Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất chè hữu cơ trên địa bàn
4.2.5. Thị trường tiêu thụ
Chè Shan tuyết hữu cơ là một loại hàng hóa, vì vậy cũng giống như các loại hàng hóa khác, thị trường tiêu thụ là vấn đề quyết định đến sự tồn tại và phát triển của sản phẩm. Chè Shan hữu cơ là mặt hàng có nhiều ưu điểm tuyệt vời mà ai biết đến đều thừa nhận. Nhưng để có được chỗ đứng trên thị trường thì không phải là chuyện dễ dàng trong môi trường hội nhập kinh tế thế giới hiện nay. Vấn đề đặt ra là phải có những cơ chế, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và tạo uy tín cho khách hàng thì các sản phẩm từ chè nói chung và chè Shan tuyết nói riêng mới có thể đứng vững trên thị trường.
Sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ Vị Xuyên chủ yếu được tiêu thụ tại thị trường trong huyện và nội tỉnh qua kênh bán lẻ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến người tiêu dùng chưa biết đến chè hữu cơ, trong đó có chè Shan tuyết hữu cơ Vị Xuyên, một nguyên nhân chính là do chưa chú trọng cải tiến thiết bị chế biến nên sản phẩm chè, chưa có hương vị độc đáo, hấp dẫn người tiêu dùng, đồng thời bao bì sản phẩm của chè hữu cơ còn đơn giản, chưa đẹp, chưa tiện lợi cho người sử dụng và không mang nét đặc trưng riêng. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng và giá trị kinh tế của sản phẩm chè hữu cơ, các cở sở chế biến và các đơn vị kinh doanh chè trong huyện cần chú trọng vào các vấn đề chính đó là hương vị, bao bì sản phẩm và đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu, tiếp thị sản phẩm trên thị trường.
Hiện nay với hai sản phẩm chủ yếu là chè xanh và chè vàng, giá của hai loại sản phẩm này còn thấp so với các vùng chè khác. Giá chè xanh ở các xưởng mini và cơ sở chế biến của người dân từ 55.000 đồng/kg đến 80.000 đồng/kg và chè vàng từ 40-50 nghìn đồng/kg. Trong khi đó giá chè xanh ở các hợp tác xã chế biến
và cơ sở chế biến lớn có giá từ 70.000 đồng/kg đến 110.000 đồng/kg chè vàng có giá từ 50-60 nghìn đồng/kg, giá chè ở các hợp tác xã cao hơn hẳn so với giá chè của người dân là do thị trường đầu ra các sản phẩm chè rộng hơn, chè vàng được xuất khẩu sang Trung Quốc, chè xanh được bán cho thị trường các tỉnh lân cận, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, trong khi đó các cơ sở chế biến nhỏ lẻ của người dân chủ yếu bán tại thị trường trong huyện, trong tỉnh và khách quen, bán lại cho các hợp tác xã chế biến để đấu và phân loại chất lượng sau đó đem bán, chủ yếu sản phẩm chè vàng được người dân sơ chế và chế biến sau đó bán cho các hợp tác xã với giá thấp.
Để có sản phẩm xuất khẩu có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và thế giới, ngoài việc tăng cường quảng bá sản phẩm, các cơ sở chế biến chè cần chủ động tiết kiệm chi phí đầu vào, cắt giảm những khâu trung gian và giảm chi phí giao dịch xuống mức thấp nhất. Cần tiếp tục đầu tư công nghệ và các yếu tố cần thiết để nâng cao chất lượng các sản phẩm chè, đồng thời tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến đông đảo người tiêu dùng trong nước và quốc tế, nâng cao giá trị kinh tế của cây chè và các sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ. Người dân cũng cần phải chủ động bảo vệ thương hiệu cho sản phẩm của mình. Để giữ được bạn hàng, yếu tố quan trọng là duy trì chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến mẫu mã đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp chè cũng áp dụng chính sách khuyến khích các hộ thu hái phân loại chè A, B nhằm bảo đảm giá thu mua công bằng, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm sau chế biến. Có như vậy, sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ mới thực sự đứng vững trên thị trường trong, ngoài nước và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Đặc thù là một huyện biên giới, có trên 33 km đường biên với Trung Quốc, với cửa khẩu Quốc tế Thanh Thủy và hệ thống cửa khẩu tiểu ngạch, đường mòn, lối mở. Với vùng chè shan cổ thụ nổi tiếng nên hàng năm, vụ chè xuân có chất lượng thơm ngon vượt trội. Vì vậy, hàng năm vào dịp thu hoạch chè xuân, thương lái Trung Quốc thường ồ ạt thu mua chè shan vùng núi cao của huyện Vị Xuyên. Họ sẵn sàng nâng giá lên 2,3 thậm chí là 4 lần để tận thu lứa chè này. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nguyên liệu đầu vào, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp địa phương. Họ vừa thiếu nguyên liệu sản xuất, vừa không có nguyên liệu để đấu trộn (các cơ sở phải dành lứa chè xuân để đấu trộn với các vụ chè sau).
trạng các hộ thu gom trộn lẫn chè thường để trục lợi, các doanh nghiệp thiếu nguyên liệu, để đáp ứng các hợp đồng ký kết đã đấu trộn chè thường để sản xuất, gây ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng nghiêm trọng.
Ngoài việc mua chè búp tươi, thương lái Trung Quốc còn thu mua các cây chè cổ thụ với giá cao 10-30 triệu đồng/cây tùy theo độ tuổi. Điều nay gây phương hại nghiêm trọng tới thương hiệu chè shan cổ thụ của huyện Vị Xuyên. 4.2.6. Ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
Với đặc thù trồng tại các đồi núi cao, việc chăm sóc và thu hái không thuận lợi, tại vùng trồng chè nhiều nơi chưa có điện lưới, đường giao thông hết sức khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa, nhiều vùng chè còn không có đường đi xe máy. Vì vậy, việc vận chuyển sản phẩm sau khi thu hái tới các cơ sở chế biến rất tốn thời gian, chè được thu hái từ buổi sáng nhưng đến chiều tối mới vận chuyển được đến các xưởng sản xuất ở trung tâm. Chính điều đấy đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng và giá thành của sản phẩm. Giá chè hữu cơ bình quân bán cho các cơ sở chế biến có giá trung bình khoàng 12.000 đ/kg. Tuy nhiên, nếu chè hữu cơ bị héo, úa, táp lá thì giá thành chỉ còn khoảng 5000 - 6000 đ/kg. Chè bị héo, úa, táp lá thì các xưởng chỉ mua là chè vàng (chè phơi nắng), không làm được các sản phẩm chè xanh, chè đen.
4.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHÈ HỮU CƠ TẠI HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020 HUYỆN VỊ XUYÊN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020
Bảng 4.35. Các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong sản xuất chè hữu cơ của các hộ dân huyện Vị Xuyên
S: Strengths (Điểm mạnh)
- Nhân dân nhận thức được sự cần thiết của việc cải thiện chất lượng, nâng cao chất lượng, sản lượng của sản phẩm chè hữu cơ
- Diện tích đất lớn
- Kinh nghiệm sản suất bản địa phong phú
W: Weakneeses (Điểm yếu)
- Kỹ thuật canh tác cây chè hữu cơ còn hạn chế
- Công việc vẫn chuyển sản phẩm chè Shan từ nơi sản xuất (trên đồi núi) đến nơi tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn. - Chất lượng lao động thấp, sản xuất chủ yếu dùng sức người
O: Opportunities (Cơ hội)
- Thị trường chè sôi động, có tiềm năng lớn
- Người dân có thiện chí đầu tư vào cây chè
- Việt Nam gia nhập WTO - Nguồn nhân lực dồi dào
- Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội thích hợp cho phát triển chè hữu cơ
T: Threats (Thách thức) - Thị trường chè không ổn định
- Chất lượng nguyên liệu không đồng đều - Sự cạnh tranh của các công ty chè trong nước
- Nương chè bị sâu bọ phá hoại nhiều - Hệ thống hạ tầng điện đường, viễn thông còn hạn chế, khó khăn trong việc trong thương nghe nhìn
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Bảng 4.36 Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong sản
xuất chè hữu cơ
Chiến lược S- O - Đa dạng hóa sản phẩm
- Tăng cường công tác thị trường, marketing
- Khai thác tiềm lực về tài nguyên và con người
Chiến lược W- O - Sản xuất tập trung
- Áp dụng khoa học kỹ thuật, tiêu chuẩn trong sản xuất chè Shan tuyết
- Tận dụng hỗ trợ từ chính sách
Chiến lược S- T
- Nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên - Xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao
Chiến lược S-W
- Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực - Nâng cao giá trị sản phẩm, giảm chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) Từ những cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu, xin đề xuất một số giải pháp sau:
4.3.1. Tăng cường hợp tác với cơ sở chế biến/doanh nghiệp tiêu thụ chè Liên kết được Hộ trồng chè với các cơ sở chế biến/ doanh nghiệp thông Liên kết được Hộ trồng chè với các cơ sở chế biến/ doanh nghiệp thông qua hợp đồng; cơ sở chế biến/doanh nghiệp nâng cấp công nghệ sản xuất để tạo ra sản phẩm chất lượng tốt phát triển các kênh tiêu thụ nội địa chất lượng cao và rõ nguồn gốc và các kênh phân phối xuất khẩu bền vững theo hướng hữu cơ. Hợp tác với cơ sở chế biến/doanh nghiệp chè trong và ngoài tỉnh; hỗ trợ các doanh
nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu chè hữu cơ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu; hỗ trợ cơ sở chế biến/doanh nghiệp nâng cấp nhà xưởng, máy móc sản xuất... đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài
Cần có chính sách tập trung liên kết giữa các nhà máy với vùng chè hữu cơ trên địa bàn huyện, giảm thiểu công tác trung gian là các thương lái buôn thu gom. Giảm số lượng các nhà máy chế biến nhỏ lẻ, các nhà máy không liên kết với vùng nguyên liệu, các tác nhân sản xuất không nghiêm chỉnh áp dụng theo quy trình chế biến theo tiêu chuẩn chè an toàn thì hạn chế việc sản xuất chề biến tràn lan không ảnh hưởng tới chất lượng chè hữu cơ trên địa bàn huyện.
Cần liên kết, tạo sự tin tưởng giữa hộ phát triển sản xuất chè hữu cơ với doanh nghiệp. Để nông dân được làm chủ trên diện tích đất của chính bản thân mình và có thể ký hợp đồng lâu dài với doanh nghiệp, nhà máy về việc cung cấp chè hữu cơ lâu dài cho công ty. Như vậy, người dân sẽ có trách nhiệm hơn với sản phẩm của họ làm ra, đồng thời có chất lượng, cũng như nguồn gốc xuất sứ của nguồn cung cấp chè hữu cơ.
Gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững. Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng có nêu rõ: Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người sản xuất nhằm gắn sản xuất với chề biến và tiêu thụ nông sản để phát triển sản xuất ổn định và bền vững.
Hợp đồng sau khi đã ký là cơ sở pháp lý gắn trách nhiệm và nghĩa vụ các tác nhân với nhau, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp giữa người sản xuất nguyên liệu và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chề biến và xuất khẩu theo đúng hợp đồng nhằm mục tiêu ổn định, bền vững thị trường tiêu thụ chè hữu cơ.
Ngoài ra cơ quan chức năng cần quan tâm đầu tư, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu các tiềm năng, lợi thế đầu tư, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường triển khai nhiều các hội thảo, thăm quan, khảo sát và giới thiệu đánh giá vùng nguyên liệu, đề xuất chiến lược phát triển ổn định ngành hàng của địa phương, tiếp cận trao đổi kinh nghiệp sản xuất, chế biến,
chất lượng và nhu cầu thị trường. Để giải quyết vấn đề này cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất đến công nghiệp chế biến và từng bước xây dựng thương hiệu chè. Cần thiết phải đăng ký và xây dựng được thương hiệu chè của địa phương, tham gia và Thương hiệu chè Việt.
Với các nương chè ở rất xa trung tâm, khu vực chưa có điện lưới. Việc vận chuyển xa gây héo, úa, dập nát làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cũng như giá của chè búp. Vì vậy, trước mắt triển khai các hệ thống vệ tinh để sơ chế nguyên liệu với hệ thống máy phát điện gắn với xưởng chè mini để giải quyết vấn đề này.
4.3.2. Hoàn thiện quy hoạch vùng chè Shan tuyết hữu cơ
Tại mỗi huyện/xã cần có quy họach vùng chè hữu cơ ổn định để thu hút doanh nghiệp cùng tham gia đầu tư và phát triển chuỗi giá trị chè shan chất lượng cao lâu dài và bền vững. Sở NN và PTNT cùng Phòng ban liên quan cấp huyện và UBND các xã phối hợp thực hiện nhiệm vụ này.
Xây dựng hương ước, quy ước của thôn, bản về cấm sử dụng thuốc diệt cỏ, tiếp tay cho các tư thương Trung Quốc để lũng đoạn thị trường.
Chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền vận động và xử lý, ngăn chặn kịp thời việc khai thác gỗ chè cổ thụ bán cho tư thương Trung Quốc.
4.3.3. Tạo lập, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Shan tuyết hữu cơ Vị Xuyên
Hoạt động tạo lập, quản lý và phát triển Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè shan tuyết là hoạt động cần thiết để tạo nên vùng nguyên liệu đủ lớn, đủ mạnh và được cả thế giới thừa nhận, khi sản phẩm chè shan được khai thác trong vùng chỉ dẫn địa lý, thì xuất khẩu sẽ mang lại giá trị sẽ tăng lên. Theo kinh nghiệm với sản phẩm cà phê, nước mắm Phú Quốc thì sản phẩm có chỉ dẫn địa lý sẽ xuất khẩu được giá cao hơn 10 % so với sản phẩm cùng loại tại các nước mà sản phẩm đó có đăng lý bảo hộ CDĐL. Tại tỉnh đã có sản phẩm mật ong bạc hà Hà Giang đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý từ đó giá trị của sản phẩm mật ong bạc hà Hà Giang được cả nước biết tới và bán giá cao hơn mật ong tại các tỉnh khác từ 200-300 nghìn/lít. Hoạt động này cần thuê đơn vị tư vấn có chuyên môn và kinh nghiệm đã làm về sản phẩm nông nghiệp trong đó có sản phẩm chè tại một số tỉnh ở Việt Nam và có kinh nghiệm làm về CDDL tại Hà Giang.
4.3.4. Tăng cường hỗ trợ về tổ chức sản xuất, giống, kỹ thuật
- Mở lớp tập huấn quản lý, vận hành HTX cho các thành viên chủ chốt (Tổ trưởng; tổ phó, kế toán/thủ quỹ).
- Tập huấn cho các HTX về cách xây dựng hợp đồng tiêu thụ sản phẩm chè với công ty/HTX chế biến và hộ kinh doanh.
- Tuyên truyền tới các hộ dân trong thôn về quản lý chăn thả gia súc bảo vệ khu vực trồng chè.
- Mở các lớp tập huấn kỹ thuật về trồng (trồng mới, trồng dặm), chăm sóc (cắt tỉa) thu hái, bảo quản; kỹ thuật phòng chống sâu bệnh; quy trình sản xuất chè hữu cơ, và kiến thức về thị trường, về an toàn vệ sinh thực phẩm cho các HTX đã được thành lập. Tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao về kỹ thuật canh tác hợp lý, quy trình bảo vệ và chăm sóc thích hợp với cây chè shan tuyết cho bà con dân tộc người Dao tại Vị Xuyên góp phần thay đổi căn bản tập quán canh tác chè, chuyển từ canh tác quảng canh chỉ tận thu cây chè khi có búp sang thu hái theo lứa, theo kỳ sinh trưởng. Theo tập quán canh tác lâu đời của đồng bào địa phương để cây chè phát triển tự nhiên, trồng dặm bảo đảm mật độ