Kinh nghiệm thực tiễn phát triển sản xuất chè hữu cơ ở một số địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 35 - 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè hữu cơ

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển sản xuất chè hữu cơ ở một số địa

phương trong nước

2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè hữu cơ ở TP. Thái Nguyên

CIDSE, thực hiện mô hình nghiên cứu tại xã Minh Lập - Đồng Hỷ với mô hình quy mô 1ha, sản xuât chè theo hướng chè hữu cơ, đã được tổ chức ATC của Thái Lan câp giấy chứng nhận chè hữu cơ. Sản xuất chè đi theo hướng không sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học. Năng suất chè giảm khoảng 40 - 50 % chủ yếu do bọ xít, muỗi hại nặng. Tiêu thụ sản phẩm bước đầu do Hanoi Oganic đảm nhiệm nhưng không ổn định. Hiện nay, việc mở rộng mô hình này gặp rất nhiều khó khăn.

Trung tâm Tài nguyên môi trường miền núi, Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên cùng với trường đại học IGCI Newtheland phối hợp với Bộ NN và PTNT, Tổng Công ty chè Việt Nam đã tiến hành chương trình nghiên cứu "Hệ thống sản xuất chè hữu cơ ở tỉnh Thái Nguyên, miền Bắc Việt Nam" (2001 - 2003) nhằm giải quyết một số vấn đề chính giúp Bộ NN và PTNT có cơ sở để phát triển hệ thống sản xuất nông sản hữu cơ, giúp cho người dân vùng chè Tân Cương và Sông Cầu có đủ năng lực tự sản xuất chè hữu cơ và các nông sản đáp ứng thị trường nông sản khác (Tạ Thị Thanh Huyền, 2012).

Tại Tức Tranh, Hội làm vườn Việt Nam xây dựng mô hình sản xuất chè hữu cơ nhưng do thiếu các biện pháp quản lý tổng hợp nương chè nên chè bị sâu bệnh nhiều, năng suất giảm, chất lượng không cao đồng thời gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Do đó không phát triển mở rộng được.

2.2.2.2. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè ở Phú Thọ

Phú thọ là tỉnh có năng suất và sản lượng chè tươi nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu của cả nước. Cây chè thực sự trở thành cây xóa đói giảm nghèo, cây làm giàu cho các hộ nông dân ở các xã miền núi của tỉnh.

Năm 2011, tỉnh Phú Thọ có trên 15.600 ha chè, trong đó có 14.700 ha cho sản phẩm, với năng suất bình quân 81 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 117,6 ngàn tấn. So với tình hình chung của cả nước, cây chè Phú Thọ chiếm vị trí khá quan trọng và đạt chất lượng khá hơn. Diện tích chè của tỉnh chiếm 12 % diện tích chè của cả nước, năng suất bình quân cao hơn năng suất bình quân chung của cả nước (hơn 8 tấn/ha). Sản lượng búp tươi chiếm hơn 13 % tổng sản lượng chè của cả nước. Cùng với thành tích trong lĩnh vực nông nghiệp, Phú Thọ cũng là tỉnh có ngành công nghiệp chế biến và thu hút đầu tư nước ngoài vào chè khá. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có hơn 70 cơ sở chế biến chè. Tại tỉnh Phú Thọ, được tổ chức CIDSE (Tổ chức Hợp tác Quốc tế về Phát triển và Đoàn kết) phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh tiến hành chương trình phát triển bền vững sản xuất các

vùng chè an toàn (V011). Phát triển sản xuất chè ở Phú Thọ thành công, với quy mô vùng chè ở 38 xã/ 6 huyện bắt đầu từ năm 2003. Các mô hình được nghiên cứu kỹ tập chung vào huyện Thanh Ba, nhằm nâng cao sự hiểu biết về khoa học kỹ thuật cho người nông dân, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, kéo dài thời gian kinh doanh trên cây chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ vướng mắc nhất của người sản xuất là thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật, đầu tư thâm canh không cân đối, quá lạm dụng vào chất hoá học, chưa có ý thức nhìn nhận về nền canh tác bền vững, lâu dài dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh dưỡng, tăng độ bạc màu và trai cứng đồng thời dư thừa lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng tới chất lượng chè khô xuất khẩu. Với mục tiêu ưu tiên những hộ nông dân nghèo có diện tích canh tác nằm trong vùng sản xuất chè tập trung của địa phương, hỗ trợ và huấn luyện cho họ nắm được khoa học, kỹ thuật để thay đổi tập quán sản xuất về lâu dài tạo thành vùng chè IPM (Quản lý dịch hại tổng hợp) có năng suất, chất lượng cao (Ngô Vĩnh Hưng, 2013).

2.2.2.3. Kinh nghiệm phát triển sản xuất chè tại tỉnh Lai Châu

Đến năm 2015 toàn tỉnh có khoảng 3.050 ha chè, sản lượng chè búp tươi đạt 18.350 tấn /năm. Diện tích chè tập trung khoảng 2.160 ha (70 %), sản lượng đạt 16.512 tấn/năm, chiếm 90 % sản lượng chè của tỉnh, trong đó: Tam Đường 800 ha (ở các xã Bản Bo, Bản Giang, Hồ Thầu, Thèn Sin), Tân Uyên 920 ha (Phúc Khoa, Thị trấn, Thân Thuộc, Trung Đồng), thị xã Lai Châu 440 ha (ở các phường Tân Phong, Quyết Thắng, xã San Thàng); còn lại là 890 ha chè phân tán (chiếm 30 % về diện tích, 10 % về sản lượng ở các xã khác của thị xã, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ (UBND tỉnh Lai Châu, 2015).

Về tổ chức sản xuất: Hiện có 3 loại hình tổ chức sản xuất:

- Doanh nghiệp tổ chức quản lý: Công ty Cổ phẩn trà Than Uyên trực tiếp quản lý 560 ha.

- Các hộ gia đình trực tiếp quản lý: 2.490 ha, trong đó: huyện Tân Uyên 650 ha; thị xã Lai Châu 558 ha; huyên Tam Đường 1.180 ha; huyện Than Uyên 52 ha; huyện Sìn Hồ, Phong Thổ 50 ha.

- Liên doanh liên kết: Một số doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến chè đã tiến hành ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phăm với các hộ gia đình trong vùng nguyên liệu nhưng diện tích chưa nhiều, nội dung lien kết chưa chặt chẽ, còn lỏng lẻo.

Giống chè chủ yếu là chè Shan được trồng bằng hạt, chiếm khoảng 85 % diện tích; một số giống chè khác như: Trung du, PH6, PH7 chiếm khoảng 5 % diện tích; còn lại là một số giống chè nhập nội giâm cành như: Kim Tuyên, Bát Tiên, Phúc Vân Tiên, chiếm 10 % diện tích (UBND tỉnh Lai Châu, 2015).

Đến năm 2015 trên địa bàn toàn tỉnh có 4 Công ty chè, 1 doanh nghiệp tư nhân, 1 hợp tác xã và 132 cơ sở chế biến chè mi ni của các hộ gia đình tham gia sản xuất, chế biến và kinh doanh chè; tổng công suất thiết kế khoảng 167,6 tấn nguyên liệu chè búp tươi trên ngày, cụ thể như sau:

- Công ty Cổ phần chè Than Uyên với tổng công suất 80 tấn chè búp tươi/ngày.

- Công ty Cổ phần đầu tư phát triển chè Tam Đường với tổng công suất 15 tấn chè búp tươi/ngày.

- Công ty TNHH chè Tam Đường với tổng công suất 17 tấn chè búp tươi/ngày.

- Công ty TNHH chè Shan Trúc Thanh với tổng công suất chế biến 5 tấn chè búp tươi/ngày.

- Hợp tác xã Thành Gia với tổng công suất 15 tấn chè búp tươi/ngày. - 132 máy chè mi ni của các hộ gia đình chế biến công suất khoảng 20,6 tấn/ngày.

Tuy nhiên, thiết bị chế biến của các tổ chức và cơ sỏ trên còn lạc hậu, chưa đảm bảo vệ sinh công nghiệp; nguyên liệu chè búp tươi mới chỉ đạt khoảng 45 % công suất máy, khi chè được giá các cơ sở chế biến thường xuyên khan hiếm nguyên liệu dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, không tuân thủ về tiêu chuẩn kỹ thuất búp hái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của vườn chè; khi chè hạ giá thì các cơ sở ép cấp, ép giá đã làm ảnh hưởn lớn đến đời sống của người trồng chè. Trong 5 năm qua (từ 2010 – 2015), tổng sản lượng chè được tiêu thụ đạt trung bình 3.700 tấn chè khô/năm, sản phẩm chè chế biến chủ yếu là chè thô, chè đóng gói được tiêu thụ nội địa hoặc được xuất ủy thác qua các Công ty xuất khẩu vào các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Pakistan nhưng giá bán bình quân thấp (UBND tỉnh Lai Châu, 2015).

2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển sản xuất chè hữu cơ ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

Một là, rà soát chi tiết diện tích, năng suất, sản lượng, các thuận lợi, khó khăn… để làm cơ sở xác định đầu tư, quy hoạch, cải tạo, trồng mới và trồng dặm, hình thành các vùng chuyên canh cây chè...

Hai là, xác định được tầm quan trọng của cây chè và sản xuất chè hữu cơ trong đời sống của người dân và cộng đồng, trong những năm tới tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè hữu cơ trên địa bàn.

Ba là, giải pháp về vốn đầu tư thâm canh cải tạo và chế biến: vay vốn theo các nguồn vay của ngân hàng chính sách huyện cho hộ nghèo, vốn ưu đãi phát triển sản xuất chè hàng hóa, tranh thủ nguồn khuyến công, nguồn vốn từ Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa (CPRP) tỉnh Hà Giang, đầu tư tại chỗ khuyến khích các hộ để xây dựng các xưởng chè chế biến mini tại các thôn bản xa nơi trung tâm để nâng cao chất lượng sản phẩm chè.

Bốn là, tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước và nội lực trong dân để đầu tư có hiệu quả vào việc phát triển chè tại địa phương.

Năm là, tạo điều kiện liên kết tốt vững chắc giữa 4 nhà; phân vùng sản xuất chè; quan tâm doanh nghiệp, HTX hiện có tại địa phương. Yêu cầu doanh nghiệp phải quy hoạch, xây dựng vùng nguyên liệu, hợp đồng, đầu tư, hướng dẫn kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm trực tiếp cho người dân.

Sáu là, tăng cường công tác quản lý và chỉ đạo thực hiện theo quy hoạch phát triển cây chè, không để tình trạng phát triển tự phát làm giảm chất lượng ảnh hưởng đến thương hiệu chè...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 35 - 40)