Phòng NN các nơi được chọn làm địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra dữ liệu thứ cấp còn được thu thập từ các thư viện (HV NN Việt Nam, TV Quốc gia) và một số cơ quan khác như Tổng Cục Thống kê, các bài báo trên các tạp chí khoa học, từ internet…

Các dữ liệu này được sưu tầm, phân loại, phân tích và trích dẫn đầy đủ.

3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp phản ánh về đặc điểm đối tượng nghiên cứu, các thông tin chung về quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Nghệ An.

Số liệu và các khảo sát tiến hành tại địa bàn tỉnh Nghệ An mà chủ yếu là trên 02 huyện (Kỳ Sơn và Tương Dương) và sau đó có thể áp dụng cho toàn tỉnh những nơi có cung cấp và sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

Tiến hành phỏng vấn các cán bộ quản lý, hộ dân, trưởng bản, lãnh đạo xã, lãnh đạo huyện, các ban quản lý rừng phòng hộ nhằm phân tích, đánh giá những kết quả đã đạt được, những vấn đề phù hợp, những vấn đề cần điều chỉnh và đề xuất các giải pháp thực hiện. Nguồn số liệu điều tra này sẽ là những bổ sung quan trọng cho phần số liệu từ các báo cáo chính thức của tỉnh Nghệ An.

Phương pháp lấy mẫu: Theo Quỹ BV&PTR tỉnh Nghệ An, Tính đến 12/2018 trong các lưu vực thủy điện có: 6.559 chủ rừng, trong đó: 11 chủ rừng là tổ chức, 51 UBND xã, 6.497 hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng được giao đất lâu dài. Trên cơ sở xem xét và khoanh vùng khu vực rừng cung ứng DVMTR của các huyện/thị xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An, tiến hành chọn 02 huyện đặc trưng Tương Dương và Kỳ Sơn đây là 2 huyện vùng cao có diện tích rừng lớn và trình độ dân trí thấp, nhưng lại có mức tiền chi trả cao nhất tỉnh; Với quy mô mẫu là 80 mẫu được rút ra từ tổng thể bằng cách chọn ngẫu nhiên từ các tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ, hộ gia đình từ 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn đảm bảo đủ điều kiện số lượng thống kê suy diễn và sau đó có thể áp dụng cho toàn tỉnh những nơi có cung cấp và sử dụng dịch vụ môi trường rừng.

STT Huyện Mẫu

1 Tương Dương 40

2 Kỳ Sơn 40

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý tài chính cho dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh nghệ an (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)