Kết quả và hiệu quả sản xuất chè trong các hộ nông dân được điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 80 - 87)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Tình hình phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên

4.1.5. Kết quả và hiệu quả sản xuất chè trong các hộ nông dân được điều tra

Chè Vị Xuyên với tập quán kỹ thuật canh tác chè đơn giản, thường không bón phân, chỉ khai thác tự nhiên, và không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên lợi thế tạo ra sản phẩm búp chè tươi đạt tiêu chuẩn chè an toàn. Nhiều địa danh chè đã nổi tiếng ở trong và ngoài tỉnh như Phìn Hồ, Túng Sán. Đặc biệt, vị trí địa lý rất lý tưởng về không khí trong lành, nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm do xa trung tâm tỉnh lỵ, các khu công nghiệp lớn. Đây là điều kiện rất thuận lợi để Vị Xuyên sản xuất và quản lý tốt nguồn sản phẩm chè sạch do thiên nhiên mang lại. Tuy vậy, năng suất và chất lượng chè toàn huyện còn thấp, nguyên nhân chủ yếu do cây chè mất khoảng nhiều mật độ không đảm bảo, đất chè thiếu dinh dưỡng và một số khâu trong quy trình chăm sóc chưa được cải tiến làm giảm giá trị của cây chè. Cây chè Shan Vị Xuyên đã có từ lâu đời, chi phí để sản xuất chè búp tươi ở đây chủ yếu là công lao động như: đốn, phát cỏ, bón phân hữu cơ hoặc vi sinh và công hái búp. Một số hộ dân đã bắt đầu tiến hành trồng dặm chè vào những hiện tích chè bị mất khoảng nên có phát sinh chi phí giống, công đào hố, trồng, tuy nhiên diện tích được trồng dặm và trồng mới chưa đáng kể, nhiều hộ chưa quan tâm đển đầu tư chăm sóc cho cây chè như đốn tỉa đúng thời điểm, sới cỏ,

100,00 80,00 60,00 40,00 20,00 0,00

phát quang. Việc thu hái búp chưa đúng kỹ thuật, vẫn xuất hiện tình trạng chặt cành lớn để hái búp làm giảm năng suất chè của lứa hái sau.

Bảng 4.21. Chi phí trồng mới 1ha chè của các nhóm hộ

STT Chi phí

Hộ SX chè hữu cơ Hộ SX chè thường SL (1000đ/ha) CC (%) SL (1000đ/ha) CC (%) 1 Giống 808 25,46 1530 23,11

2 Phân bón hóa học, phân hữu cơ 625 19,70 2540 38,37 3 Chi phí thuốc BVTV, thuốc cỏ 0 0,00 500 7,55 4 Lao động đi thuê 1017 32,05 1350 20,39

5 Chi phí khác 723 22,79 700 10,57

6 Tổng chi phí 3173 100,00 6620 100,00

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Về chi phí trồng mới giống chủ yếu là cây con giống ban đầu và cây con giống trồng dặm vào những vị trí mất khoảng do cây chè bị chết và một số nhỏ diện tích chè trồng mới với đơn giá là 500 đồng/bầu cây con, tính trung bình ở các hộ có sản xuất theo phương pháp hữu cơ thì chi phí cho giống là 808 nghìn đồng cho 1ha trồng mới, ở các hộ không sản xuất theo phương pháp hữu cơ thì chi phí cho giống là 1.530 nghìn đồng cho 1ha trồng mới.

Về chi phí phân bón, phân bón chủ yếu được các hộ nông dân sử dụng là phân hữu cơ, với phong tục tập quán ở đây người dân để chè mọc tự nhiên và không bón phân, tuy nhiên từ khi nhận thấy hiệu quả của cây chè Shan, và được tập huấn, hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nhằm tăng năng suất cây chè thì các hộ dân có sử dụng phân chuồng để bón, lượng phân được bón chưa đều và còn ít, trung bình trên 1ha chè hữu cơ chi phí cho phân chuồng là 625 nghìn đồng. Bên cạnh chi phí về giống, phân hữu cơ, các hộ trồng chè còn sử dụng các dụng cụ lao động phổ thông khác trong quá trình trồng, chăm sóc và thu hoạch như: dao, cuốc, sẻng, gùi...

Công lao động trong sản xuất chè là chi phí chủ yếu trong quá trình sản xuất, vì các công việc phải làm thủ công, với công lao động sẵn có của gia đình. Tính trung bình trên 1ha chè hữu cơ chi phí lao động là 1.017 nghìn đồng còn với nhóm hộ không sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ chi phí nhân công dùng cho trồng chè là 1.350 nghìn đồng. Việc trồng chè ở đây không phải là chuyên canh, vì vậy các hộ chủ yếu tranh thủ tận dụng lao động gia đình hoặc nhờ hàng xóm giúp đỡ, đổi công.

Bảng 4.22. Chi phí trồng mới 1ha chè hữu cơ của các nhóm hộ

ĐVT: 1000đ/ha

STT Chi phí QMN QMV QML

1 Giống 780 805 925

2 Phân hữu cơ 670 628 520

3 Lao động đi thuê 800 1000 1400

4 Chi phí khác 500 740 1000

5 Tổng chi phí 2750 3173 3845

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Nghiên cứu riêng đối với nhóm hộ có sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ cho thấy hiện nay chi phí trồng mới có sự khác nhau giữa các nhóm hộ cho 1ha chè hữu cơ. Đối với nhóm hộ quy mô nhỏ chi phí bỏ ra cho trồng mới là 2,75 triệu đồng/1ha trong đó chi phí dùng cho mua giống và thuê công lao động chiếm nhiểu nhất. Đối với nhóm hộ quy mô vừa chi phí bỏ ra cho trồng mới là 31,73 triệu đồng/1ha trong đó chi phí dùng cho mua giống và thuê lao động chiếm nhiểu nhất. Đối với nhóm hộ quy mô lớn chi phí bỏ ra cho trồng mới là 3,845 triệu đồng/1ha trong đó chi phí thuê nhân công trồng chè chiếm nhiểu nhất.

Bảng 4.23. Chi phí chăm sóc hàng năm 1ha chè của các nhóm hộ năm 2016

STT Chi phí trung gian

Hộ SX chè hữu cơ Hộ SX chè thường SL (1000đ/ha) CC (%) SL (1000đ/ha) CC (%) 1 Chi phí phân bón, phân hữu cơ 508 39,81 1000 42,02

2 Lao động thuê 450 35,27 650 27,31

3 Thuốc BVTV 0 0,00 300 12,61

4 Chi phí khác 318 24,92 430 18,07

5 Tổng chi phí trung gian 1276 100,00 2380 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Chi phí chăm sóc hàng năm dành cho chăm sóc chè của các nhóm hộ có sự khác nhau giữa hộ có sản xuất theo phương pháp hữu cơ và phương pháp không hữu cơ. Đối với nhóm hộ sản xuất theo phương pháp hữu cơ tổng chi phí chăm sóc hàng năm đạt 1,276 triệu đồng/1ha. Đối với nhóm hộ không sản xuất theo phương pháp hữu cơ chi phí chăm sóc hàng năm 1ha chè đạt 2,380 triệu đồng/1ha. Như vậy có thể thấy được chi phí dùng cho mua phân bón hàng năm của nhóm hộ không sản xuất theo phương pháp hữu cơ chiếm cao hơn so với hộ có sản xuất theo phương pháp hữu cơ.

Bảng 4.24. Chi phí chăm sóc hàng năm 1ha chè hữu cơ của các nhóm hộ năm 2016

ĐVT: 1000đ/ha

STT Chi phí trung gian QMN QMV QML

1 Phân hữu cơ 450 500 620

2 Lao động thuê 350 450 600

3 Chi phí khác 200 350 380

4 Tổng chi phí trung gian 1000 1300 1600 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Về các loại phân hữu cơ qua các lớp tập huấn đã hướng dẫn cho các hộ dân bón hàm lượng phân để đảm bảo quy trình kỹ thuật, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân như: Thời tiết, giá cả, kinh tế của mỗi hộ nên mức phân bón cũng có sự khác nhau từ các hộ dân trong năm. Đầu tư là khâu quan trọng, quyết định trực tiếp đến kết quả sản xuất. Để tính được hiệu quả kinh tế thì phải tính đầy đủ, chính xác mức đầu tư chi phí cho một diện tích chè cụ thể. Điều này đòi hỏi những người trồng chè phải biết tính toán xem xét để quyết định mức đầu tư thật hợp lý, với mức chi phí thấp nhất có thể được, tránh lãng phí, đầu tư không hiệu quả, song vẫn đảm bảo năng suất và sản lượng tối ưu. Nhìn chung, hộ sản xuất chè hữu cơ đã có đầu tư thâm canh trong vài năm gần đây theo đúng quy trình đã có năng suất bình quân và chất lượng chè hữu cơ khá cao đem lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ.

Kết quả và hiệu quả sản xuất là mục tiêu mà bất cứ người sản xuất nào cũng hướng tới và mong muốn đạt được giá trị cao nhất, khi mà hiệu quả sản xuất không chỉ phụ thuộc vào chủ quan của người sản xuất mà còn mang nhiều yếu tố rủi ro của tự nhiên. Như vậy, ở các mức đầu tư khác nhau thì hiệu quả sản xuất sẽ như thế nào? Chúng tôi tiến hành xác định hiệu quả kinh tế ở các nhóm hộ có mức đầu tư khác nhau vào cùng 1 đơn vị diện tích. Hiện nay vườn chè hữu cơ của các nhóm hộ đang trong thời gian kinh doanh, đánh giá năng suất và sản lượng cũng như tính hiệu quả sản xuất ở vườn chè có tuổi trung bình là 8 năm.

Nghiên cứu cho thấy đối với các hộ trồng chè theo phương pháp hữu cơ có năng suất bình quân đạt 2,83 tấn/ha. Trong đó hộ quy mô nhỏ có năng suất đạt 2,73 tấn/ha, hộ quy mô vừa có năng suất đạt 2,84 tấn/ha, hộ quy mô lớn có năng suất đạt 2,95 tấn/ha. Đối với hộ không sản xuất theo phương pháp hữu cơ có năng suất bình quân đạt 4,42 tấn/ha. Nguyên nhân có sự khác biệt về năng suất là

có sự đầu tư khác nhau về đầu vào cho cũng 1ha chè giữa các nhóm hộ. Bảng 4.25. Năng suất chè bình quân của hộ

ĐVT: tấn/ha Chè hữu cơ

Chè thường

QMN QMV QML BQ

2,73 2,84 2,95 2,83 4,42

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Giá bán bình quân của các hộ điều tra cho thấy nhóm hộ quy mô nhỏ có giá bán bình quân cho tất cả các đối tượng thu mua đạt 9.700đ/kg. Nhóm hộ quy mô vừa bình quân bán cho các đối tượng đạt 11.400 đ/kg. Nhóm hộ quy mô lớn có giá bán bình quân đạt 11.900 đ/kg. Đối với nhóm hộ không sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ chỉ bán được chè với giá bình quân đạt 4.700 đ/kg.

Giá trị sản xuất GO đạt được giữa các nhóm có sự khác nhau do có khác nhau về giá bán và năng suất chè. Đối với hộ quy mô nhỏ đạt giá trị sản xuất là 26,810 triệu đồng. Hộ quy mô vừa đạt 32.376 triệu đồng. Hộ quy mô lớn đạt giá trị sản xuất chè trên 1ha là 35,105 triệu đồng. Bình quân nhóm hộ sản xuất chè theo hướng hữu cơ có giá trị sản xuất đạt 31.413 triệu đồng so với hộ không sản xuất theo hướng hữu cơ chỉ đạt 12,878 triệu đồng.

Bảng 4.26. Năng suất chè hữu cơ của hộ phân theo mật độ trồng

STT Chỉ tiêu Số hộ

trồng (hộ)

Năng suất (tấn/ha)

Khối lượng thu hái (kg/ngày)

1 Dưới 5000 cây/ha 47 2,56 16,5

2 Từ 5000 – 10000 cây/ha 10 3,49 19 3 Từ 10000 – 15000 cây/ha 3 4,78 22

4 Trên 15000 cây/ha 0 0 0

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Như vậy nghiên cứu cho thấy hiện nay tại Vị Xuyên đại đa số hộ dân trồng chè ở mật độ dưới 5000 cây/ha. Năng suất đạt được tại mật độ trồng này là 2,56 tấn/ha. Do mật độ trồng thưa nên khối lượng thu hái trong 1 ngày công của người dân còn thấp. Với việc để cây chè mọc tự nhiên, không đốn tỉa nên khó thu hái. Chính vì vậy thu hái bình quân chỉ đạt từ 10-12kg chè búp tươi/ngày, với giá trung bình là 12.000đ/kg, trừ chi phí vận chuyển thì người dân chỉ thu được từ 110- 130 nghìn đồng/người/ngày.

Bảng 4.27. Kết quả sản xuất 1ha chè của hộ trên địa bàn huyện Vị Xuyên

Đơn vị tính: 1000đ

Chỉ tiêu

Nhóm hộ SX hữu cơ Bình quân

hữu cơ Chè thường

QMN QMV QML

Giá bán (P) 9,70 11,40 11,90 11,10 4,70

Tổng GTSX (GO) 26.481,00 32.376,00 35.105,00 31.413,00 12.878,00

Chi phí trung gian (IC) 650,00 850,00 1000,00 825,00 1730,00

Giá trị gia tăng (VA) 25.831,00 31.526,00 34.105,00 30.588,00 11.148,00

Khấu hao TSCĐ 189,50 219,75 258,50 218,65 331,00

Chi phí thuê lao động 350,00 450,00 600,00 450,00 650,00

Thu nhập hỗn hợp MI 25.291,50 30.856,25 33.246,50 29.919,35 10.167,00 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017)

Chi phí trung gian của các nhóm hộ có sự khác nhau do có sự đầu tư đầu vào khác nhau. Đối với nhóm hộ sản xuất chè theo hướng hữu có có bình quân IC đạt 0,825 triệu đồng còn với nhóm hộ không sản xuất chè theo hướng hữu cơ có IC đạt 1,73 triệu đồng. Sau khi trừ đi IC, khấu hao TSCĐ và chi phí công lao động của người lao động được hộ thuê thì MI của hộ trồng chè theo hướng hữu cơ đạt 29,919 triệu đồng còn hộ không sản xuất theo hướng hữu cơ có MI đạt 10,167 triệu đồng.

Hiệu quả sản xuất chè được tính trên 1 đơn vị diện tích giữa các nhóm hộ đem lại sự so sánh công bằng về mức đầu tư khác nhau trên cùng 1 đơn vị diện tích.

Bảng 4.28. Hiệu quả sản xuất 1ha chè hữu cơ của hộ trong năm 2016 ĐVT: lần ĐVT: lần

Chỉ tiêu QMN QMV QML Bình quân

GO/IC 40,74 38,09 35,11 38,08

VA/IC 39,74 37,09 34,11 37,08

MI/IC 38,91 36,30 33,25 36,27

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Đối với nhóm hộ sản xuất chè hữu cơ cho thấy hộ quy mô nhỏ có MI/IC cao nhất do hộ này tối ưu đầu vào đem lại năng suất cao và chi phí thấp hơn so với hộ quy mô lớn vì vậy MI/IC của hộ này đạt 38,91 lần cho thấy với hộ này bỏ ra 1 đồng IC sẽ thu lại được 38,91 đồng MI của hộ. Nhóm hộ quy mô lớn có MI/IC đạt 33,25 lần cho thấy khi bỏ ra 1 đồng IC thì hộ này sẽ thu lại được 33,25 đồng MI. Bình quân cho các nhóm hộ sản xuất chè hữu cơ có MI/IC đạt 36,27 cho thấy cứ bỏ ra 1 đồng IC thì các hộ sản xuất chè hữu cơ sẽ thu lại được 36,27 đồng MI.

Bảng 4.29. So sánh hiệu quả sản xuất 1ha giữa chè hữu cơ và chè thường trong năm 2016

ĐVT: lần

STT Chỉ tiêu Hộ SX chè hữu cơ Hộ SX chè thường

1 GO/IC 38,08 7,44

2 VA/IC 37,08 6,44

3 MI/IC 36,27 5,88

Việc so sánh hiệu quả sản xuất chè hữu cơ và chè thường cho thấy được ưu điểm và lợi ích khi sản xuất chè hữu cơ. Nghiên cứu cho thấy với 1ha chè, hộ sản xuất chè hữu cơ có GO/IC đạt 38,08 lần cho thấy cứ bỏ ra 1 đồng IC thì hộ này thu lại được 38,08 đồng GO, chỉ tiêu MI/IC của nhóm hộ này đạt 36,27 cao hơn so với nhóm hộ không sản xuất theo hữu cơ chỉ đạt MI/IC là 5,88. Như vậy sản xuất chè theo phương pháp hữu cơ có hiệu quả hơn sản xuất không theo phương pháp hữu cơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)