Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất chè hữu cơ
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.3. Nội dung nghiên cứu về phát triển sản xuất chè hữu cơ
2.1.3.1. Phát triển các loại hình tổ chức sản xuất chè hữu cơ và quy mô sản xuất chè hữu cơ
Việc sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện Vị Xuyên hiện nay được phân thành các loại hình chủ yếu sau:
* Hộ dân, các nhóm hộ dân tự canh tác, sau đó tự chế biến bằng máy chè mini bán sản phẩm tại thị trường trong tỉnh.
* Các hộ dân tự canh tác, sản xuất và bán sản phẩm cho các xưởng chế biến, nhà máy.
* Hình thành các tổ hợp tác, nhóm cùng sở thích để phát triển sản xuất chè theo cùng quy trình, nhưng sở hữu vẫn thuộc các hộ đơn lẻ.
* HTX thu gom, chế biến và đưa ra thị trường.
* Nhà máy chè tổ chức thành các nhóm hộ dân sản xuất, xây dựng hệ thống thu gom và kiểm soát nội bộ.
Hiện việc sản xuất chè hữu cơ tại huyện Vị Xuyên đã được Liên đoàn hữu cơ thế giới IFOAM chứng nhận với 25 tổ sản xuất tham gia canh tác trên 1489,9 ha chè tại các xã Cao Bồ, Quảng Ngần, Lao Chải, Xín Chải, Thanh Đức, Thanh Thủy... tiềm năng mở rộng vùng chè được chứng nhận hữu cơ là rất lớn bởi các xã Thượng Sơn, Tùng Bá, Phương Tiến, Phong Quang cũng có... cũng có các điều kiện tương đồng.
Việc mở rộng quy mô sản xuất chè hữu cơ sẽ được nghiên cứu dưới các hình thức:
- Củng cố lại việc tổ chức sản xuất từ các nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tiến hành trồng dặm để bảo đảm mật độ, nâng cao năng suất/1 đơn vị diện tích. Tập huấn nhắc lại cho người dân từ khâu chăm sóc, thu hái, bảo quản.
- Tận dụng các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư nhà xưởng, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, phát triển thị trường từ đó sẽ thúc đẩy sản xuất chè hữu cơ, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
2.1.3.2. Vốn cho phát triển chè hữu cơ ở Vị Xuyên
Với nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm canh tác chè. Trung ương và tỉnh có nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển cây chè như Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết 47/2012/NQ- HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp; Nghị quyết 209/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Giang về một số chính sách khuyến khích phát triển hàng hóa nông nghiệp. Chương trình giảm nghèo dựa trên phát triển hàng hóa tỉnh Hà Giang. Sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, hệ thống ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng chính sách xã hội và ngân hàng nông nghiệp & PTNT đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu về nguồn vốn phát triển sản xuất chè.
2.1.3.3. Phát triển các dịch vụ cung ứng kỹ thuật phát triển sản xuất chè hữu cơ Trong những năm gần đây, kỹ thuật canh tác chè tiên tiến đã được phổ biến và áp dụng khá rộng rãi. Tuy nhiên, việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất
chè của các vùng chè còn rất hạn chế. Một số nơi áp dụng đốn chè bằng máy kết hợp ép xanh, tủ gốc, tưới chè đã làm tăng hiệu quả sản xuất, nhất là sản xuất chè xanh. Sử dụng máy hái chè đã có tác dụng dãn lứa hái chè, làm tăng năng suất chè khoảng 10 lần và thuận lợi cho việc cách ly thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất chè hữu cơ.
Về kỹ thuật, hầu hết người dân đều nhận thức được kỹ thuật thu hái có ảnh hưởng tới chất lượng chế biến chè thành phẩm, tuy nhiên trên thực tế chỉ những hộ sản xuất ít, những hộ ý thức được sản xuất chè chất lượng cao, chè đặc sản mới thực hiện đúng cách thức thu hái.
2.1.3.4. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, khuyến cáo người dân thực hiện đúng quy trình kỹ thuật. Đồng thời không ngừng ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản chè theo hướng sản xuất chè hữu cơ. Phát triển hệ thống thông tin thị trường chè hữu cơ từ huyện đến xã, cung cấp các thông tin về thị trường, giá cả, nhu cầu và tiêu thụ chè. Về thị trường giữ vững và phát triển thị trường hiện có, thâm nhập và mở rộng thị trường mới. Đa dạng hóa kênh tiêu thụ và thành phần tiêu thụ, khuyến khích người bán lẻ, bán buôn và các đại lý tiêu thụ ở huyện.
Với tiềm năng lợi thế của huyện Vị Xuyên, thị trường là khâu thiết yếu để thúc đẩy phát triển, mở rộng sản xuất nâng cao thu nhập cho người trồng chè. 2.1.3.5. Kết quả, hiệu quả của phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn huyện
Như trong khái niệm phát triển sản xuất, mục đích cuối cùng là tạo ra được sản phẩm chè hữu cơ có kết quả và hiệu quả sản xuất. Kết quả sản xuất đó là sự tăng lên về quy mô diện tích, khối lượng sản phẩm và tổng giá trị sản xuất. Đa số các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân đều nhằm mục đích thu lợi nhuận, kiếm thêm thu nhập. Người dân trồng chè hữu cơ cũng nhằm mục đích đó, họ vừa tận dụng được diện tích canh tác vừa muốn có thêm một nguồn thu nhập. Kết quả của quá trình sản xuất chính là khoản thu nhập mà họ kiếm được khi tham gia sản xuất. Nếu cây chè đem lại thu nhập cho hộ nông dân cao hơn các loại cây trồng khác thì hộ nông dân sẽ tiếp tục đầu tư vào sản xuất cây chè. Việc đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất góp phần giúp cho người dân yên tâm vào phát triển cây trồng của mình, và có hướng đi phù hợp.