Năng suất của vườn chè hữu cơ theo giống của các hộ dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 90 - 94)

ĐVT: tấn/ha TT Giống chè QMN QMV QML 1 Chè shan lá to 2,85 2,89 2,95 2 Chè shan lá nhỏ 2,54 2,68 2,84 3 Chè Trung du 3,25 3,37 3,56 4 Chè khác 2,27 2,43 2,47

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra (2017) Nghiên cứu cho thấy hiện nay giống chè Trung du là loại có năng suất đạt cao nhất tại các quy mô. Hộ quy mô nhỏ năng suất chè trung du đạt 3,25 tấn/ha. Hộ quy mô lớn có năng suất chè trung du đạt 3,56 tấn/ha. Nghiên cứu cho thấy chè lá shan to có năng suất cao hơn chè lá shan nhỏ.

4.2.2. Điều kiện tự nhiên của vùng trồng chè hữu cơ

Chè Shan tuyết hữu cơ được trồng tại những vùng có địa hình cao trung bình so với mặt nước biển là trên 500m, có những nơi địa hình cao tới 2000m. Những nơi này thường có nhiều dãy núi cao bao bọc, cây chè cổ thụ mọc trên những sườn núi, đồi, các đỉnh núi cao. Về khí hậu, vùng trồng chè Shan luôn có một mùa đông lạnh, kéo dài kèm theo sương mù và giá lạnh, độ ẩm không khí lớn, nhiệt độ thấp, có thể thấp xuống đến 10oC. Mùa hè mưa nhiều, lượng mưa lớn.

Môi trường ở đây rất trong lành, đây là điều hết sức quan trọng, bởi môi trường là yếu tố tạo nên sản phẩm chè sạch, cách thức canh tác ở những vùng trồng chè Shan rất truyền thống, phần lớn là không sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật. Điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp, cây chè Shan hữu cơ phát triển tốt. vì thế có những cây chè cổ thụ với tuổi thọ hàng vài trăm năm, chiều cao cây trên 10m, đường kính cây khoảng 40 – 50cm thuộc giòng gen gốc quý là 2 loại chè Shan là Shan lá to và Shan lá nhỏ với 2 loại búp chè trắng và búp chè đỏ.

Cây chè shan có đặc điểm là tuổi chè và thời tiết quyết định chất lượng của chè. Chè được trồng ở những nơi có độ cao lớn (>1000m so với mực nước biển) cũng như tổi chè càng lớn thì cho chất lượng càng cao.

Với tập quán canh tác, thiên về ưu tiên cho an ninh nương thực. Các khu nương, ruộng trồng lúa nằm xen kẽ với nương chè. Việc phát triển phổ biến các loại thuốc trừ cỏ để canh tác lúa, màu đang tiềm ẩn nguy cơ rất lớn ảnh hưởng đến tiêu chuẩn chè hữu cơ. Tồn dư của thuốc trừ cỏ theo dòng nước trôi tới các nương chè, gây nguy cơ ôi nhiễm môi trường của vùng chè rất lớn.

4.2.3. Ảnh hưởng của vốn đầu tư

Vốn là một trong những yếu tố quyết định tới quá trình sản xuất nói chung và sản xuất chè hữu cơ nói riêng. Đối với sản xuất chè hữu cơ nếu không có đầu tư thì vẫn có sản phẩm (cứ trồng chè trên đất nhưng không chăm sóc vẫn có sản lượng nhưng rất ít). Lượng vốn đầu tư vừa ảnh hưởng tới kết quả sản xuất, vừa ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất, vốn đầu tư cho sản xuất phát triển chè hữu cơ ảnh hưởng tới kết quả sản xuất thông qua năng suất, ảnh hưởng tới hiệu quả vì khi đó vốn đầu tư là chi phí sản xuất chè hữu cơ. Không có đầu tư năng suất sẽ thấp hoặc không có năng suất, mức độ đầu tư càng tăng thì năng suất sẽ tăng, lựa chọn mức đầu tư như thế nào phụ thuộc vào điều kiện của từng nhóm hộ. Mức độ đầu tư ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả, tuy nhiên lượng vốn đầu tư là bao nhiêu để mang lại hiệu quả cao cần được tính toán một cách kỹ lưỡng. Hiệu quả kinh tế của từ nhóm hộ là sự thể hiện chính xác nhất cho vốn đầu tư cho sản xuất của các nhóm hộ.

Vị Xuyên có kinh tế khá phát triển do nằm trên trục đường QL2. Tuy nhiên người dân ở những vùng này còn nghèo, đời sống còn nhiều khó khăn, để có thể bảo vệ và phát triển được hệ thống rừng phòng hộ thì một yêu cầu đặt ra là người dân phải có được thu nhập ổn định từ chính những cánh rừng. Chè Shan là cây trồng có bộ khung tán phát triển mạnh, lá xanh quanh năm nên khả năng che phủ tương đối tốt. Trồng chè Shan hữu cơ theo phương pháp trồng rừng là một giải pháp vừa đảm bảo được tác dụng che phủ của rừng đồng thời tạo thu nhập thường xuyên cho người nông dân.

Phần lớn những đồi chè Shan tuyết lâu năm chủ yếu tự mọc hoang dại hoặc trong các rừng già, ít được chăm sóc, cây sinh trưởng và phát triển phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên. Tuy chất lượng tốt nhưng năng suất lại không

cao. Một số năm trở lại đây, chính quyền các cấp cũng như người dân đã nhận thấy cây chè là cây mang lại thu nhập, có giá trị cao về mặt kinh tế nên đã có hướng đầu tư phát triển cây chè. Đặc biệt, từ năm 2010, các tỉnh miền núi phía bắc nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã xác định cây chè là cây mũi nhọn trong xóa đói giảm nghèo của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Vì thế mà đã có nhiều chính sách hỗ trợ đồng bào phát triển cây chè, chú trọng công tác khuyến nông, khuyến lâm. Từ đó đã có tác động tích đến đồng bào dân tộc thiểu số, những vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn chưa có điều kiện đầu tư cho cây chè Shan hữu cơ.

Chè hữu cơ Vị Xuyên được xuất khẩu và đưa tới Hà Nội và các tỉnh tất cả cơ bản phụ thuộc vào Công ty TNHH Hùng Cường. Năm 2016, do Công ty TNHH Hùng Cường gặp khó khăn về tài chính khi không thành công ở những lĩnh vực kinh doanh ngoài chè đã làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ. Vì thế, chè Vị Xuyên có đến gần 80% được tiêu thụ nội địa. Việc công ty TNHH Hùng Cường nợ đọng lại tiền mua chè nguyên liệu của người dân cũng đã làm tăng tỉ lệ phá vỡ hợp đồng liên kết, gây nguy cơ sản xuất thiếu bền vững.

Hiện nay, với nhu cầu của thị trường, vốn đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển hệ thống dây chuyền hiện đại và phát triển thị trường. 4.2.4. Ảnh hưởng của nhân tố lao động

Trình độ văn hóa và phong tục tập quán của người dân bản địa đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình duy trì và phát huy các tinh hoa truyền thống nói chung và quá trình phát triển sản xuất chè Shan hữu cơ nói riêng. Đa phần dân cư ở đây sống rải rác, không tập trung, trình độ dân trí còn hạn chế, các hộ dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số.

Cây chè Shan tại Vị Xuyên đã có từ lâu đời, chủ yếu do người dân tộc Dao trồng trên rừng và nương đồi gần nhà. Chè Shan hữu cơ còn được coi như một loài cây rừng nên quá trình chăm sóc thường không bón phân, chỉ khai thác tự nhiên, chủ yếu là phát cỏ xung quanh gốc và tán chè. Chính vì vậy chè sinh trưởng chậm, thường 3 năm hoặc hơn 3 năm mới cho thu hoạch. Kỹ thuật đốn chè được thực hiện khá đơn giản, cây chè được đốn khống chế ở độ cao 2,5 – 3,5 m. Khai thác sản phẩm chè Shan hữu cơ thường gắn liền với tập tục của đồng bào các dân tộc vùng cao. Đặc điểm của kiểu canh tác này gần như là khai thác

tự nhiên, không có đầu tư thâm canh. Những cây chè được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trước đây không có tập quán gieo trồng mà chủ yếu là cây chè mọc tự nhiện trên lô đất của ai thì thuộc về tài sản của người đó. Sản phẩm chè được chế biến theo kiểu lên men bán phần (chè vàng), có nhiều nơi hiện nay còn lưu lại tên gọi là chè “hun khói”, chè “lam” chưa có thị trường tiêu thụ rõ rệt và thường hay bán cho thương nhân Trung Quốc.

Với những tập quán canh tác và chế biến chè như vậy nên năng suất chè thấp, chất lượng chè búp chưa cao, số đợt hái trên năm không đồng đều, sản lượng mỗi lần hái tùy thuộc vào thời tiết. Người dân chưa nắm được kỹ thuật thâm canh cây chè nên chè sinh trưởng phát triển chậm (đặc biệt chè chồng mới bằng hạt), nhiều cây chè sức sinh trưởng kém không được chăm sóc, bón phân đã bị chết dẫn đến diện tích chè mất khoảng nhiều, mật độ cây chè thấp, việc đốn tỉa không đúng kỹ thuật là nguyên nhân quan trọng dẫn đến sản lượng búp giảm. Bên cạnh đó việc rừng chè ở xa khu vực sinh sống nên trong quá trình thu hái búp gặp nhiều khó khăn, búp chè hái song không được đem chế biến ngay, thường sơ chế nên chất lượng và giá cả thấp. Ngoài ra việc canh tác và chế biến chè vẫn coi là nghề phụ bên cạnh việc canh tác lúa ngô nên sản xuất chè chưa thực sự được phát triển.

Vùng trồng chè Shan hữu cơ là những vùng núi cao, còn gặp nhiều khó khăn. Là nơi cư trú của đồng bào các dân tộc thiểu số như Dao, Mông,… trình độ về kỹ thuật thấp nên về việc chăm sóc cây chè Shan mang tính truyền thống. Ở đây bà con chỉ phát cỏ khoảng 2 đến 3 lần/năm và đốn 1 lần. Do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên bà con chưa quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình chăm sóc, thu hái, sơ chế ban đầu làm ảnh hưởng đến chất lượng chè. Nhà xưởng chế biến chưa có điều kiện để đầu tư nên hầu hết các hộ dân đều bán chè tươi với giá thấp. Đa phần đời số còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế nên vị thế của cây chè Shan trong tổng thu nhập của các hộ bị ảnh hưởng.

Người dân trồng chè shan hữu cơ có thói quen không đốn đau chè. Họ để cây chè phát triển tự nhiên và cây chè thường rất cao, có những cây chè cổ thụ cao trên 20m. Hàng năm, vào vụ chè xuân, do có chất lượng đặc biệt ở vụ này nên người dân thường chặt cành để tận thu, đây cũng là 1 lần đốn tỉa nhưng nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới lứa chè tiếp theo. Chính vì vậy, chè ở đây chỉ được thu hái từ 3-4 lứa/năm.

Trong những năm gần đây kỹ thuật canh tác chè tiên tiến đã được áp dụng phổ biến và rộng rãi trên địa bàn huyện. Tuy nhiên áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất chè búp tươi còn hạn chế, phần lớn diện tích chè còn làm đất thủ công.

Khi được tập huấn kỹ thuật, các hộ trồng chè nắm được những kiến thức trồng chè nên có các biện pháp chăm sóc tốt hơn, biết tạo tán chăm sóc theo từng đợt thu hái, đầu tư trồng mới. Kỹ thuật sản xuất chè ảnh hưởng rất lớn đến năng suất chè hữu cơ, đầu tư công chăm sóc thì mới đem lại năng suất cao và ngược lại nếu không quan tâm chú ý chăm sóc cây chè đem lại năng suất thấp dẫn tới sản lượng thấp và thu nhập đem lại cho hộ thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện vị xuyên, tỉnh hà giang (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)